Chương 4 BÀN LUẬN
4.3. Phối hợp giữa hệ thống HIV và hệ thống lao trong quản lý bệnh nhân đồng nhiễm lao/H
chương trình lao quốc gia cần tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng về tư vấn, giám sát, hỗ trợ chuyển tuyến thành công cho cán bộ tham gia trực tiếp vào quản lý điều trị lao tại các cơ sở điều trị lao.
4.3. Phối hợp giữa hệ thống HIV và hệ thống lao trong quản lý bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV đồng nhiễm lao/HIV
Theo qui trình hướng dẫn về quản lý BN đồng nhiễm lao/HIV được ban hành kèm quyết định số 3116/QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2007 của BYT thì việc phối hợp giữa hệ thống HIV và hệ thống lao đối với BN lao nếu được chẩn đoán nhiễm HIV thì cần được hội chẩn với các cơ sở chăm sóc, điều trị HIV/AIDS (nếu cần). Cũng tương tự như vậy đối với BN HIV, nếu nghi mắc lao thì cần hội chẩn chuyên khoa lao để xác định chẩn đoán và nếu đã được chẩn đoán lao thì cần hội chẩn chuyên khoa lao để xác định phác đồ điều trị và nơi điều trị thắch hợp. Bên cạnh đó, hướng dẫn này cũng qui định với BN đang được điều trị nội trú thì vẫn cần được tiếp tục quản lý, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS hoặc chăm sóc
và điều trị tại cơ sở lao. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, việc phối hợp này ắt nhiều đã thực hiện được giữa 3 đơn vị là OPC - Tổ chống lao của trung tâm y tế huyện - Khoa truyền nhiễm BVĐK huyện/tỉnh. Tuy nhiên việc phối hợp này còn rất yếu giữa các OPC và BVL&BP tỉnh. Sự phối hợp yếu kém này thể hiện ở những điểm sau:
Ớ Thứ nhất là kết quả PVS chỉ ra rằng các đơn vị OPC thường sau khi chuyển tuyến BN HIV có nghi ngờ mắc lao tới BVL&BP tỉnh thì hoàn toàn không biết họ có đến được không, có được chẩn đoán và nhận điều trị lao hay không. Việc mất hoàn toàn thông tin của BN sau khi BN được chuyển tuyến từ OPC đến BVL&BP tỉnh cũng phản ánh bất cập của công tác chuyển tuyến. Bên cạnh đó số liệu hồi cứu cho thấy trong 62 BN HIV cần được chuyển tuyến tới BVL&BP tỉnh chỉ có 6 trường hợp BN tiếp cận được với BVL&BP tỉnh tuy nhiên trong hồ sơ của 6 bệnh án này hoàn toàn không có thông tin về phác đồ điều trị lao và cơ sở điều trị lao. Cũng tương tự như vậy kết quả PVS cho thấy BVL&BP tỉnh cũng hoàn toàn không biết những BN lao của họ sau khi được chẩn đoán nhiễm HIV (+) đã tiếp cận điều trị ARV ở cơ sở y tế nào và đã được điều trị ARV hay chưa. Kết quả định lượng cũng chỉ ra rằng trong số 16 BN lao có nhiễm HIV thì chỉ có duy nhất 1 trường hợp tìm thấy tên trong hồ sơ bệnh án tại các OPC.
Ớ Thứ hai là trong hồ sơ bệnh án của BN HIV có đồng nhiễm lao tại các OPC, hoàn toàn không có lưu lại bất cứ giấy chuyển tuyến nào từ BVL&BP tỉnh cũng như thông tin nào về phác đồ và thời gian điều trị lao của BN. Trong hồ sơ của BN lao đồng nhiễm HIV, mặc dù có giấy chuyển viện từ OPC chuyển đến nhưng thông tin rất sơ sài chỉ gồm có thông tin về HIV (+) và hiện đang được điều trị ARV hay không mà không có thông tin về phác đồ điều trị ARV, về số lượng tế bào lympho TCD4 (CD4), về tải lượng vi rút và thời gian điều trị ARV.
Theo quyết định 3116, các tỉnh thành phố thành lập Tiểu ban lao/HIV nhằm triển khai các hoạt động: 1) Chỉ đạo thực hiện quy trình phối hợp trong chẩn đoán, điều trị và quản lý người bệnh lao/HIV trên địa bàn; 2) Xây dựng kế hoạch phòng chống lao/HIV và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt trên địa bàn tỉnh; 3) Thành lập nhóm chuyên gia chẩn đoán và điều trị lao/HIV tại tuyến huyện với thành phần gồm bác sỹ chuyên khoa lao tuyến tỉnh (trưởng nhóm), trưởng khoa lây BVĐK huyện và bác sỹ tổ chống lao huyện để chẩn đoán các trường hợp lao phổi có kết quả XNĐ AFB (-) ở người nhiễm HIV, tuy nhiên kết quả PVS CBYT khoa truyền nhiễm BVĐK tỉnh, lãnh đạo TTPC HIV/AIDS tỉnh Sơn La và các CBYT bộ y tế liên quan đã cho thấy rõ mặc dù Tiểu ban lao/HIV của Sơn La đã được thành lập từ 2009 nhưng mới chỉ có tên trên văn bản mà chưa có hoạt động gì, hoạt động của hệ thống HIV và hệ thống lao vẫn hoàn toàn tách rời theo kiểu Ộđường ai người nấy điỢ mà hoàn toàn chưa có sự phối hợp. Điều này dẫn đến một thực trạng là CBYT thuộc hai hệ thống đều không nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc phối hợp quản lý BN đồng nhiễm lao/HIV trong việc đảm bảo cho BN đồng nhiễm được tiếp cận điều trị lao và điều trị ARV đầy đủ nhằm tiến tới giảm tử vong và lây nhiễm cho cộng đồng. Điều này được thể hiện rõ qua PVS với CBYT của hai hệ thống đều cho rằng chỉ quan tâm tới việc hoàn thành tốt công việc trong hệ thống của mình còn việc liên quan tới hệ thống khác thì CBYT của hệ thống đó sẽ đảm nhiệm.
Sự phối hợp yếu kém giữa hệ thống HIV và hệ thống lao còn được thể hiện ở số liệu báo cáo về số BN đồng nhiễm lao/HIV của 2 hệ thống không thống nhất với nhau. Điều này chứng tỏ rõ ràng hai hệ thống hoạt động hoàn toàn tách rời nhau dẫn đến tình trạng mỗi hệ thống quản lý một số liệu khác nhau. Điều này ảnh hướng rất lớn tới công tác lập kế hoạch và hiệu quả của các hoạt động dự phòng và điều trị cho BN đồng nhiễm
lao/HIV dẫn đến BN đồng nhiễm lao/HIV không được tiếp cận đầy đủ với chẩn đoán và điều trị.