30 53,3 BN lao đồng nhiễm HIV chuyển tuyến thành

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý bệnh nhân lao đồng nhiễm hiv đăng ký tại các cơ sở điều trị lao tại tỉnh sơn la (Trang 48 - 53)

BN lao đồng nhiễm HIV chuyển tuyến thành

công tới OPC

1 16 6,3

Kết quả phân tắch số liệu hồi cứu trình bày trong bảng 3.3 cho thấy BVL&BP tỉnh Sơn La đã thực hiện công tác sàng lọc HIV cho BN lao khá tốt. Chỉ có 3 BN lao không được sàng lọc HIV (1 trường hợp không đồng ý XN, 1 trường hợp BN bỏ điều trị khi được chẩn đoán bệnh lao và 1 trường hợp có kết quả XN HIV (-) trong vòng 3 tháng trước khi nhập viện nhưng tại thời điểm hồi cứu số liệu, thời gian nằm viện của BN này đã kéo dài trên 3 tháng nhưng BN vẫn chưa được sàng lọc lại HIV tại BVL&BP tỉnh). Có 7/9 mẫu XN gửi tới TTPC HIV/AIDS tỉnh đã trả kết quả khẳng định gửi về BVL&BP tỉnh do tại thời điểm nghiên cứu 2 mẫu còn lại chưa đủ thời gian 1 tuần từ khi BVL&BP tỉnh gửi mẫu đi TTPC HIV/AIDS nên chưa có kết quả trả về. Cả 7 mẫu XN TTPAC HIV/AIDS trả kết quả về BVL&BP đều có kết quả chẩn đoán xác định HIV (+).

Về công tác chuyển tuyến, PVS CBYT trực tiếp điều trị lao cho BN đồng nhiễm lao/HIV tại BVL&BP tỉnh cho biết ỘChúng tôi có giấy chuyển viện ghi rõ chẩn đoán lao và HIV của BN và chúng tôi cũng tư vấn chuyển tuyến chuyển BN tới các OPC để BN đồng nhiễm được điều trị ARVỢ.

Tổng số BN đồng nhiễm lao/HIV cả trước khi nhập viện và sau khi nhập viện là 30 BN, trừ đi 11 BN chẩn đoán HIV (+) trước khi nhập viện đã đăng ký tại OPC do OPC gửi đến và trừ đi 3 BN đang trong giai đoạn điều trị lao tấn công thì có 16 BN cần được giới thiệu chuyển tuyến đến OPC. Phân tắch bệnh án của 16 BN này thì hoàn toàn không thấy có thông tin ghi trong hồ sơ bệnh án về việc BVL&BP tỉnh chỉ định chuyển BN tới OPC để được quản lý và điều trị ARV. Trong số 16 trường hợp BN đồng nhiễm này, duy nhất có 1 BN được tìm thấy có tên trong danh sách hồ sơ bệnh án tại OPC thuộc hệ thống HIV. Như vậy có nghĩa là chỉ có 1/16 (6,3%) BN lao có đồng nhiễm HIV tiếp cận được với dịch vụ điều trị ARV (được chuyển tuyến hoặc tự đến) (Bảng 3.3). Phân tắch 11 BN được chẩn đoán mắc lao trước thời điểm đăng ký tại OPC có 4 BN được chuyển đến từ BVĐK tỉnh, 1 BN được chuyển đến từ BVĐK huyện Mộc Châu và 6 BN không có thông tin về cơ sở chuyển tuyến mà trong hồ sơ chỉ ghi lại là đã được chẩn đoán lao (+) trước khi đăng ký OPC. Như vậy 1 BN trùng tên giữa hệ thống HIV/AIDS và hệ lao được đề cập ở trên sẽ thuộc 1 trong 6 BN này có nghĩa là có 1 trường hợp được chuyển tuyến thành công từ BVL&BP tỉnh tới OPC (Bảng 3.2). Bên cạnh đó, hoàn toàn không có thông tin về phối hợp điều trị ARV trong bệnh án của BN lao có đồng nhiễm HIV.

