Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Một phần của tài liệu chiến lược huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 70)

Từ việc phân tích môi trường vi mô ở phần trên ta tiến hành phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh để thấy rỏ hơn về các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực huy động vốn.

Trong bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh thì phong cách phục vụ là yếu tố quan trọng bậc nhất cho sự thành công vì đó được ấn định mức quan trọng 0,25. Kế đến là cạnh tranh lãi suất và uy tín của ngân hàng được ấn định mức quan trọng là 0,2. Sở dĩ chọn nhân tố phong cách phục vụ có mức quan trọng nhất vì kinh tế

ngày càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng cao, truyền thông ngày càng hiện đại đòi hỏi các nhu cầu phục vụ cho đời sống cũng phải nâng cao. Tất cả các ngành nghề sản xuất kinh doanh đều đưa phong cách phục vụ khách hàng lên hàng đầu. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng không ngoại lệ đặc biệt là lĩnh vực huy động vốn thì lại càng chú trọng đến nhân tố này hơn. Ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường vì vậy việc chọn lưạ ngân hàng để gửi tiền đối với khách hàng là dễ dàng, do đó tiêu chuẩn chọn lựa ngân hàng của người dân ngày càng cao. Vì vậy mà phong cách phục vụ được cho là quan trọng nhất.

Luận văn tốt nghiệp

Bảng 11: MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH

NHNo NHCT NHNT NHPTN Sacombank Á Châu

Các yếu tố Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Cạnh tranh Lãi suất 0,2 3 0,6 3 0,6 3 0,6 4 0,8 4 0,8 4 0,8 Uy tín ngân hàng 0,2 4 0,8 3 0,6 3 0,6 3 0,6 2 0,4 2 0,4 Mạng lưới hoạt động 0,1 4 0,4 2 0,2 2 0,2 2 0,2 1 0,1 1 0,1 Thị phần 0,1 4 0,4 3 0,3 3 0,3 3 0,3 2 0,2 2 0,2 Phong cách phục vụ 0,25 2 0,5 3 0,75 3 0,75 3 0,75 4 1,0 4 1,0 Sản phẩm dịch vụ 0,1 3 0,3 3 0,3 3 0,3 3 0,3 4 0,4 4 0,4 Tổng 1,00 3 2,75 2,75 2,95 2,9 2,9

Lưu ý: Các mức phân loại cho thấy cách thức mà theo đó chiến lược huy

động vốn của ngân hàng ứng phó với mỗi nhân tố, với 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là trên mức trung bình, 2 là trung bình và 1 là kém.

Qua dòng tổng số điểm quan trọng cho thấy Ngân hàng phát triển nhà là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên lĩnh vực huy động vốn với tổng số điểm là 2,95 nhỏ hơn NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau 0,05 điểm , kếđến là ngân hàng Á Châu và ngân hàng Sacombank tổng sốđiểm là 2,9.

4.2.5. Khách hàng.

- Mỗi ngân hàng có những thế mạnh riêng do đó cũng có những đối tượng khách hàng riêng nhưng do môi trường cạnh tranh các ngân hàng đã mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khá tương đồng nên

đối tượng khách hàng giữa các ngân hàng khá giống nhau, do đó gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng trong việc đưa ra các giải pháp và chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

- Đặc thù khách hàng trong tỉnh khá hẹp chủ yếu là:

+ Các doanh nghiệp kinh doanh chế biến hàng xuất khẩu Thủy Sản. + Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Hộ sản xuất, nuôi trồng Thủy Sản.

Do đó việc cạnh tranh đưa ra các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó kéo theo những khó khăn trong việc huy động vốn và hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Đặc điểm kinh doanh của khách hàng chủ yếu liên quan đến mặt hàng Thủy Sản, do đó rủi ro trong hoạt động của ngân hàng cao, phần nào tác động đến qúa trình huy động vốn của ngân hàng.

