Những hạn chế, yếu kém trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc từ năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 81 - 133)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Những hạn chế, yếu kém trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc từ năm

nƣớc giai đoạn 2006-2010.

3.3.2.1. Hạn chế, yếu kém về quản lý thu ngân sách nhà nước

Thứ nhất, công tác kế hoạch hoá nguồn thu chƣa đƣợc coi trọng đúng mức.

Đây là một trong những hạn chế lớn hiện nay về công tác quản lý thu ngân sách. Cơ quan quản lý thu ngân sách chƣa làm tốt công tác kế hoạch hóa các nguồn thu để từ đó có biện pháp quản lý và thu đúng, thu đủ. Hạn chế này thể hiện ở chỗ chƣa nắm chắc đƣợc khả năng nguồn thu trên địa bàn bao gồm các nguồn thu đã có, nguồn thu sẽ phát sinh để từ đó có biện pháp đa dạng hóa các nguồn thu. Đối với nguồn thu chính là thuế ngoài quốc doanh do không có kế hoạch hóa nguồn thu đối với khu vực này cho nên thiếu cơ sở để xây dựng các biện pháp quản lý nhằm thu đúng, thu đủ. Ngoài ra do chƣa có chiến lƣợc phát triển nguồn thu nên buộc phải tập trung quản lý thu đối với các đơn vị doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã có với mức thuế tƣơng đối cao để nhằm đạt đƣợc dự toán đƣợc giao.

Thứ hai, công tác xây dựng dự toán thu ngân sách chƣa có cơ sở vững chắc, đôi khi còn mang yếu tố chủ quan, cảm tính. Dự toán thu là cơ sở để điều hành, quản lý thu ngân sách nhƣng chƣa đƣợc xây dựng một cách có khoa học, thƣờng tham khảo số kiểm tra của Sở Tài chính tỉnh và tình hình thu ngân sách năm hiện hành, dự ƣớc khả năng phát triển KT-XH của năm kế hoạch đề đề ra dự toán thu (tuy nhiên số kiểm tra của Sở Tài chính thƣờng cũng dựa trên số kiểm tra của Bộ Tài chính mà thông báo cho các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh). Tuy nhiên trong thực tiễn xây dựng dự toán thƣờng dựa vào yếu tố chủ quan, kinh nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Điều này cũng xuất phát từ nguyên nhân công tác kế hoạch hóa nguồn thu còn yếu, ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan là thƣờng bị áp đặt của cơ quan cấp trên về số thu ngân sách nhất là thu thuế từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Thứ ba, tốc độ áp dụng các thành tựu công nghệ thông tin trong quản lý thuế còn chậm, trình độ năng lực cán bộ làm công tác tin học chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, do đó hiệu quả công tác tin học chƣa cao, còn tốn nhiều thời gian công sức, ảnh hƣởng đến công tác khác. Công tác thu thập, hệ thống hóa và xử lý thông tin về đối tƣợng nộp thuế chƣa theo kịp yêu cầu phát triển, các dữ liệu về lịch sử doanh nghiệp, về các mối quan hệ chủ yếu của doanh nghiệp, tình hình chấp hành pháp luật, nhân thân của doanh nghiệp chƣa đƣợc cập nhật thƣờng xuyên…

Thứ tư, tình trạng thất thu thuế, sót hộ, nợ đọng thuế, dây dƣa, gian lận thƣơng mại còn phổ biến.

Đây là một trong những yếu kém mà nhiều năm nay ngành thuế của thành phố vẫn chƣa khắc phục đƣợc. Mặc dù tổng số thu hàng năm đều vƣợt so với dự toán đƣợc giao nhƣng trong đó rất nhiều loại thuế còn thất thu lớn. Tình trạng thất thu về thuế đƣợc phân tích cụ thể nhƣ:

+ Thất thu về thuế ngoài quốc doanh là khoản thất thất thu rất lớn từ 25-30%, tập trung vào các đối tƣợng kinh doanh nhỏ, lĩnh vực ăn uống, dịch vụ du lịch, nhà hàng khách sạn. Mặc khác, các doanh nghiệp NQD còn có thủ đoạn mua bán hóa đơn kê, khai khống chứng từ, lập hồ sơ giả để nhằm mục đích đƣợc hƣởng các khoản hoàn thuế.

+ Hiện nay, có hơn 2.800 đơn vị tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố thƣờng xuyên sử dụng ấn chỉ thuế và hàng trăm lƣợt hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn lẻ. Nhƣng đơn vị nghiêm túc thực hiện chiếm tỷ lệ 80% và số đơn vị đã để mất hoá đơn, cơ quan thuế đã xử lý chiếm 5%. Điều này cho thấy nhiều đơn vị đã tìm mọi cách để trốn thuế mà ngành thuế khó có thể kiểm soát đƣợc.

