Về địa lý hành chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 45 - 133)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Về địa lý hành chính

Việt Trì là thành phố trực thuộc tỉnh Phú Thọ. Là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, là kinh đô Văn Lang - Kinh đô đầu tiên của ngƣời Việt, quê hƣơng đất tổ vua Hùng; Là thành phố công nghiệp; Là cửa ngõ vùng Tây Bắc, đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc). Thành phố Việt Trì đƣợc thành lập vào ngày 4 tháng 6 năm 1962. Thành phố Việt Trì đƣợc biết đến là một trong những thành phố công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc với các ngành dệt, giấy, hóa chất, sứ..., và còn đƣợc gọi là thành phố ngã ba sông - nơi hợp lƣu của ba dòng sông là (sông Hồng, sông Lô, sông Đà). Hiện nay Việt Trì là trung tâm chính trị, hành chính và kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và trung tâm của liên tỉnh phía Bắc. Tháng 5 năm 2012, Việt Trì đƣợc Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ và đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép đầu tƣ để trở thành một trong 11 đô thị lớn nhất Việt Nam. Tháng ba âm lịch hàng năm Giỗ tổ Hùng Vƣơng hàng triệu con cháu Lạc Hồng từ khắp cả nƣớc lại nô nức về núi Nghĩa Lĩnh thôn Cổ Tích - xã Hy Cƣơng - Việt Trì để thăm viếng tổ tông.

Thành phố Việt Trì cách trung tâm Hà Nội 70 km về phía Tây Bắc.

+ Phía Đông giáp các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Vĩnh Tƣờng (tỉnh Vĩnh Phúc).

+ Phía Tây giáp thị trấn Lâm Thao và thị trấn Hùng Sơn, các xã Tiên Kiên, Thạch Sơn, huyện Lâm Thao – tỉnh Phú Thọ.

+ Phía Nam giáp các xã Cao Xá, Sơn Vi, huyện Lâm Thao (cùng của Phú Thọ) và huyện Ba Vì, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thành phố Việt Trì có diện tích tự nhiên là 10.636 ( ha ), dân số 270.000 ngƣời, có 23 phƣờng, xã trực thuộc (trong đó gồm 13 phƣờng là: Bạch Hạc, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Nông Trang, Vân Cơ, Bến Gót, Gia Cẩm, Tân Dân, Dữu Lâu, Minh Nông, Minh Phƣơng, Vân Phú và 10 xã là: Thụy Vân, Phƣợng Lâu, Sông Lô, Trƣng Vƣơng, Hy Cƣơng, Chu Hóa, Thanh Đình, Hùng Lô, Kim Đức, Tân Đức).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

STT CHỈ TIÊU Đơn vị

tính

Kết quả thực hiện giai đoạn 2006 - 2010

2006 2007 2008 2009 2010

1 Tổng dân số 1000 ngƣời 176,5 179,2 182,3 184,8 185,5

2 Lao động

2.1 Tổng số lao động đang làm việc 1000 ng 92,8 93,6 94,3 95 95,4

Trong đó: - Công nghiệp - xây dựng 1000 ng 29,5 30,7 31,6 32,6 32,9

- Dịch vụ 1000 ng 30,3 30,5 31 31,3 31,5

- Nông lâm - thuỷ sản 1000 ng 33 32,4 31,7 31,1 31

2.2 Cơ cấu lao động % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Trong đó: - Công nghiệp - xây dựng % 31,8 32,8 33,5 34,3 34,5

- Dịch vụ % 32,7 32,6 32,9 32,9 33,0

- Nông lâm - thuỷ sản % 35,6 34,6 33,6 32,7 32,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2. Về kinh tế - xã hội:

Trong những năm qua, nền kinh tế của thành phố Việt Trì tiếp tục tăng trƣởng cao giai đoạn 2006-2010 GDP tăng bình quân 13,6%. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố thể hiện nền kinh tế đang từng bƣớc đi vào khai thác các lợi thế so sánh của trung tâm đô thị vùng; Năm 2010, Cơ cấu kinh tế: CN - XD 65,5%; Dịch vụ 32%; Nông lâm – Thủy sản 3%.

- Công nghiệp thành phố phát triển khá, (Giá trị sản xuất CN-TTCN tăng bình quân 15,6%/năm) đứng đầu các đô thị trong vùng, đóng góp phần quyết định vào sự tăng trƣởng giá trị gia tăng công nghiệp của tỉnh (đóng góp khoảng 40%), đồng thời đứng đầu các thành phố, thị xã trong vùng.

- Các ngành dịch vụ phát triển mạnh, đóng góp phần quyết định vào sự tăng trƣởng giá trị gia tăng dịch vụ của tỉnh (đóng góp khoảng 50%); đa dạng, từng bƣớc khai thác đƣợc lợi thế, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Chất lƣợng dịch vụ đƣợc nâng lên một bƣớc.

- Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá, đã triển khai xây dựng một số chƣơng trình, dự án có giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, tạo hệ sinh thái bền vững (xem biểu 2.2);

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

STT CHỈ TIÊU Đơn vị

tính

Kết quả thực hiện giai đoạn 2006 - 2010

2006 2007 2008 2009 2010

1 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 5.275,0 6.431,6 7.271,0 7.659,6 8.592,2

1.1 GTSX công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 4.205,0 5.256,0 5.911,0 6.478,0 7.228,0

1.2 Thƣơng mại - dịch vụ Tỷ đồng 962,6 1.050,7 1.240,3 1.052,5 1.237,6

2.3 Giá trị SX Nông - lâm - thuỷ sản Tỷ đồng 107,4 124,9 119,7 129,1 126,6

2 Cơ cấu % 100 100 100 100 100

2.1 Công nghiệp - xây dựng % 79,72 81,72 81,30 84,57 84,12

2.2 Thƣơng mại - Dịch vụ % 18,25 16,34 17,06 13,74 14,40

2.3 Nông lâm - thuỷ sản % 2,04 1,94 1,65 1,69 1,47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong thời gian qua, thành phố đã huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là huy động các nguồn lực xây dựng hạ tầng đô thị và hạ tầng kinh tế - xã hội đạt kết quả khá. Công tác xây dựng và quản lý đô thị, phong trào xây dựng đô thị xanh - sạch - đẹp dần đi vào nề nếp.

- Thành phố bƣớc đầu đáp ứng yêu cầu là trung tâm một số ngành đào tạo, văn hóa, thể thao của vùng; Các hoạt động văn hoá - xã hội đƣợc thực hiện theo hƣớng xã hội hoá, đạt kết quả khá toàn diện. Chất lƣợng giáo dục - đào tạo đƣợc nâng lên. Hoạt động văn hoá - thông tin - thể thao, y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và thực hiện các chính sách xã hội đƣợc thực hiện kịp thời, góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nguồn nhân lực, ổn định xã hội và xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

- Công tác quốc phòng - an ninh đƣợc thực hiện tốt, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển.

Trong cơ cấu kinh tế của thành phố Việt Trì thì giá trị sản xuất của ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng lới (trên 80%). Tính theo giá cố định năm 1994, tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng thành phố Việt Trì đạt 7.228 tỷ đồng (năm 2010), trong đó công nghiệp là 6.116 tỷ đồng, xây dựng 1.112 tỷ đồng. Giá trị sản xuất tăng gấp đôi so với năm 2006 (xem biểu 2.3).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

STT CHỈ TIÊU Đơn vị

tính

Kết quả thực hiện giai đoạn 2006 - 2010

2006 2007 2008 2009 2010

1 GTSX công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 4.205,0 5.256,0 5.911,0 6.478,0 7.228,0

Tăng trưởng % 100 124,9 112,5 109,6 111,6

1.1 GTSX công nghiệp Tỷ đồng 3.564,5 4.298,2 4.839,1 5.385,4 6.116,0

Tăng trưởng % 100 120,6 112,6 111,3 113,6

1.2 GTSX xây dựng Tỷ đồng 640 958 1.072 1.093 1.112

Tăng trưởng % 100 149,7 111,9 101,9 101,7

2 Cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng % 100 100 100 100 100

2.1 Công nghiệp % 84,77 81,78 81,87 83,13 84,62

2.2 Xây dựng % 15,22 18,23 18,14 16,87 15,38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngành thƣơng mại - dịch vụ và ngành nông lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất của thành phố Việt Trì.

Trên cơ sở tăng trƣởng giá trị ngành công nghiệp - xây dựng (BQ 14,38%/năm), mà giá trị sản xuất toàn thành phố Việt Trì trong những năm qua đã tăng bình quân 12,58%/năm. Nhờ vậy các cơ sở kinh tế xã hội đƣợc đầu tƣ xây dựng, đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện một bƣớc.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự phát triển một cách toàn diện của thành phố Việt trì hiện nay thì vẫn chƣa đáp ứng, nhất là về cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Công tác quản lý thu, chi NSNN trên địa hiệu quả còn hạn chế, khả năng tích luỹ từ nội bộ thành phố vẫn chƣa cao, còn phụ thuộc nhiều vào sự phân cấp của Tỉnh, trình độ dân trí vẫn còn thấp so với yêu cầu. Đội ngũ cán bộ còn thiếu, yếu năng lực quản lý, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

- Ngân sách nhà nƣớc có vai trò nhƣ thế nào đối với quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc nói chung và của thành phố Việt Trì riêng?

- Vấn đề là cần phải quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc nhƣ thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội?

- Để nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ cần có những giải pháp gì?

2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u

2.2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu

Để đánh giá đƣợc thực trạng quản lý ngân sách nhà nƣớc tại thành phố Việt Trì, đề tài sử dụng kết hợp cả hai loại phân tích: phân tích định tính và định lƣợng. Hai phƣơng pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định hoặc rút ra các kết luận của vấn đề nghiên cứu.

Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá đƣợc thu thập từ hai nguồn: - Nguồn số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo, các kết quả nghiên cứu, các số liệu đã đƣợc công bố chính thức của các cơ quan, tổ chức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nguồn số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc và phỏng vấn trực tiếp.

2.2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu đƣợc thu thập từ các tài liệu đã công bố nhƣ: Niên giám thống kê của các cấp, số liệu tổng hợp về tình hình phát triển kinh tế xã hội; các số liệu về thu, chi ngân sách nhà nƣớc của thành phố Việt Trì, của tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, các báo cáo khoa học, tạp chí, Internet, các văn bản pháp quy..., đƣợc sử dụng làm nguồn tài liệu thu thập.

2.2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp a).Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài thực hiện trên cơ sở nghiên cứu tổng thể một cách toàn diện về công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Việt Trì để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, theo yêu cầu cần phân tích, đánh giá để xác định đi sâu nghiên cứu chọn điểm điều tra để từ đó thu thập thông tin, số liệu cho phù hợp.

Trên cơ sở các tài liệu, thông tin thu thập đƣợc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tôi sắp xếp theo các tiêu thức riêng để thuận tiện cho việc xem xét, so sánh, đánh giá vấn đề.

b). Chọn mẫu nghiên cứu

Xác định cỡ mẫu, trong quá trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội, việc chọn mẫu đại diện và đủ lớn là rất quan trọng. Những nhân tố cần đƣợc xem xét để xác định đƣợc cỡ mẫu chính xác cho một cuộc nghiên cứu nhƣ: Độ chính xác, chất lƣợng của số liệu, chi phí và thời gian cho việc thu thập số liệu….

c). Tiến hành thu thập số liệu mới

Đề tài tiến hành điều tra bằng các phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp (Interview) về công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc đối với các bộ làm công tác tài chính của phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Việt Trì, Chi cục thuế Thành phố Việt trì, KBNN Thành phố Việt Trì; các cán bộ làm tài chính – kế toán của các xã, phƣờng của thành phố và ý kiến đánh giá của cán bộ phụ trách ngân sách nhà nƣớc của Sở Tài chính Phú Thọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Từ các số liệu thu thập đƣợc, xây dựng hệ thống biểu bảng để phân tích, đánh giá tình hình thu, chi ngân sách nhà nƣớc của thành phố Việt Trì qua các năm. Các

số liệu thu thập đã đƣợc mã hóa và xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm Exell.

2.2.2.3. Phương pháp phân tích

2.2.2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Sử dụng phƣơng pháp này để hệ thống hóa và phân tích các số liệu thu thập đƣợc từ điều tra, qua đó nhận biết thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Từ phƣơng pháp này có thể tìm hiểu mối liên hệ lẫn nhau của các nhân tố riêng biệt nhƣ: môi trƣờng pháp lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, tiềm năng kinh tế, nguồn nhân lực.

2.2.2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích

Tiến hành phân tích thực trạng về tình hình thu, chi ngân sách nhà nƣớc của thành phố Việt Trì trong những năm qua, về số lƣợng thu – chi, cũng nhƣ chất lƣợng, hiệu quả của việc thu – chi cho phát triển kinh tế xã hội nói chung; những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc... Phân tích, so sánh các nguồn thu, cơ cấu nguồn thu ngân sách; phân tích, so sách các khoản chi, cơ cấu chi ngân sách,... trên cơ sở đó có thể đề ra các giải pháp phù hợp trong việc quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc trong thời gian tới.

2.2.2.3.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Trao đổi với các cán bộ của tỉnh Phú Thọ, Sở Tài chính tỉnh Phú Thọ, Cục thuế tỉnh Phú Thọ, Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Phú Thọ. Trao đổi thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, các chủ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố để từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng nhƣ kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu thu thập, phân tích đánh giá

2.2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu mang tính định tính về chính sách thu hút vốn đầu tư nhằm tăng thu ngân sách nhà nước

- Đối với việc tiếp nhận dự án theo cơ chế một cửa: - Công tác tuyên truyền, xúc tiến, vận động đầu tƣ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Công bố các chính sách liên quan đến đầu tƣ:

- Đối với cơ sở hạ tầng của tỉnh và việc đa dạng hoá hình thức đầu tƣ: - Chính sách hỗ trợ các DN nhƣ (quảng cáo, đảm bảo điện, lao động...): - Giải phóng mặt bằng:

2.2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu cơ bản

(1) Tổng thu, tổng chi NSNN: Phản ánh mức độ thu vào ngân sách và thực hiện nhiệm vụ chi của NSNN.

(2) % thực hiện so với dự toán: Phản ánh kết quả thực hiện thu, chi NSNN so với dự toán. Chỉ tiêu đƣợc tính = Số thu, chi NSNN TH/DT x 100%.

(3) Cơ cấu thu chi NSNN: Phản ánh tỷ lệ các khoản thu, chi chiếm trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 45 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)