- Thiếu thuốc chữa bệnh_V8c1f
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Luận văn “xây dựng mô hình đánh giá ảnh hưởng của chương trình 135 đến XĐGN hộ gia đình” được thực hiện trong điều kiện kế thừa bộ số liệu điều tra cơ bản của chương trình năm 2007-2008 và các số liệu báo cáo khác. Mặc dù có rất nhiều hạn chế về số liệu, nhưng đề tài đã cố gắng đến mức cao nhất có thể để góp phần bổ sung thêm vào khung lý thuyết, phương pháp mới trong việc đánh giá các chính sách giảm nghèo.
Kết quả của luận văn đã khái quát được các chính sách giảm nghèo, phương pháp đánh giá chính sách giảm nghèo đã và đang được thực hiện ở nước ta. Trong đó bước đầu phân tích những kết quả đạt được, hạn chế của các phương pháp đánh giá hiện nay vẫn sử dụng. Luận văn cũng đã phân tích, bối cảnh tình hình, sự ra đời của chương trình XĐGN ở các xã vùng dân tộc ít người đặc biệt khó khăn (chương trình 135), và các chính sách khác đang được đầu tư ở vùng này. Những kết quả này một phần giúp người đọc nhìn nhận rõ hơn sự cố gắng của Chính phủ Việt Nam trong cuộc chiến chống đói
nghèo nói chung của cả nước, đặc biệt là vùng dân tộc ít người miền núi. Trên cơ sở số liệu điều tra cơ bản chương trình 135 năm (2007-2008), luận văn đã phân tích đặc điểm tình hình, thực trạng về đời sống, văn hóa, xã hội, giáo dục, nguồn lực cho sản xuất nông, lâm nghiệp… ở các xã đang thực hiện chương trình và xã đã thực hiện, hoàn thành chương trình ở giai đoạn trước. Qua đây người đọc có sự hình dung rõ nét hơn, so sánh giữa 2 nhóm xã.
Cuối cùng, để giúp các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận rõ hơn về mức độ ảnh hưởng của chương trình, luận văn đã xây dựng mô hình hồi quy phân tích sự hài lòng của hộ gia đình đối với các kết quả đầu tư. Về cơ bản, các hộ gia đình đều hài lòng với kết quả đầu tư, và khá trùng hợp ở cả hai nhóm xã. Tuy nhiên còn một số kết quả như: vay vốn, đào tạo nghề… thì chưa được các hộ gia đình hài lòng lắm. Vì vậy, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, cần phải xem xét đầu tư, điều chỉnh cho phù hơp.
Kết quả của luận văn đã cung cấp luận cứ và khẳng định việc xây dựng mô hình toán thống kê, kinh tế để đánh giá lượng hóa ảnh hưởng của chính sách XĐGN là có thể thực hiện được. Tuy nhiên do là nguồn số liệu còn hạn chế, chỉ có ở đầu kỳ đầu tư, nên chưa có sự so sánh, nhìn nhận rõ hơn hiệu quả của chương trình.
Để có thể đánh giá chính xác, kết quả thực hiện chương trình, trong thời gian tới, tác giả có một số khuyến nghị như sau:
1) Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá kết quả chương trình trên cơ sở mục tiêu, nội dung của chương trình. Trong đó có kết hợp giữa đánh giá định tính và đánh giá định lượng (bằng phương pháp mô hình hóa).
2) Hiện nay đã có bộ cơ sở dữ liệu đánh giá đầu kỳ chương trình 135 giai đoạn II. Để có cơ sở đánh giá, so sánh kết quả, trong thời gian tới Ban
Quản lý chương trình là Ủy ban Dân tộc cần phải tổ chức điều tra cơ bản cuối kỳ thực hiện chương trình.
3) Trên cơ sở số liệu điều tra, sử dụng các mô hình toán kinh tế, thống kê bổ sung vào khung đánh giá chính sách để phân tích định lượng kết quả của chương trình đối với địa phương và hộ gia đình, từ đó có kiến nghị giải pháp cho phù hợp.