Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý chi ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ninh (Trang 36 - 38)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý chi ngân sách nhà nƣớc

nƣớc

Quá trình quản lý chi ngân sách thƣờng bị chi phối bởi các nhân tố sau:

Thứ nhất, nhân tố về chế độ quản lý tài chính công: Đó là sự ảnh hƣởng của những văn bản của Nhà nƣớc có tính quy phạm pháp luật chi phối hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc trong quá trình quản lý chi ngân sách. Cụ thể là các văn bản quy định phạm vi, đối tƣợng chi ngân sách của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách; quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ

quan nhà nƣớc trong quá trình quản lý chi ngân sách và sử dụng quỹ ngân sách; quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu... Các văn này có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả quản lý chi ngân sách trên một địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi Nhà nƣớc phải ban hành những văn bản đúng đắn, phù hợp với điều thực tế thì cô`I8ng tác quản lý chi NSNN mới đạt đƣợc hiệu quả.

Thứ hai, nhân tố về bộ máy và cán bộ quản lý NSNN.

Việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu chi ngân sách; việc quy định mối quan hệ phối hợp giƣ̃a các bộ phận và cán bộ quản lý thu, chi, giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dƣới trong quá trình phân công phân cấp quản lý có ảnh hƣởng rất lớn đến quản lý chi NSNN. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp tỉnh không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm dụng quyền hạn trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý chi ngân sách. Nếu bộ máy và cán bộ có năng lực trình độ thấp, đạo đức bị tha hoá thì sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả quản lý chi ngân sách.

Thứ ba, nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và xã hội.

Quản lý chi ngân sách chịu ảnh hƣởng của trình độ phát triển kinh tế xã hội và mức thu nhập của ngƣời dân trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế phát triển xã hội và mức thu nhập bình quân của ngƣời dân tăng thì huy động ngân sách cũng tăng, do đó quản lý chi NSNN ít phải đối mặt với mâu thuẫn giƣ̃a nhu cầu chi cao mà nguồn thu thấp nhƣ ở các địa phƣơng có trình độ phát triển kinh tế thấp . Khi ý thức tuân thủ pháp luật và các chính sách Nhà nƣớc của các tổ chức, cá nhân đƣợc nâng cao, năng lực sử dụng NSNN tại các tổ chức và cá nhân thụ hƣởng NSNN đƣợc cải thiện thì việc sử dụng NSNN sẽ

có hiệu quả cao hơn, mƣ́c độ vi phạm cũng sẽ thấp hơn . Ngƣợc lại, khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn còn thấp, cũng nhƣ ý thức về sử dụng các khoản chi chƣa cao thì sẽ tồn tại tình trạng ỷ lại Nhà nƣớc, lạm dụng chi NSNN… làm cho quá trì nh quản lý chi NSNN khó khăn, phƣ́c tạp hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ninh (Trang 36 - 38)