Hoạt độ enzyme glucoamylase nấm mốc nuôi trên môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện tối ưu trong quá trình sinh tổng hợp enzyme glucoamylase từ một số chủng nấm mốc và ứng dụng (Trang 64 - 66)

VI SINH VẬT

3.2.2. Hoạt độ enzyme glucoamylase nấm mốc nuôi trên môi trường

trường bã khoai mì

Quá trình nuôi nấm mốc để thu canh trường có hoạt độ glucoamylase được thực hiện trên môi trường bán rắn với cơ chất cảm ứng sinh enzyme glucoamylase là bã khoai mì theo mục 2.1.3.2.

Sau 48h nuôi cấy, tiến hành thu nhận dịch enzyme thô từ canh trường theo mục 2.2.9.1.

Xác định hoạt độ enzyme glucoamylase theo mục 2.2.10.

Kết quả hoạt độ enzyme glucoamylase thu nhận từ canh trường nấm mốc được nuôi cấy trên môi trường bã khoai mì trình bày ở bảng 3.3 và biểu đồ 3.2.

Bảng 3.3: Hoạt độ enzyme glucoamylase nấm mốc trên môi trường bã khoai mì

Chủng vsv Hoạt độ glucoamylase (UI/ml dd E) Hoạt độ glucoamylase (UI/g CT) HT chung TB (UI/g CT) Asp,awamori 2,144 10,719 10,734 0,019 2,145 10,727 2,151 10,756 Asp,niger 3,029 15,146 15,336 0,331 3,029 15,144 3,144 15,718 Rhizopus sp 1,877 9,387 9,037 0,317 1,754 8,768 1,791 8,957

Biểu đồ 3.2: Hoạt độ enzyme glucoamylase nấm mốc trên môi trường bã khoai

Ø Nhận xét: So với môi trường cám gạo thì môi trường bã khoai mì cho hoạt độ enzyme glucoamylase thấp hơn rất nhiều, Asp.niger cho hoạt độ

enzyme glucoamylase là UI/g CT, Asp.awamori là

10,734 0,331 UI/g CT và của Rhizopus.sp là 9,037 UI/g CT.

Enzyme glucoamylase sinh tổng hợp bởi nấm mốc là một enzyme ngoại bào với cơ chất cảm ứng là nguồn tinh bột. Mặc dù bã khoai mì có hàm lượng tinh bột cao hơn trong cám gạo nhưng bã khoai mì lại nghèo các chất dinh dưỡng khác, đồng thời do có nhiều tinh bột nên có tính kết dính cao nên sau khi hấp khử trùng bã khoai mì bị vón cục. Đây chính là nguyên nhân làm giảm lượng O2 khuếch tán vào trong lòng môi trường, làm giảm quá trình hô hấp hiếu khí và còn hạn chế sự tiếp xúc giữa nấm mốc và môi trường. Vì vậy trên môi trường là bã khoai mì cho hoạt độ enzyme glucoamylase thấp hơn so với trên cám gạo.

Tuy nhiên bã khoai mì có thể được dùng làm cơ chất cảm ứng bổ sung kết hợp với cám gạo vì nó có hàm lượng tinh bột khá cao, cấu tử hạt to dễ tạo độ xốp.

3.2.3. Khảo sát tỉ lệ phối trộn thích hợp giữa cám gạo và bã khoai để làm môi trường nuôi nấm mốc thu nhận enzyme glucoamylase

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện tối ưu trong quá trình sinh tổng hợp enzyme glucoamylase từ một số chủng nấm mốc và ứng dụng (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)