III. ĐồNG Vị LƯU HUỳNH (SULPHUR ISOTOPE).
3- Đặc điểm địa hóa nhóm nguyên tố chính và vết các đá magma vùng Vitthulu
magma vùng Vitthulu
Dựa trên các kết quả phân tích hàm lợng nhóm nguyên tố chính, vết trong các đá magma vùng nghiên cứu (bảng 6.2.1) cùng với việc xây dựng biểu đồ phân loại nhận dạng theo quan điểm Thạch luận nguồn gốc, có thể rút ra một số nhận định về đặc điểm địa hóa các đá magma vùng Vitthulu (Quảng Bình) nh sau:
a- Các đá núi lửa vùng nghiên cứu có thành phần thạch học biến thiên từ andesitobasalt qua andesit tới andesitodacit và dacit, trong đó dạng đá andesit chiếm khối lợng chủ yếu hơn cả. Chúng thuộc loạt đá trên bão hòa silic, độ kiềm trung bình, trong đó natri luôn luôn trội hơn kali (mang tính sodic). Theo phân loại của Irvine - Baragar (1971) và Taylor (1976) các đá núi lửa vùng nghiên cứu thuộc loạt kiềm-vôi trung bình kali. Với đặc điểm khá giàu nhóm nguyên tố lithophil bán kính ion lớn (K, Rb, Ba, Th, ...) và nghèo nhóm nguyên tố có trờng bền vững cao (Zr, Hf, Ta, Nb, P, Ti, ...) (hình 6.2.1), các đá núi lửa vùng Vithulu - Quảng Bình rất gần gũi về thành phần vật chất với các thành tạo magma đ ợc sinh thành trong bối cảnh rìa mảng hội tụ - kiểu magma cung núi lửa [7, 27, 28].
b- Các đá xâm nhập của vùng nghiên cứu tạo nên hai nhóm đá khác biệt: + Nhóm đá mafic: có thành phần thạch học chủ yếu bao gồm gabrodiorit, diorit và tonalit, với đặc điểm địa hóa giàu Ca, Na và Fe; nghèo Al và K. Trên các biểu đồ phân loại của Irvine - Baragar (1971), Miyashiro (1974) các điểm biểu diễn nhóm đá mafic này đều rơi vào trờng tholeit (TH), thuộc kiểu I-granit (hoặc M-granit). Chúng là thành phần chủ yếu cấu thành nên pha 1 xâm nhập của phức hệ Quế Sơn của vùng nghiên cứu.
+ Nhóm đá felsic: bao gồm granodiorit và granit hornblend-biotit, trong đó chủ yếu là granodiorit. Nhìn chung, các đá đều quá bão hòa silic, có độ kiềm trung bình với hàm lợng natri và kali xấp xỉ nhau, bão hòa nhôm và thấp calci. Chúng thuộc loạt magma kiềm-vôi (CA) điển hình, mang đặc trng địa hóa trộn lẫn giữa hai kiểu I-granit (pha 2) và S-granit (pha 3).
Theo đặc điểm địa hóa nhóm nguyên tố vết, tơng tự nh các đá núi lửa đã mô tả trên (mục a), các thành tạo xâm nhập của vùng nghiên cứu đều giàu nhóm nguyên tố lithophil bán kính ion lớn (LILE) và nghèo nhóm nguyên tố có tr ờng bền vững cao (HFSE), đặc biệt là Ta-Nb, tơng đồng về đặc điểm địa hóa của các thành tạo magma thuộc bối cảnh rìa mảng hội tụ - kiểu granit cung núi lửa.
Nh vậy, các đá xâm nhập vùng Vitthulu (Quảng Bình) bao gồm hai tổ hợp đá khác nhau không chỉ về thành phần thạch học, mà còn về đặc điểm thạch địa hóa, chúng thuộc hai loạt magma khác nhau (loạt tholeit và loạt kiềm-vôi), không thể là sản phẩm kết tinh phân dị từ cùng một dung thể magma nguyên sinh, hay nói cách khác là không cùng nguồn magma. Điều này sẽ đ ợc tiếp tục chứng minh qua số liệu địa hóa nhóm nguyên tố đất hiếm và đồng vị dới đây.