Phân tích tình hình huy động vố n phân theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu chiến lược huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 42)

Nếu phân theo tiêu chí thành phần kinh tế thì vốn huy động của ngân hàng

được chia ra các loại : tiền gửi dân cư, tiền gửi TCKT, tiền gửi của các TCTD trong nước. 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 2004 2005 2006 Tiền gửi dân cư Tiền gửi TCKT Tiền gửi Của TCTD Tổng vốn huy động

Lun văn tt nghip

Bảng 3: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Đơn v tính: Triu đồng,%

(Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh)

2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 CHỈ TIÊU STiốền Tỷ Trọng Số Tiền Tỷ Trọng Số Tiền Tỷ Trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1. Tiền gửi dân cư 320.900 57,29 408.130 60,12 607.648 74,16 87.230 27,18 199.518 48,89 2. Tiền gửi TCKT 233.341 41,,66 262.049 38,60 199.162 24,31 28.708 12,30 -62.887 -24,00 Trong đó- Kho Bạc 170.984 30,52 184.932 27,24 158.094 19,30 13.948 8,16 -26.838 -14,51 - BHXH 9.681 1,73 9.697 1,43 20.496 2,50 16 0,17 10.799 111,36 3.TCTD trong nước 5.932 1,06 8.463 1,25 12.530 1,53 2.531 42,67 4.067 48,06 TỔNG 560.171 100,00 678.822 100,00 819.338 100,00 118.651 21,18 140.516 20,70

3.2.2.1. Phân tích tiền gửi dân cư

Là một bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi tại ngân hàng. Tiền gửi dân cư tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động.

Cụ thể năm 2005 huy động vốn trong dân cư đạt 408.130 triệu đồng chiếm 60,12% trong tổng nguồn vốn huy động tăng về số tuyệt đối so với năm 2004 là 87.230triệu đồng tương đương 27,18%. Năm 2006 tăng hơn so với 2005 199.518triệu đồng tương ứng 48,89%.

Tiền gửi trong dân cư đa số là nhằm để sinh lời từ số tiền nhàn rỗi của mình.Sỡ dĩ số tiền nhàn rỗi trong dân cư của ngân hàng tăng qua các năm là do ngân hàng đã có những bước đều chỉnh lãi suất hợp lý, đưa ra nhiều kỳ hạn gửi tiền cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hoá các hình thức trả lãi. Bên cạnh đó ngân hàng còn nghiên cứu đưa ra các hình thức khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng

để thu hút vốn nhàn rỗi từ phía dân cư. Mặt khác, ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới, tạo uy tín, trong tầng lớp dân cư đáp ứng truyền bá quảng cáo của ngân hàng ngày càng được cải thiện hơn, đến với nhiều đối tượng khách hàng hơn. Có được kết quả như thế là nhờ vào sự lãnh đạo linh hoạt cuả ban giám đốc, sự nỗ lực của cán bộ trong ngân hàng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường huy động vốn ngày càng gay gắt như hiện nay.

3.2.2.2. Phân tích tiền gửi của tổ chức kinh tế.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn huy

động, tiền gửi loại này nhằm mục đích thanh toán, sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

Tiền gửi của tổ chức kinh tế năm 2005 tăng 28.708 triệu đồng tương ứng 12,30% so với năm 2004, nhưng sang năm 2006 tiền gửi này giảm 62.887triệu

đồng tương ứng 14,51% so với năm 2005.

Trong tiền gửi của tổ chức kinh tế tại NHNo chi nhánh Cà Mau thì tiền gửi của kho bạc và BHXH chiếm đa số, loại tiền gửi này mang tính không ổn định. Năm 2005 tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng là do tiền gửi của kho bạc tăng nên kéo theo tiền gửi TCKT tăng nhưng sang năm 2006 tiền gửi của kho bạc giảm mạnh kéo theo tiền gửi của TCKT giảm theo. Tuy tiền gửi của tổ chức kinh tế

của tổ chức kinh tế nhưng các năm qua ngân hàng đã không ngừng đa dạng hoá các dịch vụ thanh toán, nâng cao công nghệ… để thu hút loại tiền gửi này.

Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần tìm ra giải pháp để nâng cao công tác huy động vốn trong các TCKT để góp phần cải thiện và nâng cao công tác huy

động vốn chung của ngân hàng.

3.2.2.3. Tiền gửi của TCTD trong nước

Tiền gửi của TCTD tăng lên qua các năm, năm 2005 đạt 8.463 triệu đồng tăng 2.531 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 đạt 12.530 triệu đồng tăng so với năm 2005 về số tuyệt đối là 4.067 triệu đồng về tương đối là 48,06%. Hàng năm tiền gửi của TCTD tăng trên 40%, có được kết quả này là do ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, mạng lưới thanh toán, mở rộng dịch vụ

thanh toán, chuyển tiền điện tử… nên tạo nhiều mối quan hệ hợp tác với các TCTD trên địa bàn.

Loại tiền gửi này tăng chứng tỏ cho thấy mối quan hệ giữa ngân hàng N0 với các TCTD trên địa bàn ngày càng mở rộng tạo nhiều thuận lợi cho ngân hàng trong quan hệ hợp tác thanh toán vốn lẫn nhau.

Tuy loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động nhưng loại tiền gửi này thường là tiền gửi không kỳ hạn, do đó chi phí lãi suất thấp có thể sử dụng một phần tiền gửi để đáp ứng cho nhu cầu của hoạt

động tín dụng của ngân hàng, đóng góp một phần vào tổng lợi nhuận của ngân hàng.

Một phần của tài liệu chiến lược huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)