Hạn chế và những nguyên nhân cần khắc phục.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần nội thất hòa phát (Trang 60 - 64)

- Các khoản tương đương tiền 00,00 00,00 117.290,00 24,

c. Các khoản phải thu 84.681,76 132.182,00 15.991,

2.3.2. Hạn chế và những nguyên nhân cần khắc phục.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty còn rất nhiều bất cập ở tất cả các khâu của quá trình luân chuyển vốn.

Các số liệu tính toán đã chỉ rõ: Hầu hết các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động đều có xu hướng giảm sút từ năm 2008 đến năm 2010. Cụ thể:

- Tốc độ tăng doanh thu chậm hơn tốc độ tăng quy mô vốn lưu động. Sự tăng trưởng về quy mô vốn lưu động năm sau so với năm trước xấp xỉ hơn 20%, trong khi đó doanh thu thuần chỉ tăng với tốc độ rất chậm -bằng ½ tốc độ tăng của vốn. Sự chênh lệch này đã phản ánh rõ nét việc sử dụng vốn lưu động của Công ty kém hiệu quả.

- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm dần trong giai đoạn từ năm 2008- 2010. Vốn trong khâu lưu thông và sản xuât đang bị ứ đọng, chậm luân chuyển; Các chỉ tiêu: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động; Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho; Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu đều giảm.

- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cũng chỉ ra những bất cập cần xử lý, khi lượng vốn bỏ ra ngày càng nhiều mới có thể thu được một giá trị doanh thu như nhau. Do đó, để mở rộng quy mô sản xuất, Công ty phải đầu tư thêm nhiều vốn

từ các nguồn nợ ngắn hạn và một phần nguồn dài hạn (bởi chưa tận dụng được tối đa hiệu quả đồng vốn bỏ ra để tiết kiệm vốn).

a. Nguyên nhân khách quan

Năm 2007 thực sự đánh dấu một mốc son quan trọng trong lịch sử 15 năm hình thành và phát triển của tập đoàn Hòa Phát và Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát. Cùng với sự thay đổi về cơ cấu, tất cả các công ty trong tập đoàn đều bắt đầu một giai đoạn mới với việc hướng tới chuyên nghiệp hóa trong tất cả các khâu của hoạt động sản xuất - Trong đó có quản trị doanh nghiệp (nói chung) và quản lý tài chính (nói riêng). Qua một năm nhiều thử thách và đạt nhiều thành tích rất đáng tự hào, thể hiện ở các con số khá ấn tượng về các chỉ số tăng trưởng, về số lượng các nhà đầu tư tin tưởng vào Hòa Phát; Nhưng, đà tăng trưởng đó đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình kinh tế đi xuống ngay sau đó. Năm 2008 đã khép lại khi nền kinh tế thế giới đang chìm sâu vào khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế trong nước chậm lại, xuất khẩu và tiêu dùng suy giảm. Lạm phát trong năm 2008 lên đến 23%, trong khi tăng trưởng GDP chỉ ở mức 6,23% - Thấp hơn so với mục tiêu đề ra của Chính phủ. Đặc biệt, trong nửa đầu năm 2008, chỉ số CPI đã ở mức 18,4 % buộc Chính phủ phải đưa ra 8 giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, theo đó tăng giá một số mặt hàng trọng yếu từ tháng 3 đến tháng 6/2008. Bắt đầu từ Quý III/2008, suy thoái kinh tế toàn cầu xuất hiện. Diễn biến kinh tế phức tạp đã gây tác động tiêu cực đến hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp - Nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp Việt Nam). Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng chung đó. Ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã kéo dài sang cả những tháng đầu năm 2009. Từ giữa quý III/2009, với xu hướng lạm phát luôn tiềm ẩn, cộng với những biến động trên thị trường vàng - ngoại tệ đã ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, trong đó có Công ty Cổ phần Nội thất Hòa phát. Cùng với tổng hợp nhiều biện pháp, gói kích cầu của Chính phủ đến cuối năm 2009 đã có hiệu quả rõ rệt; Kết thúc năm 2009, chỉ số CPI đạt mức 6.88%.

hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty. Năm 2008 mọi chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động đều suy giảm so với năm 2007 và đến năm 2010 tuy đã được cải thiện, nhưng với tốc độ chậm.

b. Những nguyên nhân chủ quan.

