Các bước và nội dung thiết kế nội thất Khái niệm

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề (Trang 79 - 83)

II. Nội dung: 1 Mặt bằng

1. Các bước và nội dung thiết kế nội thất Khái niệm

1.1. Khái niệm

Việc thiết kế nội thất cũng giống như công việc trang trí nội thất. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể phân biệt được nhờ những khái niệm về thiết kế. Trong thiết kế, việc bố trí thế này hay thế khác đều được lập phương án và kế hoạch thực hiện rõ ràng chính xác.

Nhìn chung, thiết kế nội thất được thực hiện theo các bước sau: - Thu thập thông tin làm cơ sở thiết kế

- Xây dựng và lựa chọn phương án thiết kế

- Trình bày bản vẽ và thuyết minh, đánh giá thiết kế - Lập kế hoạch thi công và nghiệm thu

1.2. Thu thập thông tin làm cơ sở thiết kế

Việc thu thập thông tin được thu thập theo các nhóm thông tin sau: - Người sử dụng và những yêu cầu họ:

+ Người sử dụng: Là cá nhân hay nhóm? Nếu là nhóm thì có bao nhiêu người? Là cụ thể hay trừu tượng? Ngành nghề? nhóm tuổi?...

+ Các yêu cầu: Yêu cầu của nhóm là gì? Yêu cầu của từng cá nhân ra sao? Sự cần thiế về không gian cá nhân, sự riêng tư? Quan hệ qua lại, lối đi... Các đồ vật ưa chuộng, màu ưa thích,... Các vị trí đặc biệt, các sử thích riêng tư...

- Các yêu cầu về hoạt động:

Hoạt động chủ yếu là gì? thứ yếu là gì?

Bản chất của hoạt động là chủ động hay thụ động? Hoạt động ồn ào hay yên tĩnh?

Hoạt động công cộng, nhóm nhỏ hay cá nhân riêng biệt?

Nếu không gian được sử dụng cho nhiều hoạt động thì các hoạt động quan hệ với nhau như thế nào? Hoạt động có diễn ra thường xuyên hay không? Thời gian hoạt động là ngày hay đêm?

Hoạt động cần có các yêu cầu như thế nào: - Riêng tư và ngăn cách

- Lối ra vào ra sao

- Khả năng sử dụng như thế nào

- Các yêu cầu đối với chiếu sáng, chất lượng âm thanh.

làm việc; Diện tích dự trữ và trưng bày; Các phụ kiện và các thiết bị đặc biệt cần thiết khác; Đèn chiếu, điện, cơ khí

- Xác định chất lượng yêu cầu của các thiết bị: Tính tiện nghi; Tính an toàn; Sự đa dạng của thiết bị; Độ bền; Khả năng bảo quản

- Xác định cách bố trí.

Phân theo nhóm công năng, bố trí phù hợp theo kiểu dáng hay bố trí linh hoạt.

- Phân tích không gian:

+ Lấy mặt bằng, mặt cắt các tường

+ Phân tích không gian: Hình dạng, qui mô và tỷ lệ của không gian; Vị trí hiện trường, các điểm ra vào và đường đi lại; Cửa sổ, chiếu sáng, tầm nhìn, sự thông thoáng; Các vật liệu làm sàn, trần, tường.

Các chi tiết kiến trúc cần chú ý: Vị trí của các thiết bị điện, máy móc cố định và điểm đấu điện; Nếu cần thì có thể sửa đổi những gì?

- Các yêu cầu về kích thước cần xác định các yêu cầu về kích thước đối với không gian và các nhóm trang thiết bị:

+ Diện tích cần thiết cụ thể cho mỗi nhóm được trang bị

+ Không gian cần thiết cho lối vào và di chuyển trong phạm vi giữa các khu vực hoạt động

Tính số người phù hợp, khoảng cách phù hợp và tác động qua lại giữa các hoạt động

Xác định sự phù hợp giữa hoạt động và các kích thước của không gian. Nghiên cứu các phương thức và nhóm hoạt động phù hợp trong phạm vi hình dáng, tỷ lệ của diện tích sàn với chiều cao của không gian.

Các chất lượng yêu cầu: Xác định chất lượng phù hợp với khung cảnh không gian và sở thích hoặc nhu cầu của khách hàng hoặc người sử dụng.

