Cách tính thể tích thiếu máu trên phim chụp cộng hưởng từ khuếch tán

Một phần của tài liệu tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp (Trang 26 - 31)

- Người ta có thể tích chính xác bằng các phép đo trên máy 3D để dựng hình và tính toán thể tích thiếu máu.

- Ngoài ra ta có thể tính toán thể tích vùng thiếu máu trên CHT khuếch tán bằng công thức tính tương tự công thức tính thể tích khối máu tụ trong xuất huyết não.

V= (Ax Bx C)/2

Trong đó: A là đường kính lớn nhất của vùng thiếu máu trên lát có diện tích thiếu máu lớn nhất.

B đường kính lớn nhất vuông góc với A trên cùng lát cắt. C là số lát cắt gần đúng có hình ảnh thiếu máu nhân với độ dày lát cắt.

Đối với phương pháp đo đạc này yêu cầu đầu tiên người ta tìm lát CLVT có diện tích NMN lớn nhất để đo đường kính lớn nhất A, sau đó người ta đo đường kính lớn nhất vuông góc với A trên cùng một lát để có giá trị B. Cuối cùng số lát có NMN được đếm để tính C. C được tính toán bằng cách so sánh từng lát CLVT có NMN với lát có diện tích NMN lớn nhất. Nếu khu vực nhồi máu cho một lát cụ thể có diện tích lớn hơn 75% lát cắt có diện tích NMN lớn

nhất thì được tính 1 lát. Nếu khu vực này khoảng 35-75% diện tích lát NMN lớn nhất thì được coi là nửa lát có nhồi máu và nếu khu vực này ít hơn 35% diện tích lát NMN lớn nhất thì lát này không được coi là một lát có nhồi máu [36], [43], [51], [52], [62].

1.5.6. Độ nặng của TBMMN trên lâm sàng và cận lâm sàng.

*Cách đánh giá thang điểm NIHSS

Thang điểm NIHSS nhằm đánh giá nhanh các BN NMN thời gian đánh giá khoảng 5-7 phút và được thực hiện bởi các thầy thuốc chuyên khoa đã được đào tạo về cách đánh giá thang điểm này [38], [43].

Cách chấm điểm theo hướng dẫn của Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kì: Bác sỹ điền điểm số vào ngay sau khi khám từng mục, không khám lại và ghi điểm số lại. Điểm số phải phản ánh cái mà bệnh nhân đã thực sự làm được, chứ không phải cái mà bác sỹ cho rằng bệnh nhân có thể làm được. Nói chung, không nên gợi ý cho bệnh nhân. Thang điểm này được xây dựng nhằm đánh giá tác dụng của thuốc kích hoạt tiêu sợi huyết tổ chức (rt - PA) trên đột quỵ thiếu máu não trong vòng 3 giờ sau khởi phát [34], [40].

- Đánh giá mức độ nghiêm trọng của đột quỵ căn cứ vào điểm NIHSS [33], [43],[73] :

Nhẹ: < 5.

Trung bình: 5 - 14 Nặng: 15 – 24 Rất nặng: > 25

- Đánh giá hiệu quả điều trị [39]: Kết quả tốt: NIHSS giảm trên 4 điểm.

Không thay đổi: Điểm NIHSS thay đổi trong khoảng 0 – 4 điểm. Kết quả xấu NIHSS tăng trên 4 điểm.

Điểm NIHSScàng cao tiên lượng bệnh nhân càng nặng

* Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được:

- Tuổi: tuổi có tác động rõ ràng lên hệ tim mạch. Theo thời gian nguy cơ mắc đột quỵ não tăng dần và người ta thấy ở tuổi sau 55, cứ sau 10 năm tỷ lệ mắc bệnh này sẽ tăng gấp đôi.

- Giới: Nhìn chung gặp ở nam nhiều hơn nữ.

- Sinh nhẹ cân: Người ta thấy mối liên quan giữa trẻ sinh nhẹ cân và nguy cơ bị đột quỵ. Đối với trẻ sinh< 2500g, tỷ xuất chênh mắc đột quỵ gấp 2 lần so với trẻ luc sinh ra > 4000g.Tuy vậy người ta chua tìm lý do có mối liên quan này.

- Chủng tộc: Với độ tuổi cùng nhau tỷ lệ mắc đột quỵ ở người da đen cao hơn người da trắng 1,5 lần ở nam và 2,3 lần ở nữ.

- Các yếu tố di truyền: Tiền sử bố mẹ bị đột quỵ làm tăng nguy cơ bị bệnh này ở con cái.

* Các yếu tố nguy cơ có thể biến đổi được:

- Tăng huyết áp: Là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất trong đột quỵ, cả hai loai tăng huyết áp tâm thu và tăng huyết áp tâm trương đều là những yếu tố nguy cơ quan trong của TBMMN. Ở các mức huyết áp tâm trương khác nhau, huyết áp tâm thu tăng lên thì nguy cơ đột quỵ cũng tăng lên ở cả nam và nữ [10], [30].

