Các chiến lược khả thi bảo dưỡng mặt đường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đề tài Quản lý bảo trì và sửa chữa các tuyến đường trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 86 - 90)

Cĩ thể cĩ các loại chiến lược bảo dưỡng mặt đường khác nhau. Dưới đây giới thiệu bốn loại chiến lược tương ứng với các ví dụ về các chiến lược đối lập nhau cĩ thể xem xét.

a. Chiến lược loại 1: Sử dụng từng phần và sửa chữa cục bộ (bảo dưỡng theo kiểu chữa bệnh)

Chiến lược này gồm cĩ việc theo dõi quá trình hư hỏng của mặt đường và tìm các biện pháp cĩ thể khơng để cho các chỗ hư hỏng phát triển nhanh (sửa chữa đúng lúc các chỗ hư hỏng ngay khi chúng mới xuất hiện và thường làm các lớp láng nhựa để chống nước thấm).

Áp dụng chiến lược này thì mức độ phục vụ của mặt đường thấp, mặt đường kém bằng phẳng. Chiến lược này khơng cải thiện được kết cấu, khơng giảm được khả năng gián đoạn giao thơng khi tan băng.

Áp dựng chiến lược này thì người quản lý rất vất vả vì phải theo dõi liên tục mạng lưới đường và phải sửa chữa nhanh chĩng, kịp thời, khơng cĩ kế hoạch các chỗ hư hỏng (ổ gà hoặc các chỗ hư hỏng khác) ngay từ khi mới hình thành.

Vì vậy chiến lược này cần nhiều cơng nhân viên và thiết bị thích hợp, khĩ tối ưu hĩa tồn bộ các phương tiện này.

Trong thực tế chỉ nên áp dụng chiến lược này cho các đường ít xe chạy. Chiến lược này thường được thực hiện khi ngân sách hạn hẹp.

b. Chiến lược loại 2: Rải mặt theo từng giai đoạn

Áp dụng chiến lược này là thực hiện việc rải mặt đường liên tục theo các khoảng thời gian gián cách đồng đều (trong trường hợp lượng giao thơng trung bình thì khoảng 5 năm rải một lớp thảm bê tơng nhựa 6-8 cm, đồng thời tơn cao lề đường và khi cần thiết thì cải thiện hệ thống thốt nước.

Cũng cĩ thể tiến hành các sửa chữa cục bộ các chỗ hư hỏng xuất hiện sau mùa bất lợi.

* Chiến lược này cịn nhiều nhược điểm:

- Việc rải mặt đường thành lớp sau một thời gian cĩ ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ của kết cấu;

- Kết cấu mặt đường khơng đủ chiều dày, vì vậy dễ bị đứt gãy ở nhiệt độ âm, khơng đảm bảo chống lại sự phá hoại do đĩng băng, tan băng nên đơi lúc phải cấm xe trong thời gian tan băng;

- Phải thực hiện nhiều lần trên đương cĩ nhiều xe chạy, gây phiền phức cho người đi đường;

- Khi sắp hết thời hạn quy định khơng phải dễ xin được đủ vốn để tiến hành thi cơng các cơng trình đắt tiền.

- Vốn đầu tư ban đầu tương đối thấp, cho phép khơi phục nhanh chĩng tồn mạng lưới đường, bảo đảm độ đồng đều của mạng lưới.

- Đảm bảo mức độ phục vụ tốt (trừ mùa đơng).

- Rất mềm dẻo trong việc lập chương trình và thực hiện các kỹ thuật.

Tĩm lại kiểu chiến lược này áp dụng rất thích hợp với các mạng lưới đường vừa hoặc nhỏ trong các vùng khí hậu điều hịa và khi ngân sách cấp đủ vốn để tiến hành rải mặt đường liên tục.

c. Chiến lược loại 3: Tăng cường kết cấu theo chính sách bảo dưỡng cĩ dự phịng

Chiến lược này chấp nhận một sự đầu tư ban đầu cao để thiết kế chiều dày mặt đường ứng với thời hạn sử dụng gắn với thời hạn sử dụng của mặt đường làm mới dưới tác dụng của xe chạy và tác dụng của đĩng băng, tan băng.

Trong nhiều trường hợp, việc tăng cường được tiến hành bằng cách đồng thời rải lớp mỏng trên và lớp mặt trên đường hiện cĩ (được xem như là lớp mĩng dưới). Tăng cường kết cấu bằng cách áp dụng kiểu bảo dưỡng cĩ dự phịng thì chất lượng bề mặt (độ bằng phẳng, độ nhám, độ chống thấm) đều cao hơn, đồng thời độ mỏi tích lũy trong mĩng đường định kỳ được bù trừ. Như vậy, về nguyên tắc, việc bảo dưỡng được tiến hành bàng cách rải các lớp láng nhựa hoặc các lớp bê tơng nhựa chiều dày khác nhau. Nếu cơng tác bảo dưỡng được làm đúng lúc thì thời gian sử dụng của mặt đường gần như là vơ thời hạn.

