6. Kết cấu của luận văn
4.1. Quan điểm về nâng cao hiệu quả thực hiện quản lý chi ngân sách nhà
4.1. Quan điểm về nâng cao hiệu quả thực hiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
4.1.1. Dƣ̣ báo sƣ̣ thay đổi những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế, ảnh hƣởng đến thu chi ngân sách nhà nƣớc ở Quảng Ninh trong thời gian tới
Bƣớc vào giai đoạn 2011 - 2015 Quảng Ninh có những thuận lợi căn bản là:
Thứ nhất, Quảng Ninh sẽ đƣợc Chính phủ quan tâm đầu tƣ nhiều hơn
để đáp ứng yêu cầu của tỉnh địa đầu, phên dậu Đông Bắc của Tổ quốc. Chi NSNN sẽ đƣợc ƣu tiên đầu tƣ cho nhƣ̃ng lĩnh vƣ̣c hạ tầng , công nghiệp vƣ̀a phục vụ m ục ti êu phát triển kinh tế - xã hội , vƣ̀a phục vụ nhu cầu an ninh quốc phòng nhƣ giao thông đƣờng bộ và đƣờng thủy , thông tin liên lạc , công nghiệp quốc phòng…. Mặc dù là tỉnh biên giới , nhƣng nhƣ̃ng động thái quan hệ giƣ̃a hai nƣớc, nhất là việc nƣớc ta ký kết đƣợc hiệp định phân chia đƣờng biên giới trên bộ với Trung Quốc và cả hai nƣớc đều là thành viên WTO cho phép dự báo tình hình trên tuyến biên giới phía bắc có xu hƣớng ổn định, thậm chí xuất hiện những yếu tố thuận lợi cho giao lƣu kinh tế qua các cƣ̉a khẩu. Hơn nƣ̃a, do có những ƣu thế khác biệt trong tƣơng quan với các tỉnh khác thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng Sông Hồng, Quảng Ninh đã đƣợc Đảng, Chính phủ xác định là tỉnh có vị trí then chốt trong phát triển vùng.
Thứ hai, Quảng Ninh có tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá cao, là một trong nhƣ̃ng cái nôi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, của phong trào công
nhân. Đây là những yếu tố thuận lợi thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới, nhờ đó thu và chi NSNN có điều kiện cải thiện.
Với sƣ̣ nỗ lƣ̣c ở mƣ́c độ cao của các cơ quan quản lý , doanh nghiệp và ngƣời dân, sau hơn 20 năm đổi mới , năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tăng lên đáng kể , cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, lợi thế của từng ngành, từng vùng đang đƣợc phát huy, chất lƣợng tăng trƣởng đã có những bƣớc cải thiện, các doanh nghiệp bƣớc đầu đã thích nghi với quá trình hội nhập kinh tế, tự chủ hơn trong cơ chế thị trƣờng. Cho đến nay , trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số trung tâm công nghiệp với các nhà máy điện, xi măng, cơ khí đóng tàu và sản xuất than, khu kinh tế Vân Đồn, các khu du lịch sinh thái, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu với các hệ thống cảng biển, đƣờng cao tốc, sân bay sẽ đƣợc triển khai thực hiện. Trong bối cảnh thuận lợi đó , hoạt động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế sẽ phát triển nhanh, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế , giải quyết các vấn đề xã hội trên địa bàn . Đây là nhƣ̃ng yếu tố cơ bản tạo tiền đề cho phát triển có hiệu quả hơn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong tƣơng lai.
Thứ ba, cùng với Vịnh Hạ Long, khu di tích danh thắng Yên Tử, khu
di tích Bạch Đằng nổi tiếng và hệ thống các di tích khác tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Đây là ngành mũi nhọn của tỉnh, là ngành không chỉ cung cấp việc làm, thu nhập mà còn cung cấp nguồn thu lớn cho NSNN.
