Nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần nội thất hòa phát (Trang 76 - 78)

- Các khoản tương đương tiền 00,00 00,00 117.290,00 24,

3.2.1.3.Nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HÒA PHÁT.

3.2.1.3.Nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ.

Công ty cần có các biện pháp quản lý ngân quỹ hợp lý để không gây ứ đọng vốn; Không tăng rủi ro về tỷ giá (nếu dự trữ ngoại tệ) và tăng chi phí sử dụng vốn (vì tiền mặt tại quỹ không sinh lãi, tiền mặt tại tài khoản thanh toán Ngân hàng thường có lãi rất thấp so với lãi vay), nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong việc giải quyết các nhu cầu thanh toán phát sinh hàng ngày. Lượng tiền mặt dự trữ tối ưu phải thỏa mãn được 3 nhu cầu chính:

- Chi phí cho các khoản phải trả để phục vụ sản xuất - kinh doanh hàng ngày của Công ty.

- Dự phòng cho các khoản phải chi ngoài kế hoạch.

- Dự phòng cho các cơ hội phát sinh ngoài dự kiến, khi thị trường có sự thay đổi đột ngột.

Để xác định được mức tiền mặt dự trữ tối ưu, Công ty nên áp dụng mô hình Miller-Orr. Mô hình này xây dựng mức dự trữ tối đa dựa trên dòng thu và chi tiền mặt. Mô hình Miller-Orr liên quan đến cả dòng thu và dòng chi với giả định dòng tiền mặt ròng có phân phối chuẩn. Dòng tiền hàng ngày có thể dao động

trong một khoảng, tức là lượng tiền dự trữ sẽ biến thiên từ cận thấp nhất đến giới hạn cao nhất.

Khoảng dao động lượng tiền mặt dự kiến phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản: Một là, mức dao động của thu chi ngân quỹ hàng ngày lớn hay nhỏ. Sự dao động này được thể hiện ở phương sai của thu chi ngân quỹ (Phương sai của thu chi ngân quỹ là tổng các bình phương của thu chi ngân quỹ thực tế càng có xu hướng khác biệt nhiều so với thu chi bình quân).

Hai là, chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán.

Ba là, lãi suất càng cao thì các doanh nghiệp sẽ giữ lại ít tiền và do vậy khoảng dao động tiền mặt sẽ giảm xuống.

Lượng tiền mặt (đơn vị).

Giới hạn trên. Mức tiền mặt theo thiết kế Giới hạn dưới Thời gian 0

Hình 3.1 - Mô hình Miller - Orr.

Khoảng dao động tiền mặt được xác định theo công thức: d = 3(3/4 x Cb x Vb/i)1/2 ; (3.2).

Trong đó:

d: khoảng cách của giới hạn trên và giới hạn dưới của lượng tiền mặt dự trữ. Cb: Chi phí cho mỗi lần giao dịch mua bán chứng khoán.

Vb: Phương sai của thu chi ngân quỹ. i: Lãi suất.

Để có thể tính toán được các dao động (cũng như các giới hạn sử dụng trong mô hình), đòi hỏi phải dựa trên các số liệu thực tiễn về: Tình hình thu - chi

ngân quỹ; Nhu cầu tiền mặt dao dịch hàng ngày của Công ty; Lãi suất và chi phí cố định cho việc giao dịch mua bán chứng khoán. Giới hạn trên của dao động tiền mặt giúp Công ty biết được thời điểm nên chuyển bớt lượng tiền mặt dư thừa sang đầu tư các chứng khoán ngắn hạn (hay các hình thức đầu tư ngắn hạn khác). Giới hạn dưới sẽ chỉ rõ sự cần thiết phải bổ sung tiền mặt để đảm bảo an toàn cho các giao dịch thường xuyên và thanh toán kịp thời. Trên cơ sở so sánh các dòng tiền vào - ra có thể xác định được mức dự trữ cần thiết, từ đó có các biện pháp thích hợp nhằm cân đối thu - chi. Trong quá trình sử dụng, các khoản thu - chi ngân quỹ cần được theo dõi chặt chẽ, đảm bảo “thu hiệu quả, chi hợp lý”.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần nội thất hòa phát (Trang 76 - 78)