3.4. Thực trạng hoạt động phối hợp trong quản lý đồng nhiễm lao/HIV giữa hệ thống HIV và hệ thống lao giữa hệ thống HIV và hệ thống lao

3.4.1. Phối hợp quản lý giữa phòng khám ngoại trú HIV/AIDS và tổ chống lao của trung tâm y tế huyện lao của trung tâm y tế huyện

PVS cán bộ chuyên trách của tổ chống lao của trung tâm y tế huyện cho biết: ỘTổ chống lao khi tiếp nhận BN HIV có nghi ngờ mắc lao do OPC giới thiệu sang, chúng tôi đều khám lâm sàng và chỉ định làm một số XN để hỗ trợ chẩn đoán sau đó khi có kết quả chẩn đoán thì đều thông báo lại cho OPCỢ.

PVS cán bộ OPC cũng cho biết Ộchúng tôi nắm rất rõ những BN nhiễm HIV của mình trong trường hợp họ được chẩn đoán lao tại tổ chống lao của trung tâm y tế huyện vì rằng tổ chống lao và OPC rất gần nhau cùng ở trong khuôn viên BVĐK huyện. Đối với trường hợp BN mắc lao, tổ chống lao chỉ định tiêm Streptomicine cho điều trị lao tấn công 2 tháng đầu. Lúc đó tổ chống lao của trung tâm y tế huyện lại nhờ bên chúng tôi thử test và tiêm cho BN vì như chị biết đấy khoa truyền nhiễm cũng đảm nhiệm công tác điều trị lao. Do cán bộ thiếu, chúng tôi vừa kiêm bác sĩ khoa lây vừa kiêm bác sĩ OPC nên hầu như chúng tôi nắm chắc được danh sách BN đồng nhiễm HIV và lao được chẩn đoán tại tổ chống lao của trung tâm y tế huyện. Thế nhưng, chúng tôi cũng chỉ biết vậy thôi mà chúng tôi cũng không có ghi vào hồ sơ bệnh án vì rằng chưa có qui định nào của hệ thống về việc phải theo dõi, ghi chép tình trạng chẩn đoán lao (+) và chế độ điều trị lao của những BN nàyỢ.

3.4.2. Phối hợp quản lý giữa phòng khám ngoại trú HIV/AIDS và bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh

3.4.2.1. Ý kiến của cán bộ y tế thuộc hệ thống HIV về công tác phối hợp với hệ thống lao

PVS với cán bộ OPC tại BVĐK tỉnh cho biếtỘẦCái khó nhất là đối với những trường hợp nhiễm HIV có SLLSL (+) nhưng XNĐ (-) và CXQ (-) thì lúc đó tổ chống lao sẽ chuyển BN lên BVL&BP tỉnh và do BVL&BP tỉnh ở cách đây 40 km nên hầu như chúng tôi mất hẳn BN vì họ không quay trở lại. Trường hợp BN sau khi tới BVL&BP tỉnh mà có quay lại báo thì chúng tôi biết kết quả còn nếu họ không quay lại thì coi như cũng chịu vì thực tế chúng tôi có quá ắt người không thể theo dõi thông tin của họ được và cũng không có thời gian để liên hệ với cán bộ điều trị của BVL&BP tỉnh. Về việc BN nhận được điều trị lao như thế nào thì chúng tôi cũng chỉ biết qua nếu chủ động

hỏi BN đã được nhận điều trị lao chưa và điều trị ở tháng thứ mấy chứ hoàn toàn không có thông tin phản hồi chắnh thức từ BVL&BP tỉnh thông báo về cho chúng tôi vì thực ra cũng chưa có qui định nào về việc phản hồi này cảỢ

3.4.2.2. Ý kiến của cán bộ y tế thuộc hệ thống lao về công tác phối hợp với hệ thống HIV

PVS với bác sỹ trực tiếp làm công tác điều trị cho BN đồng nhiễm lao/HIV tại BVL&BP tỉnh cho biết ỘTất cả các BN lao có đồng nhiễm HIV, chúng tôi đều tư vấn, giới thiệu chuyển tuyến tới các OPC để họ được nhận điều trị ARV. Tuy nhiên việc giới thiệu này chỉ là tư vấn bằng lời mà chúng tôi không ghi vào hồ sơ. Khi giới thiệu BN tới các OPC thì chúng tôi cũng đều ghi giấy giới thiệu chuyển viện, tuy nhiên việc BN có đến được OPC hay không rồi việc BN có trình giấy giới thiệu chuyển viện cho OPC hay không cũng như việc OPC có lưu lại giấy chuyển viện trong hồ sơ bệnh án thuộc hệ thống HIV hay không thì hệ thống lao hoàn toàn không biếtỢ.

