Đường huyết và kích thước ổ NMN.

Một phần của tài liệu tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp (Trang 70 - 71)

- Mối tương quan giữa điểm NIHSS lúc mới nhập viện và đường máu đói sau

4.2.5.Đường huyết và kích thước ổ NMN.

Chương IV BÀN LUẬN

4.2.5.Đường huyết và kích thước ổ NMN.

Theo các tác giả nước ngoài tăng đường huyết làm mở rộng vùng tổn

thương, gia tăng tình trạng phù não, có thể thúc đẩy nhồi máu não xuất huyết sau dùng thuốc tiêu sợi huyết, làm cho tiên lượng xấu thêm ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng đường huyết mới được phát hiện [47],[61],[75].

Theo nghiên cứu của Szczudlik A và CS – 2001 [71] trên bệnh nhân nhồi máu não có tăng đường huyết mà không bị đái tháo đường tổn thương nhồi máu não có kích thước > 1,5 cm chiếm tỷ lệ 50.8%. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu kích thước lớn hơn 1,5 cm là 36,9% trong đó nhóm tăng đường huyết chiếm 75%, nhóm không tăng đường huyết chiếm 25%. Theo chúng tôi sự khác biệt này là do trong nhóm tăng đường huyết của chúng tôi bao gồm cả bệnh nhân đái tháo đuòng mới được phát hiện.

Nhóm nhồi máu não ổ nhỏ chiếm tỷ lệ 63,1 % trong tổng số 65 bệnh nhân nghiên cứu, trong đó nhóm tăng đường huyết chiếm tỷ lệ 39%, nhóm không tăng đường huyết chiếm nhiều hơn 61%. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vân – 2003, Nguyễn Thị Mai Phương – 2004 trên bệnh nhân nhồi máu não bị đái tháo đường thì tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu não ổ nhỏ lại chiếm ưu thế (68,4% và 63,64%), bởi vì những bệnh nhân bị đái tháo đường có tỷ lệ cao hơn về nhồi máu não ổ khuyết. Theo chúng tôi sự khác nhau này là do đối tượng nghiên cứu khác nhau, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bao gồm cả bệnh nhân đái tháo đường và bệnh nhân tăng đường huyết phản ứng [25], [31].

Một phần của tài liệu tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp (Trang 70 - 71)