- Mối tương quan giữa điểm NIHSS lúc mới nhập viện và đường máu đói sau
Chương IV BÀN LUẬN
4.1.6. Đặc điểm về giá trị HbA1c ở bệnh nhân nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ HbA1c > 7% chiếm tỷ lệ 26,2%, theo Trần Ngọc Tâm và CS tỷ lệ bệnh nhân có HbA1c ≥ 6 % chiếm tỷ lệ 31,4% chứng tỏ đường huyết của những bệnh nhân này cao rất lâu trước đột quỵ. Do vậy kết hợp với đường máu đói làm ở những ngày tiếp theo cao ≥ 7,0 mmol/l, các bệnh nhân này được xem là có đái tháo đường sẵn có mới được phát hiện. Như vậy HbA1c huyết tương là cơ sở giúp chẩn đoán phân biệt giữa tăng đường huyết phản ứng và tăng đường huyết do đái tháo đường ở bệnh nhân TBMMN nói chung và nhồi máu não nói riêng trong giai đoạn cấp, giúp cho các thầy thuốc chủ động hơn trong điều trị và theo dõi bệnh nhân và tăng đường huyết ở giai đoạn cấp của TBMMN có thể được xem như một trong những yếu tố tiên lượng nặng [27].
Khi phân tích giá trị HbA1c ở các nhóm bệnh nhân chúng tôi thu đước kết quả: HbA1c ở nhóm tăng đường máu phản ứng là 5,78 ± 0,41, nhóm có đường máu bình thường là 5,72 ± 0,31, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Điều này chứng tỏ mức độ tăng đường huyết phản ứng không tương quan với nồng độ HbA1c ở bệnh nhân nhồi máu não. Bởi vì HbA1c phản ánh tình trạng tăng đường huyết của bệnh nhân trong khoảng thời gian 2- 3 tháng trước khi đột quỵ, chứ không phản ánh tình trạng rối loạn đường huyết trong giai đoạn cấp. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với Allport LE – 2004 hay Nguyễn Song Hào – 2007 [13], [27], [37].