Chiến lược phát triển sản phẩ m

Một phần của tài liệu chiến lược huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 81)

Đây là loại chiến lược đặt trọng tâm vào việc cải tiến mở rộng thêm các sản phẩm dịch vụ trên thị trường hiện có mà không thay đổi bất kỳ yếu tố nào

Ngân hàng cần nghiên cứu mở rộng các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng cho phù hợp với xu thế phát triển của thị trường như:

+ Hình thức huy động vốn bằng vàng.

+ Huy động vốn bằng VND đảm bảo giá trị theo vàng. + Huy động vốn bằng VND đảm bảo giá trị theo USD.

Mặt khác ngân hàng cần cải tiến các sản phẩm hiện có của ngân hàng theo hướng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng để có thể phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của ngân hàng chiếm lấy thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh trên địa bàn như:

+ Thanh toán các dịch vụ tiện ích cho một sốđối tượng khách hàng có mở

tài khoản tại ngân hàng như Cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức, những người lao động làm việc theo giờ hành chính, thường hay vắng nhà không thể

thanh toán các chi phí sinh hoạt hàng ngày như tiền điện, tiền nước, điện thoại… Ngân hàng có thể giúp họ thanh toán thông qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng mình.

+ Trả lãi thông qua dịch vụ thẻ một mặt ngân hàng có thể đa dạng thêm hình thức trả lãi mặt khác có thể tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi nhận tiền lãi. Họ không cần phải đúng theo giờ hành chính hay đúng ngày lãnh lãi đến ngân hàng lãnh lãi mà họ có thể chủđộng nhận tiền lãi khi nào họ muốn.

+ Sản phẩm tiết kiệm bậc thang theo số dư của ngân hàng thay vì cộng thêm phần lãi thưởng thì ngân hàng có thể nghiên cứu ở từng mức số dư cụ thể đưa ra những món quà tặng thích hợp và được công bố công khai trên các tờ

bướm quảng cáo của ngân hàng gửi cho khách hàng tham khảo khi đến giao dịch tại ngân hàng.

+ Đối với sản phẩm tiết kiệm gửi góp thì ngân hàng cần kết hợp giữa huy

động và cho vay tiêu dùng phù hợp với từng đối tượng để có thểđáp ứng nhu cầu của họ bằng cách thoả thuận trên hợp đồng khi họ phát sinh nhu cầu.

5.2.1.1. Cơ sở thực hiện chiến lược

a. Về nhân lực

Do ngân hàng chưa có đội ngũ phát triển sản phẩm chuyên nghiệp, chỉ có tổ

tiếp thị và marketing nên sẽ gặp khó khăn trong nghiên cứu cải tiến sản phẩm. Tuy nhiên đặc điểm kinh tế xã hội của Cà Mau là vùng có kinh tế nông nghiệp phát triển, đối tượng khách hàng chủ yếu là nông dân, bản chất của người dân thật thà nên dù việc nghiên cứu của cán bộ gặp khó khăn nhưng nhờ sự nhiệt tình

đóng góp của khách hàng ngân hàng có thể thu thập thông tin, phân tích đánh giá

để cải tiến những sản phẩm cho phù hợp với thị trường hơn.

Nhân viên phòng kinh doanh của ngân hàng khá năng động, trình độ quản lí của trưởng phòng kinh doanh khá tốt góp phần tạo thuận lợi cho công tác nghiên cứu cải tiến sản phẩm của ngân hàng.

b. Về thị phần, uy tín và mạng lưới

+ Thị phần huy động vốn của ngân hàng khá lớn chiếm khoảng 47,8% cho thấy khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực này khá tốt, tốc độ tăng trưởng vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm 2004, 2005, 2006 đều trên 20%. Vì vậy với điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay ngân hàng có thể hoàn thành

được mục tiêu tăng trưởng vốn huy động bình quân giai đoạn 2007-2010 là trên 22%

+ Uy tín của ngân hàng được nhiều khách hàng biết đến nhiều năm nay nên tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền sâu rộng các sản phẩm mới

đến với khách hàng mới trên thị trường có sẵn của ngân hàng.

+ Mạng lưới hoạt động của ngân hàng rộng nhất trên địa bàn, tuy nhiên ngân hàng chưa thể khai thác hết đối tượng khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Bằng việc tạo ra nhiều tiện ích, nhiều sản phẩm huy động vốn, sản phẩm dịch vụ

cho khách hàng lựa chọn ngân hàng có nhiều cơ hội thu hút khách hàng tiềm năng trên địa bàn.

+ Kinh tế tăng trưởng ổn định, năm sau luôn cao hơn năm trước, thu nhập bình quân dầu người của người dân trong tỉnh ngày càng tăng, hội nhập kinh tế tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển thế mạnh kinh tế của mình nên nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng tăng. Tạo

điều kiện cho ngân hàng triển khai thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm cho công tác huy động vốn của ngân hàng.

+ Năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Cà Mau hiện nay là cao nhất, ngân hàng có sẵn những ưu thế

hoạt động trên thị trường góp phần tạo điều kiện cho ngân hàng trong công tác thực hiện chiến lược huy động vốn.

+ Cơ cấu chuyển dịch kinh tế của tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tiến hành quy hoạch các khu công nghiệp, khu du

lịch, khu đô thị cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong công tác thực hiện chiến lược huy động vốn.

5.2.1.2. Hạn chế của chiến lược.

- Sự hạn chế về trình độ văn hoá của bản thân người dân cũng như sự thiếu thông tin chỉ dẫn từ phía ngân hàng về các dịch vụ, sản phẩm do ngân hàng đưa ra phục vụ dân cư cũng là nguyên nhân lớn thường dẫn đến mặc cảm tự ti và tâm lí ngại hỏi han sợ tỏ ra kém hiểu biết hoặc phạm điều thất thố khiến người dân cảm thấy không tự tin, thoải mái khi đến giao dịch tại ngân hàng. Chính yếu tố

tâm lí này cũng gây ảnh hưởng phần nào đến công tác huy động vốn của ngân hàng.

- Công nghệ, máy móc, thiết bị của ngân hàng mua sắm đã lâu nên bị lạc hậu, hay bị hư hỏng gây ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của nhân viên và sự cập nhật thông tin của họ.

Trong khi đó hội nhập kinh tế quốc tế các ngân hàng thương mại cổ phần tranh thủ bán cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài một mặt tăng vốn điều lệ, mặt khác để tranh thủ sự giúp đở về công nghệ hiện đại và trình độ quản lí chuyên nghiệp của họ. Do đó việc cải tiến công nghệ của NHNO & PTNT Tỉnh Cà Mau đi sau các ngân hàng thương mại cổ phần khác sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động ngân hàng nói chung và công tác huy động vốn của ngân hàng nói riêng.

Một phần của tài liệu chiến lược huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)