Thích hợp không gian

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề (Trang 28 - 29)

I. Mục tiêu của bài:

3.Thích hợp không gian

Trong không gian nội ngoại thất việc bố trí được một không gian thích hợp theo đúng nghĩa là cả một nghệ thuật. Sau đây ta nghiên cứu các quy luật của tổ hợp không gian.

3.1. Biểu cảm trong tổ hợp không gian mặt bằng

Biểu cảm hay còn gọi là bố cục tạo hình không gian hình khối kiến trúc là bố trí sắp xếp bố cục các chức năng hoạt động tạo thành một không gian hay một tổ hợp nhiều không gian, kiến tạo thành hình khối kiến trúc với một quy mô đáp ứng công năng để tìm kiếm một giải pháp tổ hợp có hiệu quả thẩm mỹ cao. Người làm nội thất cần nắm được những đặc điểm của biểu cảm của các loại không gian và hình khối và các cách bố cục trong sáng tác.

Hình 3.2 Bố cục mặt bằng phòng ngủ 3.2. Hình thức và mỹ cảm của không gian

Không gian kín đựơc giới hạn tầm nhìn ra ngoại cảnh ở các hướng tạo cảm giác tĩnh, yên ổn, an toàn, tạo điều kiện tập trung tư tưởng và thư giãn tốt. Tuy nhiên hình dáng phòng, trần, quan hệ giữa diện tích sàn, trần và độ cao sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lí, đến tính vô hướng hay định hướng của không gian.

Không gian lưu thông đó là không gian bị giới hạn bằng các bức tường bao chắn một cách cứng nhắc và rõ ràng. Không gian lưu thông tạo ra cảm giác thoải mái, an toàn, đồng thời cũng gây ra ấn tượng bất ngờ và sự phong phú trong quá trình di chuyển.

3.4. Không gian nửa kín nửa hở

Không gian nửa kín nửa hở là khi một hay nhiều hướng của không gian đựơc mở hay ngăn kín không gian hoàn toàn, ngăn che bằng vách thủng các không gian này tạo cảm giác thoải mái có điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên vừa gây được cảm giác thoải mái yên ổn, gây được ấn tượng tự do cởi mở không bị tù túng.

3.5. Không gian hở có giới hạn

Không gian hở có giới hạn là các không gian có mái che như sân vườn khoảng trống giữa các ngôi nhà cho cảm giác vừa riêng tư vừa công cộng, có được sự tự do thoải mái.

3.6. Không gian mở vô hạn

Không gian mở vô hạn chỉ có tác dụng tạo tầm nhìn thoáng đãng nhưng thường gây cảm giác hư vô, chống rỗng, sự bé nhỏ hoặc thiếu chủ động của con người và sự khống chế của ngoại cảnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề (Trang 28 - 29)