+ Việc quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp đã dùng nhiều thủ đoạn để giảm lợi nhuận nhằm giảm thuế phải nộp. Nhiều doanh nghiệp đã khai báo không cụ thể và chính xác, dẫn đến việc thu thuế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đối với các doanh nghiệp này đạt tỷ lệ còn thấp (trong 4 năm qua có hơn 30% doanh nghiệp không đạt kế hoạch số thuế phải nộp). Đối với những doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn ngoài thành phố việc khai báo nộp thuế đối với các đối tƣợng chƣa đƣợc tiến hành chƣa cụ thể, dẫn đến việc nắm nguồn thu chƣa chắc chắn và còn bỏ sót.

+ Đặc biệt là hoạt động mua bán, chuyển nhƣợng nhà đất, thuế thu nhập, thuế đánh vào các hoạt động xây dựng tỷ lệ thất thu còn lớn và trên thực tế không kiểm soát đƣợc.

Tình trạng sót hộ là phổ biến nhất là đối với hộ kinh doanh cá thể, số lƣợng hộ kinh doanh Chi cục thuế quản lý thu thuế thƣờng thấp hơn so với báo cáo của cơ quan đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể còn dùng nhiều thủ đọan nhƣ thƣờng xuyên thay đổi địa điểm kinh doanh, thay đổi ngƣời đứng tên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để đƣợc giảm mức thuế. Ngoài ra tình trạng gian lận thƣơng mại, khai giảm doanh thu để trốn thuế diễn ra hết sức phức tạp đôi khi diễn ra vƣợt quá khả năng kiểm soát của ngành thuế.

Tình trạng nợ đọng thuế còn lớn và có xu hƣớng ngày càng tăng, trong đó số nợ khó thu chiếm tỷ lệ không phải là nhỏ. Chi cục thuế cũng chƣa thật sự kiên quyết trong việc tham mƣu UBND Thành phố ban hành các quyết định cƣỡng chế hành chính để thu hồi nợ đọng đối với các trƣờng hợp có điều kiện trả nợ thuế nhƣng dây dƣa, chây ỳ không chịu trả, ngoài ra công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan nhƣ công an, viện kiểm sát, UBND các xã, phƣờng trong việc đôn đốc thu hồi nợ thuế cũng chƣa tốt, chƣa mang lại hiệu quả.

Thứ năm, sự lãnh đạo,chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự phối hợp giữa các ban ngành với ngành thuế trong quá trình quản lý thu thuế còn hạn chế.

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đối với công tác quản lý thu thuế có khi chƣa thƣờng xuyên, liên tục, quyết liệt, thƣờng chỉ tập trung vào quý 1 và quý 4 để đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu đƣợc tỉnh giao.

- Lãnh đạo UBND các xã, phƣờng chƣa thật sự quan tâm đến công tác thuế, chƣa phát huy đƣợc vai trò của Hội đồng tƣ vấn thuế ở địa phƣơng, một số nơi còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có tƣ tƣởng không chỉ đạo, không phối hợp thì cũng đã có ngành thuế thu, ngân sách địa phƣơng thì nghiễm nhiên đƣợc hƣởng theo tỷ lệ điều tiết đã đƣợc HĐND tỉnh quy định.

- Các ban ngành chƣa thực sự quan tâm phối hợp với ngành thuế trong công tác quản lý thu thuế, đôi khi còn có quan điểm cho rằng công tác quản lý thu thuế là của ngành thuế. Thực tế cho thấy ở nơi nào sự phối hợp giữa các ban ngành và ngành thuế tốt, nhịp nhàng thì nơi đó hiệu quả công tác quản lý thu thuế tăng lên đáng kể. Ngoài ra công tác phối hợp giữ vai trò rất quan trọng trong trƣờng hợp chống thất thu, thu nợ (nhất là các trƣờng hợp cƣỡng chế thu hồi nợ thuế), khi quan điểm của các cơ quan bảo vệ pháp luật thống nhất cao và ủng hộ ngành thuế thì dứt khóat thu đƣợc nợ còn không thì ngƣợc lại.

