Khái quát chính sách XĐGN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu mô hình đánh giá tác động của chương trình 135 đến xóa đói giảm nghèo hộ gia đình (Trang 30 - 36)

XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 1.1 Một số vấn đề lý luận chung về chính sách XĐGN

1.1.5.Khái quát chính sách XĐGN ở Việt Nam

Trước năm 1998, có thể nói, chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến công cuộc XĐGN. Tuy nhiên, thời điểm lúc bấy giờ chưa có chiến lược cũng như hệ thống các chính sách có tác động trực tiếp. Chỉ đến năm 1998, một chiến lược giảm nghèo đầu tiên đã được chính phủ Việt Nam xây dựng là cơ sở hình thành chính sách XĐGN của quốc gia. Cùng với đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, Chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN (QĐ 133/1998/ QĐ- TTg) với các nội dung chính đó là:

(i) đầu tư xây dựng CSHT và sắp xếp lại dân cư, (ii) định canh định cư, di dân và kinh tế mới,

(iii) hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, (iv) hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo.

Bên cạnh đó, chương trình phát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (QĐ 135/1998/QĐ -TTg) cũng được ra đời với mục tiêu hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế xã hội, chú trọng đầu tư xây dựng CSHT.

Trong giai đoạn này, chính sách chủ yếu tập trung vào tạo điều kiện thuận lợi để người nghèo có nhiều cơ hội cải thiện điều kiện sản xuất và tăng thu nhập. Ngoài ra, hỗ trợ người nghèo tiếp cận với giáo dục, y tế cũng đã được ưu tiên quan tâm.

Tuy nhiên, vì chưa có kinh nghiệm cũng như thiếu đi các đánh giá về thực trạng đói nghèo của Việt Nam nên chiến lược này còn sơ sài. Do đó, trong một thời gian ngắn thực hiện, Việt Nam đã rút ra bài học và với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, Chính phủ đã xây dựng chiến lược giảm nghèo với một hệ thống các chính sách tương đối bao phủ. Đó là chiến lược XĐGN giai đoạn 2001- 2010. Với mục đích đầu tư hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo có tư liệu và phương tiện để sản xuất, kinh doanh dịch vụ, nâng cao thu

nhập; tiếp cận các dịch vụ xã hội, nhất là các dịch vụ xã hội cơ bản và mạng lưới an sinh xã hội, bảo đảm XĐGN bền vững.

Để các chính sách thực sự phát huy tác dụng hiệu quả nhất, chiến lược XĐGN này đã được thiết kế thành hai giai đoạn:

Giai đoạn 2001-2005

Với chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm, liên quan trực tiếp đến XĐGN gồm có 6 chính sách và 4 nhóm dự án. So với giai đoạn trước, chính sách trong giai đoạn này được bổ sung rất nhiều. Cụ thể chính sách nhằm hạn chế rủi ro của người nghèo bước đầu đã được triển khai thực hiện như chính sách an sinh xã hội, bảo vệ những người yếu thế. Ngoài ra, nếu là chính sách hỗ trợ thì sự hỗ trợ này cũng cụ thể hơn như hỗ trợ về nhà ở hay hỗ trợ về cách thức làm ăn thông qua các dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn. Đặc biệt, từ kết quả phân tích thực trạng đói nghèo cho thấy đồng bào dân tộc ít người sinh sống tại các vùng đặc biệt khó khăn là nhóm người nghèo nhất và cũng có nguy cơ gặp rủi ro cao nên các chính sách riêng cho đối tượng này cũng được quan tâm thoả đáng. Mặc dù đến năm 2000, chúng ta thống nhất được quan điểm đa chiều của đói nghèo do WB đưa ra nhưng trên thực tế giai đoạn này chưa có chính sách tăng cường năng lực cho người nghèo, ngoài trừ Nghị định của chính phủ về qui chế dân chủ ở cấp cơ sở nhưng không phải là dành riêng cho XĐGN.

Giai đoạn 2006 - 2010

Với chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tiếp tục thực hiện các chính sách giai đoạn 2001- 2005, nhưng có sửa đổi bổ sung cho phù hợp.. Bên cạnh chương trình giảm nghèo quốc gia, CT 135 tiếp tục được triển khai giai đoạn II trên cơ sở điều chỉnh CT 135 giai đoạn I, với mục đích tiếp tục hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn.