- Cùng với sự phát triển của thị trường, thị hiếu của khách hàng cũng không ngừng thay đổi theo chiều hướng bền, đẹp, tiện dụng, đa năng. Với tư cách là một nhà sản xuất, trong hai năm 2009 và 2010, Công ty liên tục đưa ra thị trường nhiều sản phẩm, mẫu mã và chất liệu mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước. Việc tiến hành sản xuất sản phẩm mới phải trải qua nhiều công đoạn, như: Nghiên cứu công nghệ, áp dụng sản xuất thử, đánh giá và điều chỉnh từng công đoạn cho phù hợp với thực tế.

- Công ty từng bước thay đổi phương thức sản xuất theo hướng chuyên môn hóa. Sản xuất hàng loạt theo từng công đoạn thay thế cho việc hoàn thiện từng sản phẩm nối tiếp đã phần nào làm tăng giá trị sản phẩm dở dang trong mỗi kỳ phân tích.

- Nguồn nhân lực có tay nghề cao thiếu hụt nghiêm trọng; Năng suất lao động giảm; Số lượng công nhân sản xuất đã giảm mạnh từ năm 2008 đến 2010.

- Là một Công ty lớn trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất, nhưng Hòa Phát chưa có đội ngũ quản lý tài chính chuyên sâu để thường xuyên phân tích các chỉ tiêu tài chính quan trọng nhằm định hướng và đưa ra những quyết sách đúng đắn về phân bổ, quản lý vốn trong quá trình sản xuất - kinh doanh. Mọi phân tích tài chính mới chỉ dừng lại ở tầm Tập đoàn, nên việc đánh giá chưa sâu sát, chưa chỉ ra được phương hướng cụ thể cho từng Công ty.

- Với đặc thù là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên giá trị hàng tồn kho chiểm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản kinh doanh của doanh nghiệp. Dự trữ hàng tồn kho ở một mức độ nhất định nhằm đảm bảo đủ nguyên vật liệu cho sản xuất và đủ nguồn hàng trong lưu thông là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. Lượng tồn kho quá lớn sẽ gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp (về chi phí lưu kho, bảo quản, giảm giá hàng tồn kho, …), song nếu không đủ hàng tồn kho sẽ đánh mất những cơ hội kinh doanh, những khoản

doanh thu bán hàng tiềm năng, hoặc mất thị phần. Để tính toán được hàng tồn kho tối ưu đòi hỏi Công ty phải thực hiện đồng thời nhiều biện pháp, như: Nghiên cứu xu hướng thị trường; Xu hướng mức tăng trưởng doanh thu; Dự báo tính hình thị trường ngắn và trung hạn; Lập kế hoạch sản xuất tổng hợp và chi tiết; Xây dựng định mức vật tư cho từng loại sản phẩm; Xác định tiêu hao nguyên - vật liệu, v.v.. Nhưng thực tế, Công ty chưa thực hiện triệt để và hiệu quả, chưa xem xét các mặt trong một mối quan hệ tổng thể nhiều yếu tố, nhiều chiều.

- Chưa áp dụng tiến bộ công nghệ trong quản lý tài chính một cách sâu rộng, như: Ứng dụng phần mềm quản lý nguyên - vật liệu tồn kho cho bộ phận kế hoạch vật tư; Phần mềm quản lý thành phẩm tồn kho cho bộ phận bán hàng, …

- Trình độ đội ngũ quản lý sản xuất chưa đồng đều và còn nhiều hạn chế - Chủ yếu thiên về quản lý công nghệ sản xuất, chưa có hoặc còn yếu trong quản trị sản xuất dẫn đến việc định mức vật tư tiêu hao vượt mức cho phép. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính toán lượng vật tư tồn kho và thời gian luân chuyển của chúng.

- Nhà cung cấp nguyên - vật liệu chính là các Công ty thành viên trong tập đoàn (hay từ công ty mẹ) đang hạn chế Công ty trong việc chủ động tìm đối tác mới, không có kế hoạch - định hướng và phương pháp giải quyết mạnh mẽ, quyết liệt. Quan hệ thương mại với các Công ty cùng tập đoàn đã làm giảm tính cạnh tranh về mặt chất lượng và giá cả trong việc cung cấp vật tư cho sản xuất. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tối ưu hóa chi phí nguyên - vật liệu đầu vào. Sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp cũng làm giảm tính chủ động trong sử dụng nguyên - vật liệu và xây dựng các định mức dự trữ hàng hóa cho sản xuất - kinh doanh.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần nội thất hòa phát (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w