Thứ sáu, công tác cải cách hành chính trong kê khai nộp thuế, hoàn thuế, sử dụng hoá đơn tuy có một số tiến bộ bƣớc đầu, nhƣng vẫn còn hạn chế, chƣa đồng bộ, chƣa tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD phát triển. Thủ tục hành chính trong quản lý kê khai thuế còn quá rƣờm rà qua nhiều thủ tục, nhiều bƣớc. Mặt dù đã có sự chỉ đạo trong việc cải cách hành chính đối với vấn đề này nhƣng qua thực tế khảo sát điều tra cho thấy sự phiền hà về thủ tục trong việc kê khai tính thuế nộp thuế còn còn rất lớn.

Thứ bảy, phƣơng pháp quản lý thu hiệu quả còn thấp. Phƣơng pháp quản lý thu thuế ở chi cục thuế thành phố Việt Trì mặc dù đã có những cải tiến nhƣng vẫn thiếu khoa học,nhất là đối với các hộ kinh doanh cá thể. Qua khảo sát ở thành phố Việt Trì cho thấy, 70% (trong hơn 8.000 hộ kinh doanh) thực hiện phƣơng pháp khoán thuế. Việc thực hiện khoán thuế này có nhiều hạn chế, yếu kém đó là:

+ Do không xác định đƣợc doanh thu của các hộ kinh doanh một cách cụ thể, chính xác (vì không điều tra cụ thể mà chỉ áng chừng nên không đảm bảo tính khoa học) nên mức thế tài định thƣờng không phù hợp có khi quá thấp hoặc ngƣợc lại. Nhiều trƣờng hợp vì chạy theo chỉ tiêu giao hay thành tích mà cán bộ thuế tài định mức thuế quá cao không phù hợp với tình hình kinh doanh của các hộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Mức khoán thuế này thƣờng hay tăng lên theo quý, năm (Qua khảo sát các hộ kinh doanh ở Chợ Trung tâm thành phố Việt Trì cho thấy, mức tăng thuế năm sau cao hơn năm trƣớc thƣờng từ 5 - 15%). Việc này chủ yếu chỉ dựa vào cảm tính mà không dựa vào khoa học và thực tiễn. Ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan là do chỉ tiêu của tỉnh giao cao nên ngành thuế phải tìm các điều chỉnh tăng thuế, tăng thu ở những lĩnh vực, ngành nghề thu đƣợc để bù đắp nơi không thu đƣợc nhằm hoàn thành chỉ tiêu.

Thứ tám, công tác ủy nhiệm thu cũng bộc lộ một số hạn chế. Thực hiện ủy nhiệm thu là công tác mới nên bƣớc đầu không tránh khỏi những lúng túng trong việc triển khai, trong đó nhân tố cán bộ rất cần phải chú ý khắc phục. Lực lƣợng cán bộ làm công tác ủy nhiệm thu do các địa phƣơng tuyển dụng và bố trí, tuy nhiên thực tế cho thấy việc bố trí này chƣa phù hợp, nhiều trƣờng hợp kiêm nhiệm không đúng quy định, một số nơi thƣờng xuyên thay đổi dẫn đến hậu quả là:

- Cán bộ thu chƣa thật sự am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, quản lý hộ thiếu liên tục, không sát thực tế, việc theo dõi kết quả thu nộp tiền thuế, theo dõi nợ, báo cáo số liệu chƣa chính xác, quản lý hộ mới chƣa kịp thời còn để sót hộ, ngƣợc lại có nơi có hiện tƣợng lạm thu đối với hộ kinh doanh có thu nhập thấp, công tác quản lý sử dụng, thanh toán ấn chỉ thuế còn sai sót.

- Cán bộ đa phần còn trẻ nên khả năng giải thích chính sách thuế, vận động thu nợ còn hạn chế, nhiều trƣờng hợp thiếu kiên quyết, ngại va chạm, còn nể nang do có khi đối tƣợng nộp thuế là ngƣời thân, hàng xóm, bà con... (trƣờng hợp này không chỉ xảy ra riêng đối với cán bộ ủy nhiệm thu mà có nơi còn cả cán bộ chủ chốt của địa phƣơng).

- Tƣ tƣởng không ổn định, có ngƣời chỉ coi đây là việc tạm thời nên ít quan tâm đến công việc, làm việc qua loa đại khái.

