- Mối tương quan giữa điểm NIHSS lúc mới nhập viện và đường máu đói sau
2. Tình trạng ĐH của bệnh nhân NMN giai đoạn cấp.
- Đường máu lúc nhập viện của nhóm bệnh nhân đái tháo đường là 11,2 ± 4,02, của nhóm tăng đường huyết phản ứng là 8,9 ± 1,6.
- Đường máu đói ngày thứ hai của nhóm bệnh nhân đái tháo đường là 11,43 ± 5,34, của nhóm tăng đường huyết phản ứng là 8,92 ± 1,65. - Đường huyết ở nhóm bệnh nhân nặng và rất nặng có giá trị trung bình cao nhất 11,4 ± 4,83 mmol/l, ở nhóm trung bình là 7,26 ± 2,29 mmol/l, ở nhóm nhẹ có giá trị đường máu trung bình thấp nhất 6,39 ± 0,66 mmol/l. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
- Đường huyết và mức độ rối loạn ý thức: Rối loạn ý thức nặng chiếm tỷ lệ 52,3 % (34/65 BN), trong đó rối loạn ý thức ở nhóm 3 cao nhất 94,1%, sau lệ 52,3 % (34/65 BN), trong đó rối loạn ý thức ở nhóm 3 cao nhất 94,1%, sau đó là nhóm 2 chiếm 88,2%, thấp nhất là nhóm 1 10,7%. Với p < 0,01.
- Đường máu và kích thước ổ nhồi máu: Nhồi máu kích thước lớn chiếm tỷ lệ 36,9 % trong đó tỷ lệ nhồi máu kích thước lớn ở nhóm tăng đường huyết cao hơn có ý nghĩa nhóm không tăng đường huyết (75% và 25%) với p < 0,01.
- Đường huyết và tình trạng phù não: Phù não chiếm tỷ lệ 24,5%, trong đó phù não ở nhóm tăng đường huyết cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không tăng đường huyết (87,5 % và 12,5%) với p < 0,01.
3. Tình trạng đường huyết và diễn biến lâm sàng của bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp.
- Diễn biến lâm sàng có mối liên quan với đường huyết của bệnh nhân trong những ngày đầu nhập viện, diễn biến lâm sàng tốt lên có mức đường huyết thấp, diễn biến lâm sàng nặng lên có mức đường huyết cao. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
- Có sự tương quan nghịch biến chặt chẽ giữa nồng độ đường huyết và điểm Glasgow tại thời điểm nhập viện và sau 24 giờ với r1 = - 0,607 và r2 = - 0,668.
- Có sự tương quan đồng biến chặt chẽ giữa nồng độ đường huyết và điểm NIHSS tại thời điểm nhập viện và sau 24 giờ với r3 = 0,536 và r4 = 0,603.
KIẾN NGHỊ
1. Cần làm xét nghiệm đường huyết thường quy và HbA1c ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp để phát hiện tình trạng tăng đường huyết phản ứng hay đái tháo đường mới được phát hiện từ đó có thái độ điều trị hợp lý kịp thời cho bệnh nhân.
2. Cần kiểm soát tốt tình trạng tăng đường huyết, nhằm hạn chế những tác động bất lợi của tăng đường huyết lên bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp.
3. Tiếp tục nghiên cứu đầy đủ hơn, số lượng bệnh nhân lớn hơn, theo dõi tốt hơn để trả lời câu hỏi liệu kiểm soát chặt chẽ tình trạng tăng đường huyết theo đích ở những bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp có thể cải thiện được tiên lượng hay không.