Các thành tạo xâm nhập.

Một phần của tài liệu Bài giảng xử lý và luận giải số liệu địa hóa các đá magma (Trang 136 - 137)

III. ĐồNG Vị LƯU HUỳNH (SULPHUR ISOTOPE).

b- Các thành tạo xâm nhập.

Trong diện tích vùng nghiên cứu, các đá xâm nhập chỉ lộ ra duy nhất ở khối Tăng Ky. Khối có dạng đẳng thớc, nằm ở phía đông nếp lõm Kho Rinh, với diện lộ xấp xỉ 50km2. Theo đặc điểm thạch học các đá cấu tạo nên khối gồm 3 pha xâm nhập:

* Pha 1: tạo thành các chỏm nhỏ ở phía đông khối Tăng Ky, hoặc dới dạng các thể tù có kích thớc từ một vài decimet tới hàng chục mét trong đá của các pha muộn hơn. Thành phần thạch học gồm: gabrodiorit, diorit, gabro-diabas. Đá có màu xám xanh, cấu tạo khối, kiến trúc gabro và ophit.

* Pha 2: chiếm phần chủ yếu ở phía Đông và trung tâm khối. Thành phần thạch học gồm: granodiorit, granit hornblend-biotit, granit dạng porphyr. Đá có màu xám, xám trắng, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình hoặc kiến trúc dạng porphyr với nền có kiến trúc granit. Các đá của pha 2 thờng chứa các “thể tù”các đá pha 1.

* Pha 3: phân bố ở phía Tây khối Tăng Ky, với thành phần thạch học là granit biotit dạng porphyr. Đá có màu xám trắng, xám phớt xanh, cấu tạo khối, kiến trúc dạng porphyr với nền có kiến trúc granit. Các đá pha 3 xuyên cắt các đá pha 2, hoặc chứa thể tù của các đá pha 1 hoặc các đá phun trào.

Ngoài đá xâm nhập nêu trên, trong vùng nghiên cứu rất phổ biến đá mạch lamprophyr có kích thớc nhỏ (0.2 3 mét, hiếm khi đến 10 mét), xuyên qua các xâm nhập khối Tăng Ky và các trầm tích thuộc hệ tầng Long Đại và Đại Giang. Chúng phân bố chủ yếu dọc theo hệ thống đứt gãy lớn phơng Tây bắc - Đông nam. Thành phần thạch học chủ yếu là điabas, sperxactit, kersantit.

Khối xâm nhập Tăng Ky xuyên cắt gây biến đổi sừng hóa các đá trầm tích hệ tầng Long Đại (O3-S ), Đại Giang (O3-S đg) và bắt tù các đá phun trào của hệ tầng Động Toàn (P đt). Tuổi thành tạo xâm nhập đợc xem xét dựa trên những tài liệu của Nguyễn Văn Hoành, Đào Đình Thục, Trần Đình Sâm, đợc xếp vào phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn tuổi Permi muộn - Trias sớm (δγP2-T1bq).

Một phần của tài liệu Bài giảng xử lý và luận giải số liệu địa hóa các đá magma (Trang 136 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w