3.4.2.3. Ý kiến về hoạt động của Tiểu ban lao/HIV

PVS cán bộ OPC tại BVĐK tỉnh cho biết: ỘChúng tôi cũng thỉnh thoảng đi họp giao ban có thấy cán bộ của hệ thống lao đến tham dự. Các vấn đề về phối hợp, theo dõi BN, phản hồi thông tin có lúc cũng được đưa ra. Nhưng rồi hết cuộc họp lại đường ai người nấy đi vì dường như họ chưa thấy được sự cần thiết của sự phối hợp này. Bản thân tôi khi có BN gửi sang BVL&BP tỉnh nhiều khi muốn biết BN đó được chẩn đoán lao không, được điều trị gì thì cũng thường phải chủ động gọi điện hỏi bác sĩ bên BVL&BP tỉnh hoặc nhân tiện đi họp cùng thì hỏi thôi chứ đúng là chưa có một qui định thống nhất về việc phải có phản hồi bằng văn bản nào cả. Tuy nhiên cách làm này cũng không đồng bộ vì có người cẩn thận thì hỏi, có người bận quá thì cũng không hỏi mà chỉ nghĩ rằng mình chỉ phụ trách phần điều trị ARV thôi còn điều trị lao để bên kia họ đảm nhậnỢ.

PVS lãnh đạo TTPC HIV/AIDS tỉnh Sơn La cho biết: ỘChúng tôi tổ chức các buổi giao ban Tiểu ban lao/HIV nhiều khi mời cán bộ của hệ lao sang giao ban thì họ có bận lại không sang được do vậy có thể nói là tiểu ban mặc dù được thành lập từ 2009 nhưng chưa có hoạt động nào phối hợp giữa hai hệ thống. Lúc trước thì bên lao làm trưởng tiểu ban, đến bây giờ bên tôi làm trưởng tiểu ban. Nếu làm được việc hai bên phối hợp để theo dõi, chuyển tuyến làm sao BN đồng nhiễm tiếp cận được điêu trị và phản hồi các trường hợp chuyển tuyến từ hai hệ để biết được thực tế BN đồng nhiễm lao/HIV có được tiếp cận điều trị đầy đủ ARV và lao hiệu quả không thì rất tốt nhưng phải nói thực là chưa làm được vì ai cũng nghĩ mình đã làm tốt phần mình rồi nhưng nếu ngồi lại và phân tắch thì sẽ thấy việc quản lý này còn lỏng lẻo lắm vì số liệu ca đồng nhiễm được báo cáo thấp hơn rất nhiều so với 10% theo lý thuyếtỢ.

Báo cáo số liệu BN đồng nhiễm lao/HIV của 2 hệ thống không thống nhất. Theo báo cáo D28 của TTPC HIV/AIDS tỉnh thì năm 2010 và 2011 không có số liệu BN đồng nhiễm lao/HIV trong khi số đồng nhiễm từ 2006- 2009 tương ứng với 16, 11, 27 và 5 trường hợp. Trong khi đó số liệu báo cáo của BVL&BP tỉnh Sơn La, số BN đồng nhiễm HIV trong số BN lao toàn tỉnh từ 2007 đến 2009 tương ứng là 28, 30, 48 trường hợp và từ năm 2010 đến 9 tháng đầu năm 2012 là 55, 65 và 43 BN. PVS về số liệu báo cáo khác nhau này, CBYT của BVL&BP tỉnh cho biết Ộsố liệu báo cáo của hệ thống lao được thu thập từ tất cả các tổ chống lao tuyến huyện và BVL&BP tỉnh, còn bên TTPC HIV/AIDS họ không lấy số liệu của chúng tôi thì chúng tôi cũng không biết đượcỢ. Trong khi đó CBYT của TTPC HIV/AIDS tỉnh cho biết

Ộdo những BN HIV được chuyển sang BVL&BP tỉnh để chẩn đoán xác định bệnh lao nhưng sau đó không có kết quả chẩn đoán bên đó gửi về nên chúng

tôi không nắm được, chỉ biết được qua hỏi BN khi BN HIV đến OPC nhận thuốc điều trị ARV nên không được ghi chép đầy đủỢ

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý bệnh nhân lao đồng nhiễm hiv đăng ký tại các cơ sở điều trị lao tại tỉnh sơn la (Trang 48 - 53)