- Công tác SLLSL cho BN HIV tại các OPC là khá tốt: tỷ lệ BN HIV được SLLSL tại lần đầu đăng ký là 92,5% (Từ 96,3% - 100% qua 15 lần tái khám).
- Thực hành của CBYT về chỉ định XNĐ và CXQ cho BN HIV có SLLSL (+) là chưa tốt: tỷ lệ được chỉ định XNĐ rất thấp (0% đến 29,4%) và tỷ lệ được chỉ định CXQ thấp và không ổn định qua 15 lần tái khám (28,6% đến 100%).
- Công tác chuyển tuyến BN HIV có SLLSL (+) tới BVL&BP tỉnh còn rất yếu kém: tỷ lệ BN được chuyển tuyến thành công là rất thấp 9,7% (6/62).
- Thông tin cập nhật về tiếp cận, điều trị lao của BN khi được chuyển tuyến tới các đơn vị điều trị lao chưa được ghi nhận đầy đủ, hệ thống và chưa được thể hiện trên hồ sơ bệnh án của BN HIV tại OPC.
2. Quản lý bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV tại các cơ sở điều trị lao tỉnh Sơn La tỉnh Sơn La
- Công tác sàng lọc HIV cho BN lao được thực hiện khá tốt: 98,2% BN lao được sàng lọc HIV.
- Công tác theo dõi và ghi nhận thông tin về việc BN lao có nhiễm HIV được tiếp cận các cơ sở OPC và nhận điều trị ARV hầu như chưa được thực hiện và hoàn toàn chưa được thể hiện trên hồ sơ bệnh án của BN lao tại BVL&BP tỉnh.
- Công tác chuyển tuyến BN lao có HIV tới các cơ sở OPC còn yếu kém. Chỉ có duy nhất 1 BN lao có HIV (+) được chuyển tuyến thành công trong tổng 16 BN cần được chuyển tuyến tới OPC.
3. Phối hợp giữa hệ thống HIV và hệ thống lao trong quản lý bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV nhân đồng nhiễm lao/HIV
- Đã có sự phối hợp giữa OPC với tổ chống lao thuộc trung tâm y tế huyện và khoa truyền nhiễm BVĐK huyện/tỉnh trong quản lý BN đồng nhiễm lao/HIV.
- Chưa có sự phối hợp tốt giữa BVL&BP tỉnh với các phòng OPC của hệ thống HIV cũng như với khoa truyền nhiễm BVĐK tỉnh.
- Tiểu ban lao/HIV của tỉnh đã được thành lập từ năm 2009 nhưng hoàn toàn chưa có hoạt động phối hợp giữa hai hệ thống.