Ảnh hưởng của màu sắc cạnh nhau, sự tương đồng, sự tương phản

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề (Trang 57 - 59)

I. Mục tiêu của bài:

2. Ảnh hưởng của màu sắc cạnh nhau, sự tương đồng, sự tương phản

Màu sắc có độ tương đồng với nhau, những màu gần nhau khi được đứng gần nhau sẽ tôn đẩy nhau lên làm cho màu sắc càng có sự lung linh bắt mắt, tăng khả năng mỹ cảm cho người thưởng thức, trong nội thất điều này

quan trọng, bởi không gian nội thất nơi để con người luôn làm chủ và nội thất chỉ đóng vai trò người gúp việc, vì thế sự sắp sếp màu sắc là cả một nghệ thuật cao.

Những mảng màu bố trí gần nhau sẽ ảnh hưởng đến tổng thể không gian, vì thế chúng phải hài hòa với nhau về mầu sắc, tôn đẩy được các sắc mầu, làm nổi bật được phong cách, đặc điểm của công trình.

Tuy nhiên màu sắc cũng có tính tương phản rất cao đó là những màu có sự đối chọi nhau về màu sắc cơ bản như đỏ đối chọi với đen, trắng đối chọi với đen. Tuy nhiên đôi khi sự đối chọi về màu sắc cũng gây được hiệu quả rất cao.

Hình 6.3 Bài trí chất liệu màu sắc tương phản 3. Chất liệu bề mặt

Trong thiết kế và thi công nội thất người ta sử dụng rất nhiều các vật liệu khác nhau để thể hiện ý đồ sáng tác của mình. Bằng chính những đặc tính có khả năng biểu cảm của vật liệu mà từ đó cho ta cảm nhận được cái đẹp mà ta thường nói đó là chất cảm mà thị giác của ta cảm nhận được của một cấu trúc 3 chiều thể hiện trên bề mặt của vật liệu.

Chất liệu bề mặt của vật liệu tạo cảm nhận về sự trơn, láng bóng hay thô nhám, gồ ghề diễn tả bản chất tự nhiên của vật liệu.

Ta có 2 cách để phân biệt được chất liệu bề mặt: - Bằng súc giác

- Bằng thị giác

Ngoài chất lượng bề mặt, chất liệu còn phản ánh chất lượng của vật liệu, tuổi thọ của vật liệu.

Ánh sáng, góc độ nhìn khoảng cách nhìn đều có ảnh hưởng đến nhận thức cảm súc thị giác, thông qua chủ yếu chất lượng bề mặt của vật liệu

*Chất cảm từ cấu trúc vật liệu thông qua:

- Kiểu dáng bề mặt của vật liệu, sắc màu, ánh sáng, tạo những cảm nhận phong phú về hình khối trong không gian kiến trúc.

- Bề mặt có vân thớ làm cho ta có cảm nhận như nó được rộng thoáng hơn, sinh động hơn.

- Bề mặt thô ráp làm cho ta cảm nhận như gần lại, thu nhỏ hơn.

Kích thước bề mặt, tầm nhìn đều ảnh hưởng tới cảm nhận về sắc màu của vật liệu. Vì vậy lựa chọn kiểu dáng bề mặt của chất liệu, lựa chọn bài chí phù hợp sẽ cho một cảm giác đầy đủ, phong phú của không gian.

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề (Trang 57 - 59)