II. ĐồNG Vị OXY.
b- Nhận biết sự hỗn nhiễm vỏ trong các đá magma.
Các đá nguồn vỏ giàu cả đồng vị Sr và O so với manti (hình V.2), bởi vậy biểu đồ đối sánh đồng vị Sr - O sử dụng rất hiệu quả để nhận biết sự hỗn nhiễm vỏ trong các đá nguồn manti. Có hai cơ chế (kiểu) hỗn nhiễm: hỗn nhiễm của miền nguồn và hỗn nhiễm của magma trong quá trình di chuyển qua lớp vỏ lục địa. Hai kiểu hỗn nhiễm này có thể phân biệt với nhau bằng hình dáng của đ ờng cong hỗn hợp trên biểu đồ đối sánh đồng vị Sr - O (James, 1981).
Trong trờng hợp nguồn gây hỗn nhiễm giàu Sr so với manti với tỷ lệ khá nhỏ, thì sự hỗn nhiễm trên biểu đồ đối sánh đồng vị Sr87/Sr86 ~ δO18 đợc đặc trng bởi đờng cong hỗn hợp lõm về phía dới (hình V.3). Điều này xuất phát từ vật liệu vỏ không chỉ giàu Sr so với manti, mà tỷ lệ Sr87/Sr86 của chúng cũng lớn hơn tỷ lệ này của manti. Tuy nhiên, do hàm lợng của oxy trong tất cả các đá gần tơng tự nhau, nên không có sự tăng ồ ạt trong tỷ lệ đồng vị oxy của dung thể ban đầu. Sự tăng nhỏ về δO18 là hàm số đờng thẳng đơn giản của tỷ số tổng thể vật liệu vỏ và manti.
Trong trờng hợp khi dung thể giàu Sr so với nguồn gây hỗn nhiễm với tỷ lệ tơng đối cao, thì thành phần trên biểu đồ đối sánh đồng vị Sr - O đ ợc xác định bởi đờng cong hỗn hợp lồi về phía trên (James, 1981), do dung thể nguồn manti di chuyển qua vỏ lục địa (hình V.3). Ngoài ra, sự hỗn nhiễm vỏ cần phải có những thay đổi rõ rệt về đặc điểm hóa học nhóm nguyên tố chính, nguyên tố vết và đồng vị để có thể đối sánh với các tỷ số đồng vị oxy và đồng vị phóng xạ.
Tuy nhiên, sự hỗn nhiễm vỏ không phải là quá trình trộn lẫn đơn giản mà thực chất bao gồm ba hợp phần: dung thể, pha (khoáng vật) kết tủa - tích tụ và nguồn gây hỗn nhiễm (Taylor, 1980; James, 1981). Đây là quá trình AFC (Assimilation & Fractional Crystallization) lần đầu tiên đợc đa ra bởi Bowen (1928). Quá trình AFC có thể ghi nhận đợc trên biểu đồ tơng quan đồng vị oxy / đồng vị phóng xạ bởi đờng cong trộn lẫn đặc trng.