Nồng độ Glucose máu của 3 nhóm ngày thứ 7.

Một phần của tài liệu tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp (Trang 67 - 69)

- Mối tương quan giữa điểm NIHSS lúc mới nhập viện và đường máu đói sau

Chương IV BÀN LUẬN

4.2.1.2. Nồng độ Glucose máu của 3 nhóm ngày thứ 7.

- Ở ngày thứ 7 mặc dù những bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường đã được điều trị thuốc đái tháo đường như Insulin hay thuốc viên Diamicron MR, Glucophase mức Glucose máu > 10 mmol/l vẫn chiếm 29, 4%, 7- 10 mmol/l chiếm 58,8 % ,chỉ có 11,8 % có giá trị đường máu bình thường. Trong khi đó ở nhóm tăng đường huyết phản ứng 100% bệnh nhân có đường máu trở về bình thường mà không cần điều trị thuốc chống tăng đường huyết. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

- Theo nghiên cứu của Capes và CS (2001) tăng Glucose máu phản ứng liên quan đến tiên lượng đột quỵ ở những bệnh nhân không đái tháo đường và đái tháo đường làm tăng tỷ lệ tỷ vong và giảm khả năng hồi phục chức năng thần kinh. Nếu mức độ Glucose từ 6,1 – 7,0 mmol/l thì làm tăng nguy cơ và tỷ lệ tử vong trong thời gian nằm viện và tử vong trong 30 ngày đầu đột quỵ [45]. - Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đạt Anh ở 99 bệnh nhân cấp cứu có tăng Glucose máu chỉ thấy 24 bệnh nhân đột quỵ não cấp chiếm 24,2%. Theo dõi diễn biến nồng độ Glucose thấy : Glucose tăng cao vào ngày thứ 2 và thứ 3, sau đó giảm dần kéo dài 7- 10 ngày, không có sự khác nhau giữa nồng độ

Glucose trung bình khi vào viện giữa hai nhóm đột quỵ có đái tháo đường và tăng đường huyết phản ứng. Nhưng sau ngày thứ 7 trở đi nồng độ đường máu giữa 2 nhóm có sự khác nhau hoàn toàn, nhóm tăng đường huyết phản ứng trở về mức bình thường không cần điều trị thuốc chống đái tháo đường, còn nhóm đái tháo đường Glucose máu vẫn ở mức 10 -11mmol/l [1], [32].

Tóm lại nồng độ Glucose máu trung bình của nhóm tăng đường huyết phản ứng luôn thấp hơn nhóm đái tháo đường, mức độ tăng Glucose máu phản ứng ở mức nhẹ và trung bình, sang ngày thứ 2 sau đột quỵ Glucose máu tăng cao nhưng giá trị trung bình chỉ ở mức 7 đến 10 mmol/l, còn glucose máu của nhóm đái tháo đường thường tăng cao hơn so với nhóm tăng đường huyết phản ứng trung bình dao động trong khoảng 11- 12 mmol/l. Đến ngày thứ 7 toàn bộ đường máu của bệnh nhân tăng đường huyết phản ứng trở về giá trị bình thường, trong khi nhóm nhồi máu não có đái tháo đường vẫn còn 58,8 % bệnh nhân có mức đường huyết trong khoảng 7- 10mmol/l, 29,4 % bệnh nhân có đường huyết > 10 mmol/l.

4.2.2. Các nhóm tăng đường huyết và tri giác của bệnh nhân NMN giai

đoạn cấp.

Căn cứ vào bảng 3.14 chúng tôi nhận thấy đa số bệnh nhân nhồi máu não có

tăng đường huyết (nhóm II và nhóm III) có tri giác kém chiếm 88,2 % và 94,1% so với nhóm không tăng đường huyết chỉ chiếm 10,7% với p < 0,05. Ở Việt Nam theo Trần Ngọc Tâm và CS cũng nhận tỷ lệ bệnh nhân hôn mê nặng (Glassgow ≤ 11) ở nhóm bệnh nhân đột quỵ cấp có đái tháo đường và tăng đường huyết phản ứng là 100% và 92,8% cao hơn so với nhóm không tăng đường huyết chiếm 70% [27].

Một số nghiên cứu ở nước ngoài như ở Hà Lan của Fop Van Kooten cũng nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân hôn mê nặng ở nhóm tăng đường huyết chiếm 59% so với nhóm không tăng đường huyết là 41%. Tsong Hai Lê (Đài Loan) cũng

ghi nhận bệnh nhân xuất huyết não có chỉ số Glassgow ≤ 11 là 40 % cao hơn nhóm nhồi máu não 8 % và bệnh nhân TBMMN kèm tăng đường huyết có diễn tiến nặng chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm không tăng đường huyết [27], [49], [74] .

Một phần của tài liệu tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w