Những ưu điểm của chiến lược này là rõ ràng: mức độ phục vụ thường xuyên được nâng lên, mức độ rủi ro thấp (trừ các mùa đơng cá biệt). Chiến lược này cần một sự đầu tư ban đầu rất cao và rất thích hợp với các đường cĩ lượng giao thơng lớn và cĩ nhiều xe nặng. Thật là hão huyền khi muốn tăng cường tồn bộ một mạng lưới đường chiều dài hàng ngàn kilơmet trong một thời hạn rất ngắn. Vì vậy những người quản lý đường nên tập trung đầu tư cho các tuyến đường được xem là ưu tiên, cịn các tuyến đường cịn lại trên mạng lưới thì áp dụng chiến lược bảo dưỡng loại 1.

Mọi sự hạn chế ngân sách quá đáng và liên tục làm kéo dài thời gian khơi phục lại các đoạn đường đang hư hỏng nhanh chĩng và như vậy sẽ phương hại đến sự tin cậy đối vĩi chính sách bảo dưỡng đĩ.

d. Chiến lược loại 4: Tăng cường kết cấu theo chính sách bảo dưỡng kiểu chữa bệnh

Chiến lược này là tổ hợp của các chiến lược loại 3 và loại 1 đã nĩi trên đây. Nĩ bao gồm việc tăng cường mặt đường hiện cĩ (như trong chiến lược loại 3) rồi tìm cách bảo đảm cơng tác bảo dưỡng theo kiểu sử dụng từng phần và làm các lớp láng nhựa (như trong chiến lược loại 1). Khi mặt đường đạt đến phá hoại thì phải tăng cường mới và chu kỳ lại bắt đầu.

Mức phục vụ cao lúc đầu sẽ giảm dần theo theo thời gian (ngược với mong muốn của người sử dụng), tuy nhiên nĩ vẫn cịn cao hơn mức phục vụ của chiến lược 1, nhất là lúc bắt đầu chu kỳ.

Cũng như với chiến lược loại 3, chiến lược này cũng cần một sự đầu tư ban đầu rất lớn và cũng cĩ những tồn tại như đã nêu ở trên. Tuy nhiên chiến lược này cịn nhạy cảm hơn với sự biến động của ngân sách, bởi vì phải chờ đến thời hạn cuối cùng để tiến hành tăng cường mới mặt đường. Vì vậy chiến lược này ít được được áp dụng.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA CÁC TUYẾN ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Các nước trên thế giới cĩ sự nhận thức rõ tầm quan trọng của cơng tác quản lý và bảo trì đường bộ và cĩ những nỗ lực tập trung cho cơng tác này theo hướng hiện đại hố. Các chính sách, kế hoạch quản lý kết cấu hạ tầng đường bộ hướng đến tăng cường cơng tác bảo trì dự phịng cĩ mục tiêu là tăng tuổi thọ cơng trình, giảm chi phí. Cùng với đĩ, những nỗ lực nhằm tối ưu hố việc sử dụng các nguồn lực để quản lý thơng qua sử dụng cơng nghệ quản lý tiên tiến, xét đến tính khả thi về mặt kĩ thuật, điều kiện tài chính thực tế. Nghiên cứu của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra rằng: Nếu chi thiếu 1 đồng cho bảo trì sẽ phải chi 4 đồng cho

đầu tư khơi phục, xây dựng lại cơng trình. Đồng thời nếu chi đủ 1 đồng cho bảo trì cấp đường sẽ cịn tiết kiệm được 3 đồng cho khai thác vận tải. Bởi đường tốt sẽ tiết kiệm nhiên liệu, giảm hao mịn xe, nâng cao năng suất phương tiện, giảm thời gian đi lại. Đây là những tiết kiệm dây chuyền rất cĩ lợi cho hiệu quả chung của tồn xã hội. Vì vậy chúng ta cần phải đề ra các giải pháp để đảm bảo ứng với nguồn vốn khĩ khăn hiện nay chúng ta vẫn đảm bảo được cơng tác quản lý, bảo trì các tuyến đường tỉnh hiệu quả nhất.

4.1. GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đề tài Quản lý bảo trì và sửa chữa các tuyến đường trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w