Song, cùng với thuận lợi, trong nhƣ̃ng năm tới Quảng Ninh cũng đứng trƣớc nhiều khó khăn, thách thức nhƣ:
Một là, khủng hoảng tài chính và sự suy giảm kinh tế thế giới tác động rất lớn đến phát triển các ngành kinh tế chủ lự c của Quảng Ninh nhƣ công nghiệp khai thác , xuất khẩu thủy sản và du lịch . Rõ thấy nhất là suy
thoái kinh tế sẽ tiếp tục làm cho số khách du lịch đ em lại doanh thu lớn (nhƣ khách du lịch châu Âu , châu Mỹ, Nhật Bản…) có xu hƣ ớng giảm trong một vài năm tới . Đồng thời với tình trạng lạm phát cao của những năm gần đây làm cho chi phí du lịch ở Việt Nam tăng đột biến càng làm cho lƣợng khách du lịch có xu hƣớng giảm sâu. Hơn nƣ̃a, nếu Quảng Ninh chỉ dƣ̣a vào thắng cảnh thiên nhiên để làm du lịch mà thiếu các dịch vụ cao cấp phục vụ khách du lịch thì thời gian họ lƣu lại sẽ ngắn, số du khách đi thăm lại lần thƣ́ hai, thƣ́ ba ít tăng lên.
Nhƣ̃ng tranh chấp ở Biển Đông sẽ khiến nghề đánh bắt hải sản tiềm ẩn nhiều rủi ro với chi phí tăng cao . Đi đôi với giá xăng dầu tăng , giảm thất thƣờng càng khiến ngành thủy, hải sản gặp nhiều khó khăn.
Suy thoái kinh tế kéo dài trên thế gi ới khiến nhu cầ u nhập than đ á cũng giảm khiến giá và sản lƣợng ngành than khó tăng. Hơn nƣ̃a, điều kiện khai thác ngày càng khó khăn cũng khiến giá thành sản xuất than tăng nhanh.
Hai là, biến đổi khí hậu toàn cầu khiến thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lƣờng sẽ ảnh hƣởng lớn đến sản xuất kinh doanh, đời sống của nhân dân và việc thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh. Để đối phó với thiên tai , dịch bệnh, Quảng Ninh đòi hỏi các khoản kinh phí lớn , trong khi đó thiên tai, dịch bệnh lại khiến nguồn thu giảm. Vì thế, đây là nhƣ̃ng khó khăn nhân đôi.
Ba là, trong quá trình hợp tác phát triển giƣ̃a các tỉnh trong vùng cũng
vẫn tồn tại sự cạnh tranh không nhỏ trong việc thu hút các nguồn lực cả trong nƣớc và ngoài nƣớc. So với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh kém lợi thế hơn trong cả thu hút vốn lẫn nhân lƣ̣c chất lƣợng cao . Khó khăn này đòi hỏi Quảng Ninh phải chi NSNN nhiều hơn để thu hút và giƣ̃ chân vốn , nhân tài ở lại tỉnh.
Bốn là, chất lƣợng quy hoạch chƣa cao, thiếu đồng bộ, nhiều lĩnh vực
xây dƣ̣ng quy hoạch quá chậm khiến nhiều dƣ̣ án phải chỉnh sƣ̉a , kém hiệu quả. Để sƣ̉a chƣ̃a khiếm khuyết này , thời gian tới Quảng Ninh cần nhƣ̃ng khoản chi lớn cho hoàn thiện quy hoạch, nhất là quy hoạch giao thông, vì đây đang là lĩnh vực bộc lộ sự bất cập lớn, không theo kịp sự phát triển.
Ô nhiễm môi trƣờng do việc khai thác than nhiều năm và quá trình đô thị hoá ngày càng gia tăng. Chất lƣợng nguồn nhân lực còn hạn chế, mâu thuẫn, tác động đan xen giữa phát triển công nghiệp với các ngành kinh tế khác trên địa bàn trong sƣ̉ dụng nguồn lƣ̣c cũng có thể làm cho quá trình tăng trƣởng kinh tế khó khăn hơn.
Quy mô sản xuất một số ngành nhỏ bé, phân tán, chất lƣợng hàng hoá thấp, chi phí sản xuất cao, kém tính cạnh tranh; sản xuất nông nghiệp manh mún, giá trị sản xuất thấp, tỉnh chƣa tìm ra mô hình tận dụng hết các tiềm năng lợi thế về đất đai và thị trƣờng để phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế đang là thách thức lớn cho các đơn vị sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh… .Nhƣ̃ng khó khăn này cho thấy nhu cầu chi sẽ mâu thuẫn gay gắt với nguồn tiền NSNN sẵn có để chi.
