Đặc điểm đặc thù của tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ninh (Trang 54 - 57)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Đặc điểm đặc thù của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh miền Núi - Duyên Hải thuộc địa đầu Đông Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên hơn 8.239 km2

, có nhiều thế mạnh về phát triển kinh tế, tập trung nhiều đầu mố i giao thông (đƣờng thuỷ, đƣờng bộ, đƣờng sắt), có cảng nƣớc sâu lớn nhất miền Bắc là cảng Cái Lân và cảng Cửa Ông, có hệ thống cảng biển, dịch vụ cảng biển dọc 250km bờ biển. Quảng Ninh còn là địa bàn có lợi thế về tài nguyên, khoáng sản (là nơi có trữ lƣợng than đá lớn nhất cả nƣớc), có vịnh Hạ Long (với hơn 2.000 hòn đảo nổi trên mặt biển) đã đƣợc UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về thẩm mỹ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có biên giới đất liền và hải phận giáp Trung Quốc, có cửa khẩu Quốc tế Móng Cái và một số cửa khẩu quốc gia khác nhƣ Hoành Mô, Bắc Phong Sinh ...

Trong những năm gần đây, kinh tế Quảng Ninh đã có bƣớc phát triển khá cao và ổn định. Tổng sản phẩm xã hội (GDP- tính theo giá so sánh) hàng năm đều tăng từ 11% đến 13,8%. Tổng thu NSNN ổn định và tăng trƣởng hàng năm khá cao đƣ́ng trong số những tỉnh tự cân đối đƣợc nguồn thu, nhiệm vụ chi và có đóng góp điều tiết một phần về ngân sách Trung ƣơng.

Với những lợi thế trên, Quảng Ninh đƣợc xác định là “cửa mở” quan trọng của vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc và nằm trong tam giác tăng trƣởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đƣợc quy hoạch là một trung tâm công nghiệp, dịch vụ - du lịch phát triển của Việt Nam.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII nhiệm kỳ 2007-2010 và lần thứ XIII nhiệm kỳ 2011-2015, hoạt động quản lý nhà nƣớc nói chung , quản lý kinh tế nói riêng đã có những đổi mới quan trọng. Trong 02 giai đoạn này, mặc dù tình hình có nhiều khó khăn, song Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt nhằm hỗ trợ các chủ thể kinh tế tăng đầu tƣ, phát triển sản xuất . Nhờ đó kinh tế của tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phát triển toàn diện, không nhƣ̃ng mở rộng quy mô các ngành kinh tế, mà còn tăng tiềm lực và sƣ́c cạnh tranh. Trong giai đoạn này tỉnh Quảng Ninh đạt t ốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân năm là 12,7%, thuộc nhóm tỉnh có tốc độ tăng trƣởng cao trong cả nƣớc. Các ngành, các lĩnh vực đều tăng trƣởng vƣợt chỉ tiêu kế hoạch do Đại hội tỉnh Đảng bộ đề ra.

Thu, chi ngân sách trên địa bàn cơ bản đã đáp ứng đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngân sách đầu tƣ cho phát triển giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa tăng bình quân 35,6%/năm, góp phần tạo dƣ̣ng cơ sở vật chất trƣờng, lớp, bệnh viện, trạm y tế khang trang. Lĩnh vực a n sinh xã hội đƣợc tỉnh đặc biệt chú trọng, với mức đầu tƣ tăng bình quân 59%/năm. Đời sống nhân dân vùng khó khăn đƣợc cải thiện căn bản, rút ngắn chênh lệch giữa các khu vực. Môi trƣờng sống của dân cƣ từng bƣớc đƣợc cải thiện.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2009- 2011

Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Bình quân/ năm I Tổng sản phẩm trên địa bàn

(tính theo giá hiện hành)

Tỷ

đồng 24.874 28.605 34.901 29.460

II Tốc độ tăng % 10,3 11,5 13,5 11,8

1 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản % 2,8 5,5 5,1 4,5 2 Công nghiệp và xây dựng % 11 17 15 14,3 3 Thƣơng mại - Dịch vụ % 10,6 11,7 14 12,1

III Cơ cấu kinh tế % 0,0

1 Nông lâm nghiệp và thuỷ sản % 6,3 5,77 5,26 5,8 2 Công nghiệp và xây dựng % 52,9 53,1 53,2 53,1 3 Thƣơng mại và Dịch vụ % 40,8 41,13 41,53 41,2

4 Tổng thu NSNN toàn tỉnh Tỷ

đồng 19.223 22.287 28.870 23.460

- Trong đó thu cân đối " 5.767 5.795 8.661 6.764 5 Thu ngân sách cấp huyện " 2.499 2.897 5.197 3.531

- Trong đó thu cân đối " 1.694 2.260 4.521 2.810

Nguồn: Sở Tài chính Quảng Ninh, từ năm 2009 đến năm 2011

Qua bảng số liệu bảng 3.1 về các chỉ tiêu tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh qua 3 năm 2009 - 2011 cho thấy, tỉnh Quảng Ninh đã vƣợt qua nhƣ̃ng khó khăn do suy thoái kinh tế thế giới để thu đƣợc những kết

quả phát triển kinh tế quan trọng: tiếp tục tăng trƣởng sản xuất công nghiệp; sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định; khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trƣởng khá; tốc độ tăng giá tiêu dùng đƣợc kiềm chế; thu ngân sách tăng cao; huy động đầu tƣ xã hội tăng; an sinh xã hội đƣợc bảo đảm, những khó khăn về việc làm, đời sống nhân dân đƣợc khắc phục có hiệu quả. Trong bối cảnh chung về kinh tế của cả nƣớc đang còn nhiều khó khăn, thách thức và thuận lợi đan xen nhau, nhịp độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh liên tục đƣợc duy trì ở mức từ 10 đến 13% qua các năm và đạt mục tiêu đề ra là một kết quả hết sức khả quan.

Trong 3 năm 2009 - 2011 cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh cũng chuyển dịch theo hƣớng tích cực: Tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm dần, từ 6,3% năm 2009 xuống còn 5,77% năm 2010 và còn 5,26% năm 2011. Tỷ trọng khu vực công nghiệp , xây dựng tăng nhanh, ngày càng giữ vai trò chủ đạo, chiếm trên 53% ở các năm 2009-2011. Tỷ trọng các ngành dịch vụ luôn giữ ổn định, chiếm khoảng 41% tổng giá trị sản phẩm.

Tỉnh Quảng Ninh cũng đặc biệt quan tâm chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế nhằm phát huy lợi thế kinh tế vùng tại Hạ Long, Móng Cái, bƣớc đầu khơi dậy tiềm năng phát triển to lớn vùng: Hải Hà, Vân Đồn, Yên Hƣng và một số đô thị khác với vai trò trung tâm hành chính, sản xuất công nghiệp, dịch vụ, kinh tế cửa khẩu, văn hoá của từng vùng và địa phƣơng.

Những thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh đạt đƣợc trong giai đoạn vừa qua có sự đóng góp rất lớn của chi NSĐP.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ninh (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)