Một số nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện tối ưu trong quá trình sinh tổng hợp enzyme glucoamylase từ một số chủng nấm mốc và ứng dụng (Trang 25 - 26)

kiểu Rh. delemar

Glucoamylase

kiểu Asp.niger khác nhau

chất lên men được và do đó nâng cao hiệu suất lên men rượu từ các nguyên liệu là tinh bột.

Các chế phẩm enzyme glucoamylase tách chiết từ các tế bào vi sinh vật tuy có những điểm giống nhau, song chúng cũng có một vài điểm khác nhau. Ngay cả các chế phẩm được tách từ các chủng của nấm mốc Aspergillus cũng khác nhau, thậm chí ngay cả các chủng cùng loài cũng khác nhau về các đặc điểm về tính chất lý, hoá, phân tử lượng, thành phần acid amin, tính đặc hiệu với cơ chất và điều kiện hoạt động.

Khi nghiên cứu các cơ chế của sự thủy phân một số oligosaccharide và polysaccharide bằng glucoamylase của nấm mốc, Backer và cộng sự thấy rằng sự thủy phân tinh bột được thực hiện theo cơ chế “đa mạch” chứ không phải theo cơ chế đơn mạch. Sơ đồ thủy phân tinh bột bởi glucoamylase:

Tinh bột hay oligosaccharide 100% glucose

Tinh bột 80-85%glucose +

oligosaccharide

hay oligosaccharide

Enzyme glucoamylase là enzyme ngoại bào thể hiện hoạt độ tối đa ở vùng pH 3,5-5,5. So với a-amylase thì glucoamylase bền với acid hơn, nhưng lại kém bền dưới tác dụng rượu etylic, aceton, không được bảo vệ bằng Ca+2.

1.2.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về enzyme glucoamylase glucoamylase

Đã có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học về sinh tổng hợp GA theo phương pháp nuôi cấy chìm và phương pháp nuôi cấy bán rắn trên các chủng nấm mốc khác nhau. J.M.Zaldivar-Aguero và cộng sự (1997) nghiên cứu sự ảnh hưởng của phosphor trong quá trình sinh tổng hợp GA của

Aspergillus awamori theo phương pháp nuôi cấy bề sâu, kết quả đạt được hoạt tính enzyme tăng từ 350U/l lên 1200U/l khi có bổ sung thêm phospho[12]. Ikram-ul-Haq và cộng sự (2002) sử dụng chủng Aspergillus niger GCUCM-36 nuôi cấy trên môi trường cám mì thu GA đạt hoạt tính enzyme 1180UI/g/phút sau 48h nuôi cấy [10].

Hiện nay các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu theo hướng tận dụng các phế liệu để giảm giá thành sản xuất enzyme đồng thời góp phần vào việc bảo vệ môi trường .Nhóm các nhà nghiên cứu của Trung Quốc (2008) đã sử dụng nguồn cơ chất là thức ăn thừa để tiến hành nuôi cấy chìm Aspergillus

niger UV-60 thu nhận GA. Tuy nhiên kết quả hoạt tính enzyme đạt được không

cao [12] . Tiến sĩ Chellapandi Paulchamy (2008) nghiên cứu sự tổng hợp GA của chủng Aspergillus niger NCIM 548 trên khô dầu đậu phộng bổ sung thêm 1% sucrose, 0.5% cao nấm men nuôi cấy trong 84h, thu được sản phẩm GA có hoạt tính 726 U/g canh trường [9].

Ở Việt Nam cũng có một số tác giả đã có các nghiên cứu về GA. Võ Tấn Thiện (1995) nghiên cứu cố định GA trên giá thể polyhydroxy ethyl methacrylat (PHEMA) bằng phương pháp polymer hóa bức xạ ở nhiệt độ thấp [2]. Nguyễn Thị Anh Thư (2005) nghiên cứu sự sinh tổng hợp GA của chủng

Aspergillus kawasaki trên môi trường bán rắn [8]. Nguyễn Thị Lê Nghĩa (2006)

khảo sát quá trình sinh tổng hợp GA của Aspergillus oryzae trên môi trường bán rắn đạt được kết quả GA có hoạt tính 1589,72 UI/g canh trường và 341,15 UI/ ml dịch lọc [6]. Tác giả Hoàng Bá Thanh Hải (2007) đã tiến hành nghiên cứu cố định GA trên các chất mang khác nhau đạt hiệu suất cố định 47,15% trên alginate canxi, 44,69% trên kaokline và 36,49% trên chitosan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện tối ưu trong quá trình sinh tổng hợp enzyme glucoamylase từ một số chủng nấm mốc và ứng dụng (Trang 25 - 26)