- Cảm xúc, tâm trạng hoặc môi trường - Hình tượng và phong cách

- Mức độ thông thoáng bao quanh - Tiện lợi và an toàn

- Trọng điểm và hướng không gian - Môi trường âm thanh

- Tính năng động Mối quan hệ yêu cầu:

- Mối quan hệ yêu cầu giữa các khu vực hoạt động liên quan - Giữa các khu vực liên quan tới sự hoạt động

- Giữa căn hộ và không gian bên cạnh - Giữa căn hộ và bên ngoài

Phân khu yêu cầu cho các hoạt động: tổ chức các hoạt động thành các nhóm hoặc theo các tập hợp tương xứng và thuận tiện cho sử dụng.

1.3. Xây dựng và lựa chọn phương án thiết kế

Đây là bước chủ yếu diễn ra quá trình thiết kế. Quá trình này có thể mô tả qua những vòng tròn mà trên đó lặp đi lặp lại ba công đoạn đó là: Phân tích; Tổng hợp; Đánh giá.

Để xây dựng được các phương án thiết kế, ban đầu chúng ta cần phân tích các thông tin thu thập được để từ đó tổng hợp lại đưa ra một phương án thiết kế. Tiếp đó sẽ là đánh giá phương án vừa tạo ra xem ưu, nhược ở đâu để tiếp tục rút kinh nghiệm cho các phương án kế tiếp. Sau khi đánh giá, nếu kết quả chưa đạt được như mong muốn, ta lại tiến hành phân tích, tổng hợp rồi lại đánh giá... cho tới khi điều đạt được xấp xỉ với điều mong đợi.

1.3.1. Phân tích

Trong công đoạn này, chúng ta cần phân tích các nội dung theo các thông tin đã thu thập được ở bước thứ nhất, nói đúng hơn là ta cần phải trả lời các câu hỏi sau:

- Cái gì đang tồn tại? Các tư liệu về vật chất, văn hoá hiện tại? Mô tả các yếu tố hiện có? Cái gì có thể thay đổi, cái gì không thể?

- Người sử dụng muốn gì?

+ Xác định các yêu cầu và sở thích của người sử dụng + Đề ra những mục tiêu, những yêu cầu về chức năng + Yêu cầu về hình ảnh và phong cách thẩm mỹ

+ Sự kích thích và ý nghĩa về mặt tâm lý - Điều gì có thể thực hiện?

+ Xác định có thể chọn cái gì, cái gì không thể chọn? + Xác định cái gì có thể điều chỉnh, cái gì không thể? + Xác định cái gì được phép, cái gì bị cấm?

+ Xác định các giới hạn về: thời gian, kinh tế, pháp lý, kỹ thuật... Từ việc phân tích các phần của vấn đề, chúng ta có thể đặt ra các giải pháp, phương án thiết kế. Điều này đòi hỏi sự tổng hợp, kết hợp giải đáp những vấn đề về các phương diện khác nhau để các giải pháp gắn bó với nhau.

Có nhiều cách tiếp cận lựa chọn để tạo ra các ý đồ và tổng hợp các giải pháp cho một vấn đề. Chúng ta có thể tách ra một hoặc hai vấn đề chủ chốt có giá trị hoặc có tầm quan trọng và dựa vào các vấn đề này mà đưa ra các giải pháp. Nghiên cứu các trường hợp tương tự và sử dụng chúng làm mẫu để phát triển các giải pháp của vấn đề đã nắm chắc. Phát triển các giải pháp thích hợp cho các bộ phận của vấn đề có thể kết hợp vào các giải pháp tổng thể và làm cho chúng hài hoà với cái hiện có.

Nếu không có sự phân tích, tổng hợp từ đầu thì khó có thể phát triển một ý đồ tốt.

1.3.2. Tổng hợp

Việc thiết kế đòi hỏi sự suy nghĩ hợp lý dựa trên kiến thức và sự hiểu biết tích luỹ được qua kinh nghiệm và nghiên cứu. Nội dung chính của công đoạn tổng hợp này là:

- Lựa chọn các phần:

Tiến hành lựa chọn và ấn định các giá trị cho các vấn đề hoặc yếu tố then chốt.

Hình dung ra cách làm cho các phần này có thể phù hợp với các phần khác.

