Tương quan giữa nồng độ đường huyết và điểm Glasgow, điểm NIHSS.

Một phần của tài liệu tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp (Trang 74 - 77)

- Mối tương quan giữa điểm NIHSS lúc mới nhập viện và đường máu đói sau

4.3.2.Tương quan giữa nồng độ đường huyết và điểm Glasgow, điểm NIHSS.

Chương IV BÀN LUẬN

4.3.2.Tương quan giữa nồng độ đường huyết và điểm Glasgow, điểm NIHSS.

NIHSS.

Khi tiến hành nghiên cứu mối tương quan giữa nồng độ đường huyết với

điểm Glasgow và điểm NIHSS khi nhập viện và sau 24 giờ, chúng tôi thấy đường huyết có liên quan chặt chẽ với điểm Glassgow và điểm NIHSS được biểu diễn trong các biểu đồ: 3.6, 3.7, 3.8, 3.9.

- Tại thời điểm nhập viện, nồng độ đường huyết và điểm Glassgow có tương quan nghịch biến chặt chẽ với nhau với r = - 0,607. Mối tương quan này càng chặt chẽ hơn sau 24 giờ nhập viện với r = - 0,668. Như vậy sau đột quỵ nhồi máu não, nồng độ đường huyết càng cao thì điểm Glassgow càng thấp, ý thức của bệnh nhân càng xấu.

- Tại thời điểm nhập viện, nồng độ đường huyết và điểm NIHSS có tương quan đồng biến chặt chẽ với nhau với r = 0,536. Sau 24 giờ mối tương quan này càng chặt chẽ hơn với r = 0,603. Như vậy nồng độ đường huyết càng cao thì điểm NIHSS càng cao, tình trạng lâm sàng của bệnh nhân càng xấu.

- Khi mới nhập viện nồng độ đường huyết còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng no, đói, tiết thực của bệnh nhân không phản ánh đầy đủ mức đường huyết đáp ứng với tình trạng stress cũng như để chẩn đoán đái tháo đường. Sau 24 giờ chúng tôi lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói, khi đó nồng độ đường huyết phản ánh trung thực hơn đáp ứng với các hormon tăng đường huyết (Catecholamine, glucagon, cortisol… ) được tạo ra do tình trạng stress sau nhồi máu não. Tương tự như vậy nghiên cứu của nguyễn Song Hào – 2007, cũng ghi nhận có mối tương quan nghịch biến chặt chẽ giữa tăng đường

huyết và mức độ trầm trọng của hôn mê với p < 0,05 và r= - 0,612. Theo tác giả Trần Ngọc Tâm và CS – 2000 nghiên cứu trên các bệnh nhân TBMMN giai đoạn cấp cũng ghi nhận có mối tương quan nghịch biến khá chặt chẽ giữa tăng đường huyết và mức độ trầm trọng của hôn mê với p < 0,01, r =

-0,468[13], [27] . Szczudlik và CS – 2001[71] nghiên cứu tăng đường huyết do stress trên bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp công bố có mối tương quan nghịch biến giữa tăng đường huyết và thang điểm đánh giá mức độ hôn mê khi đo đường huyết sau 24 giờ nhập viện (p < 0,05, r = -0,32). Theo Nguyễn Thành Vy – 2010 [32] khi đánh giá tình trạng lâm sàng bằng thang điểm Orgogozo cũng kết luận mức độ cải thiện lâm sàng tốt hơn ở nhóm bệnh nhân không tăng đường huyết so với nhóm tăng đường huyết.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 65 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não điều trị nội trú tại khoa Thần Kinh bệnh viên Bạch Mai, từ tháng 8/ 2011 đến tháng 8/2012 chúng tôi rút ra một số kết luận sau :

1. Đặc điểm bệnh nhân NMN.

- Tỷ lệ nam/nữ là 2,82.

- Tuổi hay gặp trong đột quỵ NMN nhiều nhất là nhóm tuổi 61 – 80 chiếm 61,5%.

- Mức độ ý thức theo thang điểm Glassgow: Bình thường chiếm 47,7%. trung bình chiếm 26,2%, nặng và rất nặng chiếm 26,1%.

- Tình trạng lâm sàng theo thang điểm NIHSS: Nhẹ chiếm 20%, trung bình chiếm 44,6%, nặng và rất nặng chiếm 35,4 %.

- Tỷ lệ HbA1c: ≤ 7% chiếm 73,8%, > 7% chiếm 26,2%. - Bệnh nhân được chia ra làm 3 nhóm nghiên cứu:

+ Nhóm có ĐM bình thường chiếm 47,7 % (31/65). + Nhóm TĐH phản ứng chiếm 26,2 % (17/65) + Nhóm ĐTĐ mới phát hiện chiếm 26,2% (17/65).

Một phần của tài liệu tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp (Trang 74 - 77)