- Hút thuốc lá: là một yếu tố nguy cơ quan trọng của nhồi máu cơ tim và đột quỵ não. Trong nghiên cứu sức khỏe của 120.000 y tá trong vòng 8 năm ở bệnh viện Hoàng Gia (Anh) người ta thấy tỷ lệ đôt quỵ não thể chảy máu dưới nhện và nghẽn mạch não tăng rõ ở nhóm người hút thuốc lá. Một nghiên cứu bệnh chứng ở 114 bệnh nhân chảy máu dưới nhện ở Phần Lan cho thấy tỷ lệ mắc đột quỵ ở những người hút thuốc lá cao hơn so với nhóm chứng. Yếu tố nguy cơ tương đối ở những người hút thuốc lá và những người không hút thuốc lá là 2,7 lần ở nam và 3 lần ở nữ [19].

- Đái tháo đường: là một trong những yếu tố dẫn đến xơ vữa mạch não. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định nguy cơ mắc đột quỵ tăng lên ở những bệnh nhân đái tháo đường.

- Rung nhĩ: Rung nhĩ trong bệnh lý thấy tim và hẹp van hai lá được người ta coi là tiền đề cho đột quỵ não.

- Các bệnh lý tim mạch khác bao gồm bệnh cơ tim giãn, bệnh lý van tim , bệnh tim bẩm sinh. Nguy cơ tắc mạch do tim chiếm tới 40% các TBMMN không rõ các nguyên nhân ở bệnh nhân trẻ tuổi. Dày thất trái tăng lên theo tuổi và tăng huyết áp. Nguy cơ nhồi máu não do nghẽn mạch ở bệnh nhân dày thất trái tăng lên 4 lần ở nam và 6 lần ở nữ so với người bình thường.

- Rối loạn lipid máu : Mối liên quan giữa HDL-cholesterol và nhồi máu não đã được xác nhận qua các nghiên cứu tiến cứu: giảm nồng độ HDL cholesterol sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ thiếu máu não. Tăng triglycerid cũng là yếu tố có thể gây đột quỵ thiếu máu não.

- Hẹp động mạch cảnh không triệu chứng - Bệnh tế bào hình liềm

- Chế độ ăn và dinh dưỡng: chế độ ăn giảm muối (2,3g/ngày) và tăng kali (4,7g/ngày), ăn nhiều rau, hoa quả, ít mỡ, giảm mỡ bão hòa và mỡ toàn phần có tác dụng giảm huyết áp qua đó giảm TBMMN.

- Ít vận động: chưa rõ có phải là căn nguyên trực tiếp gây đột quỵ hay không nhưng chắc chắn tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm bớt các nguy cơ của TBMMN.

- Béo phì: Được coi là béo phì khi trọng lượng cơ thể lớn hơn người bình thường 30%, béo phì thường có tăng huyết áp, đường huyết cao, tăng lipid máu và chỉ cần một trong những yếu tố ấy thôi đã đủ dẫn đến nguy cơ đột quỵ não.

* Một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

- Hội chứng chuyển hóa: tăng insulin, tăng đề kháng insulin.. có thể kết hợp với các nguy cơ khác gây nhồi máu não

- Lạm dụng rượu: Các nghiên cứu hồi cứu cho thấy sử dụng qua nhiều rượu hàng ngày dường như làm tăng tỷ lệ đột quỵ cũng như tỷ lệ tử vong do đột quỵ. Trong khi đó uống ít rượu vang lại có tác dụng giảm đột quỵ.

- Lạm dụng thuốc: Một số thuốc gây nghiện như heroin, amphetamin… có thể gây đột quỵ não.

- Thuốc tránh thai: Nguy cơ đột quỵ não tăng lên do dùng thuốc tránh thai ở những phụ nữ trên 35 tuổi nhất là cộng thêm các yếu tố nguy cơ khác về bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp và hút thuốc lá đã được nhiều tác giả nói đến. Tuy nhiên cơ chế mà thuốc tránh thai gây đột quỵ não chưa được làm rõ.

- Rối loạn hô hấp khi ngủ: Ngừng thở từng đợt trong khi ngủ gây thiếu oxy não có thể là yếu tố thuận lợi phối hợp với các yếu tố nguy cơ khác gây đột quy

- Migraine: Có quan điểm cho rằng migraine liên quan đến nguy cơ đột quỵ não ở phụ nữ trẻ.

- Tăng homocystein máu: Các nghiên cứu dịch tễ học và nghiên cứu tiến cứu cho thấy có mối liên quan giữa nồng độ homocysstein máu và nguy cơ đột quy.

Chương2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Tiêu chuẩn chuẩn đoán nhồi máu não giai đoạn cấp

+ Khởi phát trong 1 tuần đầu

+ Lâm sàng có triệu chứng nghi ngờ TBMMN theo tiêu chuẩn của WHO + Tổn thương NMN trên CT Scanner hoặc/và MRI sọ não

Bệnh nhân nghi ngờ TBMMN khi mất chức năng cục bộ của não. Theo WHO khi có một trong các biểu hiện thần kinh cư trú sau:

- Nói khó - Thất ngôn - Liệt nửa người - Liệt mặt

- Rối loạn cảm giác nửa người - Chóng mặt quá mất thăng bằng - Rối loạn thị giác

2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ

Một phần của tài liệu tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w