Đa dạng và Thống nhất

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề (Trang 52 - 54)

I. Mục tiêu của bài:

6.Đa dạng và Thống nhất

Tổ hợp đa dạng về khối dáng, chất liệu màu sắc trong không gian không đối sứng thường vẫn cho cảm nhận hài hoà, thống nhất và phong phú nhờ cách chia không gian hợp lý theo những đặc trưng của các thành tố tổ hợp.

Tạo cảm giác thống nhất các khối dáng đa dạng cũng là nhờ phối hợp đường nét và hình dạng.

Những yếu tố không cùng kiểu dáng có thể bố trí theo từng tổ nhóm, các nhóm quân bình qua một đường gianh giới.

Cũng như sự cân bằng và hài hòa, khi các yếu tố được xử lý theo một cách thức thống nhất sẽ tạo ra sự thống nhất trong bố cục. Song sự thống nhất ấy đôi khi sẽ làm bố cục trở thành buồn tẻ, khô khan.

Trong vận dụng cụ thể, sự thống nhất cần có những điểm chấm phá. Điều này tưởng chừng sai nguyên tắc, song nó lại rất hiệu quả trong việc tôn thêm tính thống nhất của bố cục.

Các phần trong thể thống nhất có thể thay đổi tạo ra sự đa dạng trong bố cục, nhưng cũng không được quá lạm dụng dẫn đến hỗn loạn thị giác.

7. Nhịp điệu

Nguyên lý thiết kế nhịp điệu là dựa vào sự lặp đi lặp lại của các yếu tố. Sự lặp lại này không chỉ tạo nên sự thống nhất thị giác mà còn tạo nên sự chuyển động mang tính nhịp điệu mà mắt và tâm trí người quan sát có thể hướng theo đó. Nó có thể được dùng để thiết lập một nhịp điệu cho những phần chính hoặc để xác định một tuyến chất liệu hay đường viền trang trí.

Các hình mẫu phức tạp, có nhịp điệu được thực hiện bằng cách tạo mối quan hệ thị giác cho các yếu tố, tức là liên kết các vật liền kề vào nhau hoặc phân chia các điểm cơ bản giữa chúng.

Không gian của những yếu tố liên tục và nhịp độ của nhịp điệu thị giác có thể thay đổi, tạo thành và nhấn mạnh những điểm cần thiết trong khối. Hiệu quả của nhịp điệu có thể làm duyên dáng, truyền cảm, dứt khoát và đột ngột. Trong một chuỗi những hình mẫu có nhịp điệu, có một sự đột biến của một yếu tố độc đáo có thể làm tăng tính tự nhiên của hình mẫu.

Trong khi những yếu tố lặp đi, lặp lại để có tính liên tục phải có một đặc điểm thông thường, chúng ta có thể thay đổi hình thù, chi tiết, màu sắc và chất liệu. Những sự khác biệt này có thể tạo thành sự phong phú thị giác và có thể dẫn tới mức độ đa dạng khác nhau. Một nhịp điệu xen kẽ có thể đặt

nằm ngang, hoặc những biến tấu có thể được xếp tăng lên về kích cỡ, giá trị, màu sắc để định hướng cho chuỗi.

Nhịp điệu thị giác dễ dàng nhận ra nhất khi tạo thành một chuỗi theo đường, chuỗi không theo tính chất tuyến (đường) gồm những hình thù, màu sắc, chất liệu, có thể cung cấp những nhịp điệu tinh tế hơn mà có thể người nhìn sẽ không cảm nhận thấy ngay.

Hình 5.4 Phòng khách 8. Nhấn mạnh

Trong một bố cục thống nhất xuất hiện một yếu tố khác thường có thể đó là khác về hình dạng, chất liệu, màu sắc hay sự định hướng đều tạo ra một sự nhấn mạnh. Sự nhấn mạnh này đặc biệt cần thiết khi chúng ta muốn nói nên một điều gì đó trong tác phẩm của mình.

III. Bài thực hành

1. Hãy tính tỷ lệ cấu trúc nội thất cho căn hộ có 5 phòng 2. Hãy thiết kế kích thước nội thất cho phòng khách 24 m2.

BÀI 6: BỐ CỤC MÀU SẮC

Thời gian: 30h (LT: 10h; TH:20 h)

I. Mục tiêu của bài:

Học xong bài này học sinh sẽ:

Nêu được các khái niệm về màu sắc, ứng dụng vào trong thực tế thiết kế nội thất .

Thiết kế và thi công nội thất, vận dụng linh hoạt các yêú tố màu sắc vào trong thực tiễn.

Có thái độ yêu nghề, tinh thần hăng say trong học tập.

II. Nội dung:

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề (Trang 52 - 54)