Thu nhận enzyme từ canh trường nuôi cấy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện tối ưu trong quá trình sinh tổng hợp enzyme glucoamylase từ một số chủng nấm mốc và ứng dụng (Trang 33 - 34)

VI SINH VẬT

1.3.4. Thu nhận enzyme từ canh trường nuôi cấy

Trong quá trình phát triển của nấm mốc, các vật chất khô trong môi trường sẽ hoà tan và được thuỷ phân đến 30-35%. Tinh bột bị thuỷ phân hoàn toàn và phần đường không được vi sinh vật sử dụng vẫn còn tồn tại trong môi trường. Các protein, hemicellulose và pectin cũng được thuỷ phân hầu hết. Vì vậy, trong dịch chiết của môi trường sau khi nuôi cấy nấm mốc thường chứa các chất có phân tử thấp. Phần lớn các enzyme thuỷ phân dễ hoà tan trong nước vì vậy rất dễ dàng tách chúng ra khỏi tế bào nấm mốc trưởng thành. Những tế bào này hầu như đã ngừng quá trình trao đổi chất, độ thẩm thấu của hệ sợi tăng, enzyme dễ tiết vào môi trường và dễ hoà tan vào trong nước.

Để tách chiết enzyme ra khỏi môi trường nuôi cấy người ta thường dùng nước, các dung dịch muối trung tính, các dung môi hữu cơ (cồn, aceton). Trong phương pháp khuếch tán bằng nước có thể chiết được lượng enzym 90-95% và trong nước chiết không chứa các tạp không tan.

Đối với enzyme ngoại bào, để thu nhận enzyme người ta chỉ việc loại bỏ xác tế bào bằng phương pháp lọc hoặc ly tâm, phần dịch enzyme thu hồi để tinh sạch enzyme.

Đối với enzyme nội bào, để tách enzyme cần phải phá vỡ màng tế bào bằng một số phương pháp sau:

- Phương pháp cơ học: nghiền, xay nhỏ nguyên liệu.

- Phương pháp vật lý: sử dụng nhiệt, áp suất thẩm thấu, làm lạnh nhanh, áp suất thẩm thấu, sóng siêu âm, ion hoá.

- Phương pháp hoá học: sử dụng các loại acid, kiềm, muối, dung môi hữu cơ, chất hoạt động bề mặt.

- Phương pháp enzyme và sinh học: sử dụng enzyme phân huỷ lysozyme, các chất kháng sinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện tối ưu trong quá trình sinh tổng hợp enzyme glucoamylase từ một số chủng nấm mốc và ứng dụng (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)