PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Một phần của tài liệu chiến lược huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 55)

4.1.1. Yếu tố kinh tế.

4.1.1.1. Cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng các ngành ngư – nông – lâm nghiệp. Nhất là từ năm 2000 thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tinh thần Nghị Quyết 09 của chính phủ. Tỉnh Cà Mau đã chuyển phần lớn diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm và đã phát huy lợi thế tiềm năng và giải phóng sức sản xuất của đại bộ phần nông dân. Từđó trên địa bàn nông thôn hình thành nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ mới, tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động, ngành nghề… cụ thể :

Bảng 7: CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH CÀ MAU

Cơ cấu kinh tế 2002 2003 2004 2005 2006

Ngư - Nông -Lâm nghiệp(%) 57.5 56.69 54.53 53.64 51.45

Công nghiệp – XD (%) 21.23 22.85 23.34 23.54 24.05

Thương mại và Dịch vụ (%) 21.07 20.46 22.16 22.82 24.5

( Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)

a. Ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp

- Từ việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, diện tích nuôi trồng thuỷ sản Cà Mau tăng nhanh, đến nay đã có 280.000ha, trở thành tỉnh có diện tích nuôi thuỷ sản lớn nhất cả nước. Kinh tế thuỷ sản tiếp tục khẳng định là thế mạnh của tỉnh, phát triển toàn diện trên 4 lĩnh vực : Khai thác biển, nuôi trồng, chế biến, và xuất khẩu. Tổng sản lượng khai thác năm 2006 đạt 277.500 tấn, nhờ có nguồn nguyên liệu khá nên thu hút nhiều vốn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hàng thuỷ sản.

- Sản xuất nông nghiệp từng bước đi vào ổn định, nhất là tăng diện tích lúa 2 vụ để đảm bảo cung cấp lương thực trong tỉnh, diện tích cây ăn trái, cây rau màu đang phát triển mở rộng.

- Công tác trồng và bảo vệ rừng được quan tâm, hiện nay diện tích rừng đạt

độ che phủ 19% diện tích tự nhiên trong tỉnh, một phần diện tích rừng đang vào

độ tuổi khai thác trong các năm tiếp theo thì giá trị khai thác gỗ sẽ rất lớn.

b. Ngành công nghiệp xây dựng

Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng dần công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu từ thế mạnh của ngành nuôi trồng thuỷ sản, hiện tại tỉnh có khoảng 26 nhà máy, năm 2006 chế biến được trên 80.000 tấn thành phẩm.

c. Ngành thương mại dịch vụ

Ngành thương mại của tỉnh có mạng lưới rộng khắp, đã góp phần tích cực cho luân chuyển và tiêu thụ hàng hoá trong tỉnh, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

Ngành dịch vụ - du lịch của tỉnh ngày càng được chú trọng phát triển, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến tham quan, thúc đẩy kinh tế trong tỉnh phát triển theo cơ cấu chuyển dịch.

4.1.1.2.Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 là 11,8%/năm, năm 2006 tổng GDP của Tỉnh đạt 12.664 tỷđồng tăng 11,9% so với năm 2005 cụ thể: 2004 là 11,95% 2005: 13,43% tăng 12,4% so với năm 2004 2006: 15,03% tăng 11,9% so với năm 2005

Kinh tế Cà Mau luôn tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm cao, năm sau luôn cao hơn năm trước. Kinh tế trong tỉnh tăng trưởng theo hướng phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, sắp xếp cổ phần hoá khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế hợp tác vẫn còn chậm phát triển.

GDP bình quân đầu người tăng năm 2005 đạt 925triệu tương đương 582USD, năm 2006 tăng lên 10.947triệu đồng tương đương 680 USD.

Với điều kiện phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế như vậy sẽ tạo nhiều

điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc đưa ra các biện pháp tăng khả năng huy động vốn.