Định hƣớng và quan điểm phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 đƣợc Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII xác định là: tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững trên cơ sở nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế; đẩy mạnh đầu tư, tạo bước phát triển đột phá về cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị; phát triển văn hoá, đảm bảo an sinh xã hội tương xứng với phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, cải thiện rõ rệt môi trường sinh thái; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội; phấn đấu xây dựng Quảng Ninh thực sự trở
thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, một khu vực phát triển năng động của kinh tế biển và ven biển, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại hoá.
Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh đến năm 2015 là:
- Tăng trƣởng GDP bình quân (giá so sánh): 13% trở lên/năm.
- Cơ cấu kinh tế: công nghiệp và xây dựng 53%; nông, lâm, ngƣ nghiệp 4%; các ngành dịch vụ 43%.
- Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân: 10 - 12%/năm. - GDP bình quân đầu ngƣời: 3.000 - 3.050 USD.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân: 7%/năm.
Để hoàn thành mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra đòi hỏi công tác quản lý chi ngân sách các cấp từ tỉnh đến huyện, xã cần phải hoàn thiện theo hƣớng phát triển bền vững, đảm bảo chi đúng mục tiêu, đúng chế độ chính sách, đảm bảo tiết kiệm chi, ổn định chính trị và bảo vệ môi trƣờng.
4.1.2. Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện quản lý chi NSNN ở Quảng Ninh trong thời gian tới
4.1.2.1 Quan điểm hoàn thiện quản lý chi NSNN ở Quảng Ni nh trong thời gian tới
Quản lý chi NSNN phải tuân thủ khung khổ pháp lý thống nhất cho cả nước và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Trong tƣơng lai, Quảng
Ninh chƣa đƣợc phép chi NSNN theo chế độ đặc thù nên việc quá n triệt tinh thần, nội dung của Luật NSNN, của chủ trƣơng cải cách hành chính nhà nƣớc, nhất là cải cách thủ tục hành chính và tài chính công của Chính phủ phải đƣợc
tỉnh coi trọng và tập huấn để mọi cán bộ quản lý t ài chính công ở địa phƣơng hiểu và làm đúng . Trong khuôn khổ đƣợc phân cấp (nhất là trong khoán chi hành chính và ổn định ngân sách địa phƣơng trung hạn…) UBND tỉnh cần kịp thời xây dƣ̣ng và ban hành các chính sách, các văn bản, các định mức phù hợp với thƣ̣c tế của địa phƣơng . Trong điều kiện có thể , hạn chế tối đa tình trạng linh hoạt trong quản lý chi NSNN , tránh tùy tiện khi duyệt và giải ngân các khoản chi.
Quản lý chi NSNN phải bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội cao trong việc sử dụng NSNN. NSNN là nguồn tài lực quan trọng, là tài sản do nhân dân đóng góp, nên yêu cầu sử dụng có hiệu quả kinh tế xã hội cao chẳng những là yêu cầu tất yếu của quản lý mà còn là nguyện vọng của toàn dân. Để thực hiện tốt quan điểm này cần phải:
- Các quyết định chi ngân sách phải chuẩn xác, hƣớng đầu tƣ chắc chắn phải có hiệu quả kinh tế xã hội cao mới duyệt cân đối vốn . Cần phải có chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển tốt làm căn cứ cho kế hoạch đầ u tƣ vốn nhà nƣớc. Các định hƣớng phát triển phải đáp ứng đƣợc yêu cầu thị trƣờng, khai thác đƣợc các lợi thế cạnh tranh địa phƣơng. Các định hƣớng chiến lƣợc phải chuyển hoá thành các chƣơng trình kinh tế, các dự án đầu tƣ. Việc lựa chọn các dự án đầu tƣ đƣa vào kế hoạch đầu tƣ hàng năm phải trên cơ sở thẩm định nghiêm túc, xuất phát từ tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
- Việc phân bổ ngân sách cho đầu tƣ phải tập trung, các công trình phải đƣợc đƣa vào sử dụng đúng thời hạn. Sử dụng ngân sách cho đầu tƣ phải tiết kiệm. Muốn vậy, việc phân bổ ngân sách phải dƣ̣a trên cơ sở một hệ thống tiêu chuẩn định mức chi tiêu hợp lý. Quá trình sử dụng ngân sách phải đƣợc kiểm tra kiểm soát chặt chẽ, phát hiện kịp thời những hiện tƣợng tiêu cực, lãng phí. Cần có hệ thống tiêu chuẩn đánh giá việc sử dụng ngân sách tiết kiệm. Đặc biệt phải sử dụng các mô hình khoán chi phù hợp nhằm thúc đẩy
địa phƣơng hay từng đơn vị dự toán vì lợi ích của mình mà tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách.
