- Mối tương quan giữa điểm NIHSS lúc mới nhập viện và đường máu đói sau
Chương IV BÀN LUẬN
4.2. Đặc điểm đường máu ở bệnh nhân NMN giai đoạn cấp 1.Nồng độ đường máu qua 3 lần xét nghiệm.
4.2.1.Nồng độ đường máu qua 3 lần xét nghiệm.
- Căn cứ vào bảng 3.9 và 3.10 cho thấy tỷ lệ tăng đường huyết có 34/65 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 52,4% trong đó 17 bệnh nhân có tăng đường máu thực sự, 17 bệnh nhân tăng đường huyết phản ứng sau đột quỵ đều chiếm tỷ lệ 26,2%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Vy tỷ lệ tăng đường huyết chiếm 64,8% trong đó đái tháo đường
chiếm 28,6%, tăng đường huyết phản ứng chiếm 36,2%. Điều này có thể ly giải do cỡ mẫu của tác giả là 105 lớn hơn của chúng tôi là 65 bệnh nhân. - Nồng độ đường máu ngày thứ 1 của nhóm 2 và nhóm 3 lần lượt là: 8,9 ±1,6; 11,2 ± 4,02, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
- Nồng độ đường máu ngày thứ 2 của 2 nhóm lần lượt là: 8,92 ± 1,65; 12,43± 5,34, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
Như vậy có thể thấy ở nhóm tăng đường huyết phản ứng đường máu chủ yếu dao động trong khoảng từ 7 – 10mmol/l thấp hơn nhóm đái tháo đường, đường máu tăng cao hơn chủ yếu > 10mmol/l.
- Ngày thứ 7 sau khi điều trị đột quỵ não theo phác đồ của TCYTTG khuyến cáo thì nhóm đái tháo đường phải dùng thuốc mà trị số đường huyết vẫn ở mức 8,5± 0,94, còn nhóm tăng đường huyết không cần điều trị đương máu sau 7 ngày trở về mức bình thường.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của Trần Thanh Tâm, Nguyễn Thành Vy và một số tác giả nước ngoài bệnh nhân đột quỵ não có tăng đường huyết phản ứng, khi ngưỡng đường máu lúc đói trên 7 mmol/l và không cần điều trị thuốc chống đái tháo đuờng [28], [32] .