Biểu đồ AFM (hình II.14).

Một phần của tài liệu Bài giảng xử lý và luận giải số liệu địa hóa các đá magma (Trang 26 - 28)

III. XáC ĐịNH NHữNG QUá TRìNH ĐịA HóA HọC 1 Biểu đồ Harker.

2- Biểu đồ AFM (hình II.14).

Là dạng biểu đồ sử dụng phổ biến nhất, đợc xây dựng bằng sự biểu diễn các oxyt ở 3 đỉnh của tam giác: A = tổng lợng kiềm (Na2O + K2O), F = oxyt sắt (FeO + Fe2O3) và M = MgO.

Cần lu ý rằng, phần lớn tác giả sử dụng % trọng lợng các oxyt để xây dựng biểu đồ AFM, song một số ít lại sử dụng số lợng nguyên tử. Nhng tổng thể trong cả hai trờng hợp trên kết quả không khác nhau nhiều.

dị tholeit (TH) với kiềm-vôi (CA) trong loạt magma á kiềm, có nghĩa là để phân biệt loạt magma tholeit với loạt magma kiềm-vôi. Xu hớng phân dị tholeit (TH) đợc đặc trng cho sản phẩm hoạt động núi lửa Thingmuli ở Iceland, còn xu hớng phân dị kiềm-vôi (CA) lại đặc trng cho thành phần hóa học trung bình của dung nham Cascades (theo Carmichael, 1964). Tác dụng chủ yếu của biểu đồ AFM là chỉ ra đợc những xu hớng tiến hóa, vì thế có thể sử dụng để xác định các loạt (series) magma. Tuy nhiên, biểu đồ này không thể cung cấp những thông tin định lợng về các quá trình thạch luận đã xảy ra.

3- Biểu đồ FeOt/MgO - SiO2 và FeOt/MgO - FeOt (hình II.15).

Hai biểu đồ trên của Miyashiro A. (1974) đợc sử dụng để phân chia các loạt magma tholeit (TH) và loạt magma kiềm-vôi (CA) đối với các đá núi lửa thành phần mafic và trung tính (basalt và andesit) là các đá đợc cấu thành chủ yếu bởi các khoáng vật chứa Fe và Mg (mafic). Lợng sắt tổng (FeOt) bao gồm các oxyt sắt FeO và Fe2O3. Cần lu ý rằng, biểu đồ này không sử dụng đối với các đá đã bị biến đổi sau magma (nhiệt dịch hoặc biến chất).

4- Biểu đồ MgO - FeOt - Al2O3 của T.H. Pearce (1977) (hình II.16).

Biểu đồ này đợc sử dụng để phân biệt các đá basalt từ các bối cảnh kiến tạo khác nhau theo đặc điểm địa hóa nhóm nguyên tố chính. Nó đ ợc áp dụng cho các đá có hàm lợng SiO2 trong khoảng 51 - 56% tr.l (đã đợc tính toán lại ở trạng thái magma khô bằng cách loại trừ H2O, CO2), có nghĩa là chỉ sử dụng cho các đá basalt và andesitobasalt. Các kiểu basalt có thể phân biệt trên biểu đồ là: kiểu basalt sống núi giữa đại dơng và đáy đại dơng (MORB), kiểu basalt đảo đại dơng (OIB), kiểu basalt lục địa (COB), kiểu basalt cung đảo và rìa lục địa tích cực (IAB và ACMB) hay kiểu basalt tạo núi (ORB), kiểu basalt đảo trung tâm tách giãn (SCIB).

Biểu đồ này áp dụng rất tốt đối với các đá núi lửa trẻ và cha bị biến đổi (t- ơi) với hàm lợng SiO2 trong khoảng nêu trên. Biểu đồ này không thể sử dụng cho các đá basalt kiềm, và đặc biệt là các đá basalt đã bị biến đổi, bởi lẽ MgO và FeO rất linh động trong các quá trình phong hóa, còn MgO và Al2O3 lại dễ di chuyển trong tớng biến chất đá phiến lục.

Một phần của tài liệu Bài giảng xử lý và luận giải số liệu địa hóa các đá magma (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w