Bảo đảm sự rõ ràng, minh bạch và sự công bằng. Sự rõ ràng, minh bạch
trong phân công trách nhiệm, quyền hạn là một đòi hỏi khách quan, xuất phát từ hiệu quả, hiệu lực của quản lý. Do vậy cần phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các chính quyền địa phƣơng. Phân định rõ nội dung quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp trong từng khoản chi ngân sách và tƣơng quan giƣ̃a nhiệm vụ chi và nguồn thu. Nếu lấy nhiệm vụ và quyền hạn chi làm chuẩn, thì nguồn thu đƣợc giao phải tƣơng xứng. Tránh tình trạng thu thừa mà không có quyền chi, số thừa cũng không có quy định giải quyết ra sao. Quy định rõ tỷ lệ điều tiết và nhiệm vụ chi trong thời kỳ ổn định. Vấn đề công bằng giữa các địa phƣơng cũng cần làm rõ từ nhận thức cho đến thực tiễn. Trƣớc tiên là, quyền ƣu tiên trong đầu tƣ bằng vốn NSNN. Trong phân bổ ngân sách cần có một hệ thống các định mức, tiêu chuẩn hợp lý (đƣợc xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế, xã hội quốc gia) làm căn cứ. Trong bố trí trợ cấp ngân sách cũng cần phải công bằng, đặc biệt là ƣu tiên bố trí phát triển cơ sở hạ tầng cho vùng lạc hậu về kinh tế, vùng biên giới xa xôi.
Quản lý chi NSNN hướng đến thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh . Việc quản lý chi NSNN trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh phải dựa trên cơ sở quán triệt đƣờng lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với trình độ phát triển của tỉnh trong điều kiện kinh tế mở cửa, hội nhập quốc tế . Quan điểm này cần quán triệt theo hƣớng phải nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách, bố trí chi thƣờng xuyên ở mức hợp lý, tăng chi đầu tƣ phát triển để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra. Coi trọng hiệu quả các khoản chi ngân sách, xác định các nội dung trọng tâm cần đầu tƣ các khoản chi ngân
sách, với quan điểm nhận thức "chi để mà thu", "chi vào đâu để nguồn thu đƣợc sinh sôi nảy nở ". Vấn đề quan trọng nhất ở tỉnh Quảng Ninh chủ yếu không phải là tìm mọi cách để tăng chi mà là phải quản lý chi ngân sách nhƣ thế nào để tăng thu, tạo điều kiện môi trƣờng cho sản xuất phát triển ,rút ngắn khoảng cách giữa ngƣời giàu ngƣời nghèo, phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội.
Quản lý chi NSNN phải gắn liền với hoàn thiện bộ máy quản lý chi ngân sách và nâng cao trình độ, năng lực, đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách. Hình thành bộ máy quản lý chi NSNN đủ sức
giải quyết các vấn đề phức tạp để chi NSNN vừa đúng chế độ, vƣ̀a hoàn thành các mục đích đặt ra là nhiệm vụ khó khăn . Tỉnh cần khéo kết hợp các cơ quan quản lý tài chính với kho bạc và đối tƣợng thụ hƣởng NSNN để tinh gọn bộ máy quản lý , đồng thời đáp ƣ́ng các nhu cầu quản lý phƣ́c tạp các khoản chi NSNN.
Đi đôi với bộ máy quản lý đa năng , tổng hợp, cần tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý vững về lý luận , thành thạo về mặt nghiệp vụ , trong sáng về đạo đƣ́c để giảm thiểu các sai phạm trong quản lý chi NSNN.
4.1.2.2. Mục tiêu ưu tiên trong quản lý chi NSNN ở Quảng Ninh trong thời gian tới
Trong rất nhiều mục tiêu mà quản lý chi NSNN ở Quảng Ninh cần phải hƣớng tới, cần ƣu tiên các mục tiêu sau: