III. ĐồNG Vị LƯU HUỳNH (SULPHUR ISOTOPE).
4. Nguồn gốc và môi trờng địa động lực.
Từ những đặc điểm về thành phần vật chất (khoáng vật, thạch học, địa hóa) đã trình bày ở trên, có thể rút ra một số nhận định bớc đầu về vật liệu nguồn và cơ chế hình thành các đá mạch cao magne - kali vùng Măng Xim nh sau:
1- Thành phần hóa học nhóm nguyên tố chính, với đặc điểm giàu Mg, K và Ti đồng thời nghèo Na, Al và Ca, chỉ thị cho vật liệu nguồn (protolith) có thành phần tơng tự nh thành phần của manti harburgit đã bị biến chất trao đổi (đợc làm giàu).
2- Bản chất magma harburgit của vật liệu nguồn sinh thành dung thể magma lamproit phlogopit Măng Xim đợc chứng minh thêm bằng hàm lợng cao của Ba trong đá tổng và đặc biệt trong khoáng vật sanidin, và hàm l ợng thấp của nhóm nguyên tố không tơng hợp (ICE).
3- Giá trị cao về hàm lợng nhóm nguyên tố lithophil (K, Rb, Th) và nhóm nguyên tố đất hiếm, đặc biệt là nhóm nguyên tố đất hiếm nhẹ (LREE), phản ánh quá trình hỗn nhiễm mạnh mẽ của dung thể magma mẹ bởi:
+ Sự tham gia của hợp phần vỏ lục địa hoặc vật liệu trầm tích của vỏ đại dơng bị hút chìm trong quá trình nóng chảy từng phần của vật liệu nguồn ở độ sâu ≈ 150km (đợc chứng minh bằng dị thờng âm của Eu và giá trị cao của tỷ lệ Th/Ta).
+ Quá trình đi lên của dung thể magma mẹ xuyên qua vỏ lục địa hoặc quá trình trộn lẫn với magma shoshonit (loạt absarokit - banakit - toscanit) trong bối cảnh địa động lực của đới hút chìm hoặc đai động bao quanh nền cổ (đợc chứng minh bằng hàm lợng thấp của Ta-Nb và nhóm nguyên tố đất hiếm nặng).
4- Những đặc trng thạch địa hóa nêu trên, cùng với đặc điểm địa chất - cấu trúc của các đá mạch cao magne - kali vùng Măng Xim (xuyên qua các tầng trầm tích - phun trào bị biến chất cao của hệ tầng Khâm Đức, hệ tầng Núi Vú,
các thành tạo granitoid kiểu I của phức hệ Trà Bồng, phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn) cho phép nhận thức rằng sự sinh thành các đá lamproit phlogopit Măng Xim có liên quan chặt chẽ về không gian - thời gian với đới hút chìm cổ - đai động rìa bắc địa khối Kontum.
KếT LUậN.
Các nghiên cứu chi tiết về đặc điểm địa chất, thành phần vật chất các đá mạch cao magne - kali vùng Măng Xim cho phép rút ra đợc những kết luận dới đây:
1- Các đá mạch cao magne - kali ở vùng Măng Xim có những đặc điểm về thành phần khoáng vật, thạch học, địa hóa tơng ứng với một số kiểu lamproit điển hình trên thế giới. Chúng thuộc nhóm lamproit trung tính bão hòa silic (orendit) kiểu lamproit phlogopit Murcia - Almeria (PL-MA).
2- Các đá lamproit phlogopit vùng Măng Xim đợc xuất sinh bởi quá trình nóng chảy từng phần ở mức độ thấp từ nguồn vật liệu manti harbugit đã bị hỗn nhiễm bởi chất lỏng (fluid) thoát ra từ các trầm tích lục địa bị hút chìm, hoặc bị biến chất trao đổi mạnh mẽ trong quá trình dâng lên từ manti xuyên qua vỏ, trong bối cảnh địa động lực đới hút chìm - đai động ven rìa địa khối Kontum.
3- Sự có mặt của lamproit phlogopit / orendit ở ven rìa địa khối Kon Tum, là một trong những tiền đề quan trọng cho việc tìm kiếm nguồn tài nguyên vô cùng quí hiếm - kim cơng.