4.1.1.3. Kim ngạch xuất khẩu

Bảng 8: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA TỈNH CÀ MAU

Đvt: triệu USD

Năm 2002 2003 2004 2005 2006

Kim ngạch XK 308 412 454 510 590

(Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh)

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Cà Mau là thuỷ sản trong đó tôm chiếm 99% trong tổng giá trị hàng xuất khẩu. Tốc độ bình quân dao động trên dưới 10%.Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật, Mỹ, EU,…

4.1.1.4. Cơ sở hạ tầng

Các công trình hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng như đường giao thông, sân bay, bến cảng, hệ thống thuỷ lợi, chợ - nhà hàng - khách sạn, khu du lịch, khu đô thị mới…góp phần làm thay đỗi đáng kể bộ mặt đô thị và nông thôn.

Một số dự án trọng điểm của tỉnh được qui hoạch và tiến hành xây dựng : - Khu công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau thuộc xã Khánh An huyện U

Minh, cách TP Cà Mau 11Km. Diện tích huy hoạch 1208ha. Nguồn khí sử dụng

là các mỏ khí vùng biển Tây – Nam để sử dụng điện và đạm. Tổng công suất

điện sử dụng là 720Mw, lượng khí tiêu thụ khoảng 900triệu m3/năm. Trong khu công nghiệp có cụm công nghiệp sử dụng nguồn khí thấp áp và công nghiệp địa phương.

- Khu công nghiệp phường 1 Cà Mau: Diện tích qui hoạch 80 – 100 ha nhằm sắp xếp lại những cơ sở công nghiệp cơ khí sữa chữa, sản xuất , vật liệu xây dựng.

- Khu công nghiệp phường 8 TP Cà Mau. Diện tích huy hoạch 150 – 200 ha khu liên hợp cảng với công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu, chế biến nông sản, cơ khí sữa chữa…

- Khu công nghiệp Năm Căn: Diện tích qui hoạch 200 – 300 ha dịch vụ kho bãi, trung chuyển hàng hoá của cảng, công nghiệp chế biến thuỷ sản, công nghiệp

đóng mới sữa chữa tàu thuyền, sản xuất ngư lưới cụ, cơ khí phục vụ khai thác dầu khí.

- Khu công nghiệp sông Đốc : Diện tích qui hoạch 50 ha hướng phát triển cơ

khí sữa chữa tàu thuyền, chế biến hải sản, kho bãi và các dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Các dự án phát triển đô thị ở TP Cà Mau, thị trấn Năm Căn… - Các trung tâm thương mại TP Cà Mau, Năm Căn, Sông Đốc.

- Các dự án điểm và tuyến du lịch: Mũi Cà Mau, rừng ngập mặn, cụm dảo hòn Khoai, hòn Đá Bạc…

4.1.2. Yếu tố tự nhiên.

Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của nước Việt Nam, phía Bắc giáp với tỉnh Kiên Giang (63km), phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu (75km) phía Đông và

Đông Nam giáp với Biển Đông. Phía Tây giáp với Vịnh Thái Lan. Bờ biển dài 254km.

Diện tích tự nhiên tỉnh Cà Mau 5211km² bằng 13,10% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Longvà 1,58% diện tích cả nước. Địa hình toàn tỉnh thuần nhất là

đồng bằng, có nhiều sông gạch. Hằng năm vùng Mũi Cà Mau bồi ra biển trên 50m.

Địa giới hành chỉnh Cà Mau có 8 huyện và một thành phố trực thuộc tỉnh. Thành phố Cà Mau là trung tâm kinh tế, hành chính, văn hoá của tỉnh.

Vùng biển Cà Mau rộng trên 71.000km² tiếp giáp với vùng biển của các nước: Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Biển Cà Mau có vị trí nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á nên có nhiều điều kiện thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế

bằng đường biển, khai thác dầu khí và tài nguyên khác trong lòng biển.

Cà Mau có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ổn định và mang tính đặc trưng phân mùa rõ rệt, khí hậu Cà Mau ôn hoà thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa lại không bị ảnh hưởng của lũ và ít có bão .