4.3. PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC. 4.3.1. Phân tích những cơ hội.

4.3.1.1. Phân tích những cơ hội trong điều kiện nền kinh tế hội nhập.

a) Tăng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng quốc tế

+ Do các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường hàng hoá quốc tế, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đồng thời các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài cũng có cơ hội thâm nhập và xuất khẩu hàng hoá vào thị

trường Việt Nam nên các nguồn vốn luân chuyển thông qua hệ thống tài chính ngân hàng cũng gia tăng. Vì vậy nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng ngày càng nhiều.

+ Áp lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài ngày càng gay gắt, các ngân hàng muốn tăng tính cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi phải đa dạng hoá các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

b) Nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả cạnh tranh

+ Quá trình hội nhập quốc tế sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư

vào thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp Việt nam muốn tồn tại và phát triển thì buộc các doanh nghiệp phải đổi mới nâng cao năng lực và kinh doanh có hiệu quả hơn. Vì vậy môi trường kinh doanh của ngân hàng có mức độ rủi ro thấp hơn, hoạt động của các ngân hàng sẽ an toàn lành mạnh và hiệu quả hơn.

+ Các ngân hàng phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Quá trình hội nhập sẽ tạo ra những ngân hàng có quy mô lớn, tài chính lành mạnh và kinh doanh hiệu quả. Khả năng cạnh tranh của các ngân hàng sẽđược nâng cao bởi cơ

hội liên kết hợp tác với các đối tác nước ngoài trong chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm và khai thác thị trường. Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh do mở rộng khả năng tiếp cận của các ngân hàng trong nước đối với các khu vực thị trường mới, các nhóm khách hàng có độ rủi ro thấp

c) Học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng

+ Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo các cam kết song phương và đa phương tức là cho phép ngân hàng nước ngoài thành lập dưới các hình thức hiện diện thương mại khác nhau như chi nhánh, ngân hàng liên doanh, ngân hàng con 100% vốn nước ngoài … Đây là điều kiện tốt để thu hút đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực tài chính, đồng thời các công nghệ ngân hàng và các kỹ năng quản lý tiên tiến được các ngân hàng trong nước tiếp thu thông qua sự liên kết, hợp tác kinh doanh, quá trình học hỏi và hỗ trợ kỹ thuật của các ngân hàng nước ngoài cho các ngân hàng trong nước. Sự tham gia điều hành, quản trị của các nhà đầu tư

nước ngoài tại các ngân hàng trong nước là yếu tố quan trọng để cải thiện nhanh chóng trình độ quản trị kinh doanh của các ngân hàng trong nước.

+ Các ngân hàng trong nước có nhiều cơ hội nhận được sự hỗ trợ về tư vấn,

đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mới của các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế; hỗ trợ xây dựng năng lực quản trị ngân hàng tiên tiến. Các ngân hàng trong nước sẽ được tăng cường phòng ngừa và xử lý rủi ro nhờ áp dụng công nghệ ngân hàng, kỹ năng quản trị, phát triển sản phẩm mới.

d) Khơi thông thu hút nguồn vốn

+ Quan hệ đại lí quốc tế của ngân hàng trong nước có điều kiện phát triển rộng rãi để tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại phát triển, kèm theo đó là quan hệ hợp tác đầu tư và trao đổi công nghệ được phát triển.

+ Hội nhập kinh tế quốc tế tạo nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn kênh đầu tư thích hợp, khi đó nhu cầu về sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng sẽ tăng lên, ngân hàng ngoài việc tăng thu dịch vụ còn có thể tạo mối quan hệ tốt với đối tượng khách hàng mới làm nền cho công tác huy động vốn.

e) Động lực thúc đẩy cải cách ngân hàng

+ Hội nhập kinh tế với việc gia nhập WTO sẽ thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật và năng lực hoạt động của các cơ quan quản lí tài chính. Chính sách tiền tệ và hệ thống giám sát ngân hàng sẽ có những cải cách to lớn theo hướng phù hợp với xu hướng tự do hoá tài chính và mở cửa hệ thống ngân hàng như tự do hoá lãi suất, nới lỏng kiểm soát tỷ giá và các biện pháp quản lí ngoại hối , cải cách hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế…. Chính vì vậy ngân hàng trong nước muốn tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh cần có những bước chuẩn bị hợp lí trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

+ Hội nhập kinh tế quốc tế là động lực thúc đẩy các ngân hàng thương mại nhà nước tự cải cách, tăng cường năng lực cạnh tranh để tạo thế phát triển bền vững.

