Luận giải về nguồn gốc của các thành tạo magma vùng Vitthulu (Quảng Bình)

Một phần của tài liệu Bài giảng xử lý và luận giải số liệu địa hóa các đá magma (Trang 146 - 147)

III. ĐồNG Vị LƯU HUỳNH (SULPHUR ISOTOPE).

5- Luận giải về nguồn gốc của các thành tạo magma vùng Vitthulu (Quảng Bình)

Vitthulu (Quảng Bình)

Từ những đặc điểm địa hóa nhóm nguyên tố đất hiếm đã trình bày ở trên, có thể rút ra một số nhận định bớc đầu về nguồn gốc của các thành tạo magma vùng nghiên cứu nh sau:

a- Sự khác biệt rõ rệt theo đặc điểm địa hóa nhóm nguyên tố đất hiếm giữa các đá xâm nhập pha 1 với các đá phun trào và xâm nhập pha 2, pha 3 chứng minh cho tính không cùng nguồn magma nguyên sinh giữa chúng. Vì lẽ đó, việc xếp toàn bộ các thành tạo xâm nhập của vùng nghiên cứu vào cùng một phức hệ phân dị liên tục (từ pha 1 đến pha 3), cùng nguồn magma với các thành tạo phun trào andesitoid cha đợc thỏa đáng, thiếu sức thuyết phục.

Hợp lý hơn cả nên tách các thành tạo xâm nhập pha 1 ra thành phức hệ riêng. Chúng có thể đợc xem nh là sản phẩm kết tinh trực tiếp từ dung thể magma tholeit (TH) đợc xuất sinh bởi quá trình nóng chảy từng phần của thạch quyển manti nằm trên tấm vỏ đại dơng bị hút chìm do tác dụng của hơi nớc đợc thoát ra trong quá trình khử nớc (dehydration) từ lớp vỏ basalt đại dơng ở độ sâu ≈ 100km.

b- Về cơ bản, các thành tạo phun trào và xâm nhập pha 2, pha 3 có những đặc trng địa hóa nhóm nguyên tố đất hiếm khá tơng đồng, chỉ thị cho tính cùng nguồn magma giữa chúng. Có thể quan niệm chúng là sản phẩm kết tinh phân dị từ cùng một dung thể magma kiềm-vôi (CA) đợc sinh thành bởi quá trình nóng

chảy từng phần từ tấm vỏ đại dơng bị hút chìm tới độ sâu trên 100km, hoặc từ phần dới tấm vỏ lục địa, hoặc bởi quá trình trộn lẫn magma trong bối cảnh kiến tạo rìa mảng hội tụ.

c- Mặc dù đợc kết tinh từ các dung thể magma nguyên sinh khác nhau, song vì đợc hình thành trong cùng một bối cảnh điạ động lực đới hút chìm, nên các thành tạo magma của vùng nghiên cứu mang nhiều nét chung về đặc điểm địa hóa, đặc biệt là của nhóm nguyên tố đất hiếm (sự giàu nhóm đất hiếm nhẹ so với nhóm đất hiếm nặng, không xuất hiện dị thờng Eu) đặc trng cho hoạt động magma liên quan với bối cảnh rìa mảng hội tụ, thuộc kiểu magma cung núi lửa (VAG).

Những kết luận nêu trên cần đợc chứng minh rõ ràng và chắc chắn hơn bằng những số liệu phân tích định lợng của nhóm nguyên tố đồng vị, đặc biệt là đồng vị bền (O18/O16, D/H, S32/S34, v.v...) trong những công trình nghiên cứu tiếp theo.

iii. đặc điểm địa hóa đồng vị các kiểu granit ở đới đà lạt (lâm đồng)

Trong phạm vi đới cấu trúc Đà Lạt phân bố rộng rãi các đá magma nói chung và granitoid nói riêng. Chúng đã đợc nhiều nhà địa chất quan tâm nghiên cứu về mặt cấu trúc - địa chất, thành phần vật chất và khoáng sản liên quan. Tuy nhiên, về nguồn gốc cũng nh môi trờng địa động lực sinh thành magma Đà Lạt vẫn còn nhiều ý kiến cha thống nhất. Nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, phần viết này chủ yếu tập trung phân tích xử lý số liệu địa hóa đồng vị (Sr, Nd, Pb, O) trên các đá granitoid và luận giải theo mô hình thạch luận nguồn gốc của Barbarin (1990, 1999), Faure (2001).

Một phần của tài liệu Bài giảng xử lý và luận giải số liệu địa hóa các đá magma (Trang 146 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w