- Tạo ý đồ:

Nhìn nhận tình hình từ các quan điểm khác nhau.

Bố trí các phần để thấy sự thay đổi có thể tác động đến tổng thể như thế nào.

Nghiên cứu các biện pháp để kết hợp vài ý đồ tốt vào một biện pháp tốt hơn.

- Tổng hợp lại toàn bộ các ý đồ

1.3.3. Đánh giá

Thiết kế đòi hỏi phải xét duyệt chặt chẽ các giải pháp lựa chọn và so sánh các ưu điểm, nhược điểm của từng đề xuất cho đến khi đạt được sự phù hợp nhất giữa vấn đề thiết kế cụ thể và giải pháp. Nội dung của công đoạn này là:

+ So sánh các ý đồ đã lựa chọn:

So sánh mỗi giải pháp với mục tiêu và tiêu chuẩn của thiết kế.

Cân nhắc các thuận lợi và ưu điểm so với các chi phí và độ tin cậy của mỗi giải pháp.

Xếp thứ tự các giải pháp về sự thích hợp và hiệu quả. + Đưa ra các quyết định về thiết kế

Tiêu chí để đánh giá thiết kế:

- Mức độ đáp ứng chứng năng và mục đích của phương án thiết kế. - Chất lượng thẩm mỹ của thiết kế.

- Chất lượng tinh thần của thiết kế: có ý nghĩa, gây ấn tượng, độc đáo. - Tính kinh tế của thiết kế.

1.4. Trình bày bản vẽ và thuyết minh thiết kế

Sau khi đã quyết định lựa chọn được một phương án thiết kế, chúng ta tiến hành trình bày bản vẽ và thuyết minh phương án thiết kế.

1.4.1. Bản vẽ thiết kế.

Bản vẽ thiết kế được lập thành hồ sơ. Thông thường trong thiết kế nội thất có ít nhất là 7 bản vẽ: bản vẽ các mặt tường, bản vẽ mặt bằng, bản vẽ mặt trần và bản vẽ phối cảnh tổng thể. Trong một số thiết kế, số bản vẽ có thể lên tới hàng trăm bản, có đầy đủ các góc nhìn phối cảnh và những phương án thiết kế khác để giúp người xem dễ dàng so sánh, dễ dàng thấy được tính ưu việt của phương án thiết kế.

Trong bản vẽ các mặt tường, màu của các chi tiết được thể hiện một cách trung thực để người thi công có thể lấy đó làm màu chuẩn thiết kế, không lấy theo màu của bản vẽ phối cảnh.

Các bản vẽ mặt cắt tường cũng như các chi tiết khác được thực hiện theo tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật hiện hành.

1.4.2. Thuyết minh thiết kế.

Thuyết minh thiết kế phải làm rõ các nội dung sau:

Lý do thực hiện thiết kế: theo đơn đặt hàng, theo tính cấp thiết phải thay đổi cải tạo.

Thực trạng của phương án cũ (nếu có trong trường hợp thiết kế cải tạo). Tính ưu việt của phương án thiết kế mới so với phương án thiết kế cũ. Đánh giá tổng hợp về phương án thiết kế.

Lập kế hoạch thi công và nghiệm thu

Trong bước này, người thiết kế cần lập ra một kế hoạch thi công để khẳng định tính khả thi của thiết kế. Cụ thể các đồ đạc nào là thiết kế, đồ đạc nào là mua sẵn. Nếu là thiết kế cần có bản vẽ thiết kế sơ bộ. Còn nếu là đồ đạc mua sẵn phải có mẫu mã catalog với đầy đủ kích thước kèm theo.

(Với phạm vi của bài giảng này, chúng tôi không thể đề cập hết toàn bộ nội dung mà chỉ giới thiệu một số tài liệu tham khảo ở phần tài liệu tham khảo của bài giảng)

Trên đây là phương pháp nghiên cứu hình mẫu, với hàng loại các thông tin về nó ở đầu vào qua quá trình phân tích, tổng hợp và đánh giá, một phương án thiết kế ra đời. Phương án này sau khi được cân nhắc, đánh giá tiếp tục được phân tích tổng hợp và đánh giá để tạo ra một phương án khác. Cứ như vậy cho tới khi phương án thiết kế phù hợp với các yêu cầu đặt ra thì thôi.

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w