- Nhiều địa phƣơng còn cho rằng mức thù lao cho công tác ủy nhiệm thu còn thấp, không đủ bù đắp cho công tác thu, trang bị cơ sở vật chất chƣa đầy đủ để phục vụ công tác thu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.2.2. Tồn tại, yếu kém về quản lý chi ngân sách nhà nước * Đối với quản lý chi đầu tư phát triển

Thứ nhất, kế hoạch xây dựng cơ bản (XDCB) hàng năm của thành phố chƣa đƣợc xây dựng một cách chặt chẽ, khoa học, nhiều trƣờng hợp chƣa đảm bảo quy định, gây lãng phí và hiệu quả đầu tƣ thấp, thể hiện:

- Bố trí vốn đầu tƣ còn dài trải, phân tán, chƣa định hình cơ cấu, tỷ lệ phân bổ vốn đầu tƣ cho từng ngành, theo lĩnh vực, còn bị động do phụ thuộc vào phân cấp vốn đầu tƣ của tỉnh hàng năm. Nhiều lĩnh vực rất cần thiết phải đầu tƣ nhƣng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nhƣ: cải thiện vệ sinh môi trƣờng, giao thông nông thôn, điện chiếu sáng các xã ngoại thành, cải tạo mở rộng các trục giao thông chính của thành phố…

- Nhiều công trình chƣa hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tƣ cũng đƣợc ghi vào kế hoạch, dẫn đến tình trạng vốn ghi kế hoạch mới ở mức khái toán nên thƣờng phải điều chỉnh bổ sung vốn trong quá trình thực hiện gây bị động trong điều hành ngân sách thành phố.

- Nhiều công trình chƣa đƣợc thẩm định sự cần thiết đầu tƣ một cách chặt chẽ, chƣa xác định chắc chắn hiệu quả KT-XH sau đầu tƣ của công trình đó mang lại hoặc hiệu quả sau đầu tƣ sẽ thấp nhƣng đã đƣợc bố trí kế hoạch vốn. Nhiều khi công trình đƣợc bố trí từ ý chí chủ quan của một vài đồng chí lãnh đạo hoặc chỉ là ý kiến của đại biều hội đồng nhân dân (phản ảnh nguyện vọng của cử tri nơi đại biều đó ứng cử).

Thứ hai, chất lƣợng các công tác tƣ vấn chƣa cao nhất là tƣ vấn lập dự án, lập thiết kế dự toán dẫn đến nhiều sai sót về khối lƣợng, đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật… kết quả là tính chính xác về tổng mức đầu tƣ các công trình chƣa cao, bố trí vốn cũng không chính xác. Công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế dự toán cũng còn nhiều sai sót.

Thứ ba, tiến độ triển khai các dự án chậm, không đảm bảo hoàn thành trong năm nhất là một số dự án lớn dẫn đến chuyển tiếp, chuyển nợ nhiều, hậu quả là thành phố không hoàn thành kế hoạch đầu tƣ trong một số năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ tư, việc tính toán xác định giá trị chỉ định thầu của chủ đầu tƣ nhiều trƣờng hợp chƣa chính xác, chất lƣợng công tác đấu thầu chƣa cao. Công tác nghiệm thu nhiều trƣờng hợp còn sơ sài, chƣa đảm bảo đầy đủ thủ tục theo quy định. Chất lƣợng công trình chƣa đƣợc quản lý một cách chặt chẽ, nhiều công trình chất lƣợng kém, mau xuống cấp; chất lƣợng công tác tƣ vấn giám sát chƣa cao, nhiều đơn vị tƣ vấn giám sát không đảm bảo có mặt tại hiện trƣờng đúng theo quy định của hợp đồng, chất lƣợng giám sát kém, có trƣờng hợp còn thông đồng với bên thi công làm cho chất lƣợng công trình không đảm bảo.

Thứ năm, bộ máy quản lý chi đầu tƣ còn nhiều bất cập chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý. Phòng Tài chính - Kế hoạch, cơ quan tham mƣu cho UBND thành phố công tác quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ và xây dựng, nhƣng do trình độ và khả năng của đội ngũ cán bộ còn bị hạn chế nên dẫn đến hiệu quả quản lý chi đầu tƣ từ ngân sách còn thấp.

Thứ sáu, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ chƣa thật sự chặt chẽ. Theo qui định của Bộ Tài chính, KBNN các cấp có trách nhiệm kiểm soát chi đầu tƣ, cùng phối hợp với ngành tài chính nhằm đảm bảo vốn đầu tƣ đƣợc sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Tuy nhiên trong những năm qua, sự kiểm soát chi đầu tƣ của KBNN thành phố còn hạn chế, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:

+ KBNN thành phố chƣa đổi mới một cách toàn diện về kiểm soát chi đầu tƣ. Chƣa làm tốt quá trình kiểm soát trƣớc, trong và sau khi đã đầu tƣ.

+ Chƣa có qui định một cách cụ thể rạch ròi, chức năng của việc kiểm soát chi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 81 - 133)