4.3.1.2. Phân tích những cơ hội trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Cà mau là tỉnh có thế mạnh về chế biến thuỷ sản xuất khẩu, với kim ngạch xuất khẩu hàng năm khá lớn, năm 2006 đạt 590 triệu USD chiếm 1/5 kim

ngạch xuất khẩu của cả nước. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật. Các nhà xuất khẩu thuỷ sản muốn xuất hàng hoá sang thị trường Mỹ thì hải quan Mỹ buộc các nhà nhập khẩu phải ký quỹ 5%/ doanh số nhập khẩu trên 3 năm gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh. Tuy nhiên hiện nay ở phía Mỹđang xem xét giảm tiền thuế chống phá giá cho một số doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng giảm gánh nặng về tài chính cho quá trình hoạt động.

- Việc chính phủđầu tư xây dựng khu khí - điện- đạm là điều kiện thuận lợi

để ngân hàng mở rộng mạng lưới, tăng sản phẩm dịch vụ, năng cao công tác huy

động vốn.

- Việc Cà Mau quy hoạch các cụm khu công nghiệp, khu đô thị cũng tạo nhiều cơ hội cho ngân hàng trong công tác huy động vốn, tăng sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị phần hoạt động trên địa bàn tỉnh.

- Mục tiêu của Tỉnh là đến 2010 sẽ đưa kim ngạch xuất khẩu của tỉnh lên 1 tỷ USD là cơ hội để ngân hàng mở rộng thị phần thanh toán quốc tế, tạo mối quan hệ với nhiều khách hàng đẩy mạnh công tác huy động vốn của ngân hàng.

- Công tác xuất khẩu lao động của tỉnh trong những năm gần đây ngày càng

đông, ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội hợp tác với sở lao động thương binh và xã hội để thực hiện các dịch vụ chuyển tiền, tạo mối quan hệ với khách hàng, tạo

điều kiện cho công tác huy động vốn phát triển.

- Số lượng Việt Kiều sinh sống ở nước ngoài có thân nhân trong tỉnh Cà mau rất đông, hàng năm lượng ngoại tệ gửi về cho thân nhân trong tỉnh khá lớn tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc huy động vốn bằng ngoại tệ.

- Ngành du lịch của tỉnh ngày càng được chú trọng phát triển tạo cơ hội cho ngân hàng trong việc tăng thu dịch vụ, đẩy mạnh thu đổi ngoại tệ, tăng dịch vụ

thẻ..

4.3.2. Những thách thức

4.3.2.1. Công nghệ ngân hàng.

- Hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra ngày càng gay gắt, các ngân hàng muốn tăng năng lực cạnh tranh cần phải cải thiện công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam với năng lực tài

chính mạnh nên cơ sở hạ tầng, công nghệ của họ hiện đại hơn so với các ngân hàng thương mại trong nuớc. Ngân hàng của họ hoạt động trên thị trường quốc tế

nên mang đẳng cấp cao, trình độ quản lí chuyên nghiệp hơn gây áp lực cạnh tranh đối với các ngân hàng thương mại trong nước.

Các ngân hàng thương mại trong nước bán cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài như Sacombank, Đông Á, Á Châu….để tranh thủ sự giúp đỡ về công nghệ, tiếp cận trình độ quản lí quốc tếđể năng cao năng lực cạnh tranh của họ trên thị

trường.