Do vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, những đặc thù về sinh thái rừng, biển, khí hậu thuận lợi…tạo cho Cà Mau có nhiều ưu thế mạnh phát triển kinh tế thuỷ sản, nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến xuất khẩu, dịch vụ du lịch, khai thác khí đốt, dầu khí…Với môi trường tự nghiên như vậy Cà Mau đang là mảnh đất an toàn cho nhân dân và các nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh.

4.1.3. Yếu tố dân số và lao động4.1.3.1. Dân số 4.1.3.1. Dân số

Dân số trung bình của tỉnh Cà Mau hiện nay là 1,2 triệu người, có 20 dân tộc khác nhau sinh sống trên địa bàn, gồm người Kinh chiếm 97,16% còn lại là các dân tộc khác.

Mật độ dân số trung bình của tỉnh là 230 người/km² thấp hơn mật độ dân số

trung bình của cả nước và các tỉnh trong khu vực. Tỷ lệ nữ giới chiếm 50,90% dân số, nam chiếm 49,10%

4.1.3.2. Lao động

Số người trong độ tuổi lao động là 730.000 người chiếm 60% dân số trong

đó lực lượng lao động hoạt động trong nền kinh tế có 610.000người chiếm 50,83% dân số và chiếm 83,56% lao động trong độ tuổi. Lao động giản đơn chiếm 82% lực lượng lao động.

Chất lượng lao động xét theo học vấn và chuyên môn kỹ thuật còn thấp, số

lao động được đào tạo và lao động có tay nghề, kỹ thuật khoảng 110.000người chiếm 18% so với lực lượng lao động, trong đó sơ cấp học nghề 30.000người, trung học chuyên nghiệp 15.000 người, cao đẳng, đại học, sau đại học 65.000 người. Còn lại là lao động có kỹ thuật và tay nghề.

4.1.4. Yếu tố quốc tế

- Năm 2006 đánh dấu sự kiện quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế

quốc tế của đất nước.Quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam đã khép lại và Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế Giới ngày 07/11/2006.

- 11/11/2007, Nghị Định thư gia nhập hiệp định thành lập WTO của Việt Nam đã có hiệu lực ghi nhận Việt Nam bắt đầu được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ thực hiện các trách nhiệm của một nước thành viên WTO.

- Từ ngày 01/04/2007 ngoài các hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân hàng liên doanh, các tổ chức Tín dụng nứơc ngoài sẽ được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam.

- Để mở một chi nhánh của NHTM của nước ngoài tại Việt Nam thì Ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản hơn 20 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm xin

mở chi nhánh, trong khi đó mức yêu cầu đối với việc thành lập NH liên doanh hoặc NH 100% vốn nước ngoài là 10tỷ USD.

- Việc tham gia thị trường của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài trong tương lai có thể làm thay đổi bức tranh về thị phần hoạt động ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới bởi lẽ NH 100% vốn nước ngoài được hưởng đối xử

quốc gia đầy đủ như NHTM của Việt Nam về thiết lập hiện diện thương mại như được mở các văn phòng đại diện, chi nhánh, các công ty đơn vị trực thuộc, được góp vốn mua cổ phần tại các NHTM VN.

- Trong năm 5 năm kể từ khi gia nhập WTO, VN có thể hạn chế quyền của một chi nhánh NH nước ngoài được nhận tiền gửi bằng đồng VN từ các thể nhân VN mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh phù hợp với lộ trình sau: · Ngày 01/01/2007: 650% vốn pháp định được cấp. · Ngày 01/01/2008: 800% vốn pháp định được cấp. · Ngày 01/01/2009: 900% vốn pháp định được cấp. · Ngày 01/01/2010: 1000% vốn pháp định được cấp. · Ngày 01/01/2011: Đối xử như quốc gia đủ

Việc Việt Nam gia nhập WTO đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế của Việt Nam nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Các ngân hàng thương mại trong nước cần có những đề án chiến lược, hướng đi thích hợp để nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt nam trên sân nhà.

Bảng 9: TỔNG HỢP YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

YẾU TỐ TẠO CƠ HỘI CHO CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN 1.Yếu tố kinh tế. a. Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các

ngành công nghiệp và

dịch vụ, giảm tỷ trọng

- Khách hàng của ngân hàng chủ yếu là nông dân khi kinh tế chuyển dịch sẽ ảnh hưởng đến thị

phần huy động vốn của ngân hàng.

ngành nông- ngư- lâm nghiệp. b. Tốc độ tăng trưởng kinh tế:tăng qua các năm, 2006 đạt 15,03%. GDP bình quân đầu người năm 2006 khoảng 680 USD c. Kim ngạch suất khẩu năm 2005 đạt 590 triệu USD, dự tính đến 2010 sẽđạt 1 tỷ USD d. Cơ sở hạ tầng: Các cụm khu công nghiệp,

khu đô thị được quy

hoạch cụ thể. Du lịch ngày càng triển vọng - Tạo cơ hội cho ngân hàng mở rộng và phát triển sản phẩm. - Ngân hàng có cơ hội mở rộng các dịch vụ

thanh toán, mua bán ngoại tệ, tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng, góp phần thúc đẩy huy động vốn. - Cơ hội mở rộng và phát triển sản phẩm theo đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. 2. Yếu tố tự nhiên Cà mau có 3 mặt giáp biển, khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú

Cà Mau đang là mảnh

đất an toàn cho nhân dân

và các nhà đầu tư an tâm sản xuất. 3. Yếu tố quốc tế Ngày 07/11/2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Ngày 01/04/2007 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập ở - Nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh. - Học hỏi kinh

nghiệm, nâng cao trình

độ công nghệ và quản trị

- Áp lực cạnh tranh từ

phía các ngân hàng nước

ngoài với năng lực tài chính tốt hơn, công nghệ

và trình độ quản lí và hệ

Việt Nam và được đối xử như quốc gia đủ. ngân hàng. - Khơi thông thu hút nguồn vốn. - Động lực thúc đẩy cải cách ngân hàng. có chất lượng cao hơn có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. - Hoạt động gian lận và tội phạm bên ngoài ngày càng gia tăng. Đây cũng là một thách thức đòi hỏi các ngân hàng phải đặc biệt quan tâm đến khả

năng quản trị rủi ro.

4.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ. 4.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại 4.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại

4.2.1.1. Các ngân hàng thương mại nhà nước * Ngân hàng đầu tư và phát triển Cà Mau ( BIDV)

- Mạng lưới: - Một chi nhánh tỉnh có trụ sở tại Thành phố Cà Mau - Một phòng giao dịch tại thành phố Cà Mau

- Sản phẩm dịch vụ:- Sản phẩm tiền gửi

- Sản phẩm tín dụng: Cho vay ngắn, trung và dài hạn cả

nội và ngoại tệ.

- Sản phẩm dịch vụ: chi trả kiều hối, chuyển tiền trong tỉnh.

- Nghiệp vụ bảo lãnh: Dự thầu, thanh toán, vay vốn. - Khách hàng: Chủ yếu hộ kinh doanh bất động sản, khai thác biển, vài doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản.

* Ngân hàng ngoại thương chi nhánh Cà Mau ( Vietcombank)

- Mạng lưới: Chỉ một chi nhánh tỉnh có trụ sở tại Thành phố Cà Mau

- Sản phẩm dịch vụ: mạnh về thanh toán quốc tế, bên cạnh đó cũng có một số dịch vụ như chi trả kiều hối, ATM, chuyển tiền…

- Sản phẩm tiền gửi và sản phẩm tín dụng tương đối giống như ngân hàng

- Khách hàng: chủ yếu doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản và một phần nhỏ hộ kinh doanh cá thể.

* Ngân hàng công thương ( Incombank)

- Mạng lưới: Chi nhánh ở thành phố Cà Mau trụ sở khang trang, địa điểm giao dịch thuận lợi nằm ở trung tâm thành phố.

+ Phòng giao dịch P2. thành phố Cà Mau. + Phòng giao dịch Tắc Vân.

+ Phòng giao dịch Sông đốc.

- Khách hàng: Là các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trên lĩnh vực công nghiệp và khoảng 6 doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và một ít hộ sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu chiến lược huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)