4.3.2.2. Một số thách thức khác

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ trồng lúa sang luân canh tôm lúa, các đối tượng vật nuôi cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên rủi ro trong hoạt động tín dụng khá lớn đây cũng là nhân tố tác động đến tình hình huy động vốn của ngân hàng.

- Tập quán thói quen của người dân trong tỉnh khi có tiền là thường dùng vào các mục đích: Mua vàng, cho vay nặng lãi, sốđề, chơi hụi..

Trong đó chơi hụi là hình thức khá phổ biến trên địa bàn tỉnh do:

+ Thu nhập từ làm chủ hụi xem ra rất cao và dễ dàng nên có nhiều người ham đứng ra làm chủ hụi.

+ Lãi đối với các tay em có vốn lời gấp bội lần so với lãi suất gửi tiết kiệm tại ngân hàng.

+ Thị trường không đòi hỏi các tay em đã hốt hụi phải đưa ra những điều kiện nào khác.

+ Chủ hụi đến tận nhà các tay em gom hụi không cần phải đến đóng như

gửi tiền vào ngân hàng.

Nếu không có tổ chức chơi hụi thì ngân hàng sẽ thu hút được nhiều vốn hơn do những tay em chơi hụi sẽ gửi một phần vốn của mình vào ngân hàng. Tuy nhiên muốn thu hút vốn từ các tay em chơi hụi là một thách thức đối với ngân hàng do lãi suất từ chơi hụi cao gấp nhiều lần so với lãi suất tiết kiệm của ngân hàng.

Ví dụ: Giả sử một dây hụi có 12 tay em, hụi tháng 1 triệu đồng, tiền cò

Mỗi tháng hụi khui một lần giả sử bình quân mỗi tháng hụi kêu 250.000đ các tay em đóng 750.000đ/ tháng. Tay em có vốn cuối cùng sẽ hốt được: 11.000.000 – 500.000 = 10.500.000đ Số tiền mà tay em đã đóng: 750.000 x 11= 8.250.000đ Tiền lời của tay em: 10.500.000 – 8.250.000= 2.250.000đ Tổng số tiền mà tay em đã đóng 8.250.000đ không phải bỏ ra một lần mà bỏ ra từng tháng là 750.000/ tháng. Giả sử tay em bỏ ra 8.250.000đ trong 6 tháng thì lãi suất từ chơi hụi là 2.250.00/8.250.000 = 27,3%/ 6 tháng

Với lãi suất cao như vậy ngân hàng khó có thể cạnh tranh để huy động vốn trên thị trường vốn hụi bằng chính sách lãi suất.

- Sự hạn chế về trình độ văn hoá của người dân cũng như sự thiếu thông tin chỉ dẫn từ phía ngân hàng về các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đưa ra cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến mặc cảm tự ti và tâm lí ngại hỏi han sợ tỏ ra kém hiểu biết hoặc sợ làm phiền người khác nên họ không tự tin, thoải mái đến ngân hàng giao dịch và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

- Hoạt động gian lận và tội phạm bên ngoài ngày càng gia tăng, hoạt động phạm tội chủ yếu là sử dụng công nghệ cao để lấy cắp mật mã rút tiền, sử dụng công nghệđột nhập các hệ thống thanh toán tạo ra các lệnh chuyển tiền vãng lai

để chiếm đoạt tiền của ngân hàng có xu hướng gia tăng. Đây cũng là một thách thức đòi hỏi các ngân hàng phải đặc biệt quan tâm đến khả năng quản trị rủi ro của mình.

-Trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính trong nước khuôn khổ pháp lí sẽ hoàn thiện và phù hợp dần với thông lệ quốc tế, dẫn đến sự hình thành môi trường kinh doanh bình đẳng và từng bước phân chia lại thị phần giữa các nhóm ngân hàng, thị phần của ngân hàng thương mại nhà nước có thể giảm

và nhường chổ cho các nhóm ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu chiến lược huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)