Thêm vào đó, sau một thời gian khá dài thực hiện các chính sách giảm nghèo, đặc biệt có chính sách riêng cho các đối tượng đặc biệt như dân tộc ít người, tình trạng đói nghèo chưa được cải thiện đáng kể. Vì vậy, năm 2008, chính phủ Việt Nam đã tập trung giải quyết những nơi nghèo nhất, đó chính là các huyện nghèo nhất trên cả nước thông qua chương trình “hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo”. Trong đó, tập trung vào chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, hỗ trợ sản xuất, phát triển CSHT và đào tạo dạy nghề.

Có thể nói hệ thống chính sách và dự án liên quan trực tiếp đến XĐGN đã được xây dựng và hoàn thiện qua các năm cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Mặc dù có nhiều chính sách nhưng nhìn chung đều được thiết kế nhằm vào các khía cạnh của đói nghèo là: tạo cơ hội để nâng cao thu nhập cải thiện đời sống người nghèo; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội nhất là các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế; hỗ trợ an sinh xã hội và tăng cường sự tham gia của người nghèo. Mỗi chính sách có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào một khía cạnh cụ thể nào đó của đói nghèo trong đó có các chính sách áp dụng riêng cho nhóm đối tượng đặc biệt như dân tộc ít người.

Ngoài ra, trên địa bàn các xã thụ hưởng chương trình 135 còn thực hiện nhiều chương trình, chính sách khác có liên quan nhằm giải quyết những khó khăn vướng mắc trong sản xuất và đời sống của đồng bào dân tộc ít người theo những lĩnh vực, cụ thể:

- Chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo giải quyết đất đai, nhà ở, nước sinh hoạt:

Quyết định 134/2004/QĐ- TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 " Về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào

dân tộc ít người nghèo, đời sống khó khăn". Bao gồm các quyết định cụ thể hoá: QĐ 146/2005/QĐ-TTg "Về chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường; QĐ 57/2007/QĐ-TTg "Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 146; QĐ 198/2007/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ và QĐ 03/2005/QĐ-BNN Ban hành qui định về khai thác gỗ để hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc ít người nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 134. Quyết định 1592/2009/QĐ- TTG về tiếp tục thực hiện QĐ 134.

- Chính sách giải quyết vấn đề du canh du cư, di dân tự do, ổn định và xắp xếp lại dân cư.

Gồm các quyết định: QĐ 33/2007/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc ít người giai đoạn 2007- 2010; QĐ 193/2006/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006-2010 và hướng dẫn đến năm 2015.

- QĐ 60/2005/QĐ TTg về việc phê duyệt" Qui hoạch ổn định dân cư các xã biên giới Việt - Trung đến năm 2010

- Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng: Gồm 04 QĐ của TTCP (QĐ 66/2000/QĐ-TTg, 132/QĐ-TTg, 184/QĐ-TTg và 210/QĐ-TTg) về cơ chế tài chính phát triển đường giao thông nông thôn và thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương.

- Nhóm chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn: Các Quyết định 167/2001/QĐ-TTg, QĐ 10/2008/QĐ-TTg...) về qui hoạch và định hướng phát triển ngành rau quả, điều, bò sữa, chăn nuôi v.v.

nông, khuyến ngư và Thông tư hướng dẫn thực hiện dư án khuyến nông- lâm – ngư...

- Chính sách thương mại: Nghị định số 20/1998/NĐ-CP về phát triển thương mại miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc và Nghị định 02/2002/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 20. Thông tư số 07/2002 của liên bộ hướng dẫn thi hành 2 Nghị định trên. Hai Quyết định của TTCP về chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quĩ hỗ trợ phát triển và Quản lý quĩ bảo hiểm sản xuất ngành hàng.

- Chính sách tạo việc làm và đào tạo nghề nông thôn: Gồm Nghị định về phát triển ngành nghề nông thôn (66/2006/NĐ-CP), 02 Quyết định và 02 Thông tư hướng dẫn về ngân sách nhà nước hỗ trợ và cơ chế tài chính thực hiên dư án hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và làng nghề. Nghị định số 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. 02 Thông tư hướng dẫn thực hiện sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế khuyến công và khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Quyết định số 81/2005/QĐ- TTg về hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho thanh niên nông thôn.

- Chính sách y tế, giáo dục và cải thiện dịch vụ xã hội khác: QĐ 159/2002/QĐ-TTg về Chương trình kiên cố hoá trường học; Quyết định 139/2002/QĐ-TTg về khám chữa bệnh cho ngươì nghèo; Thông tư 14/2002 hướng dẫn thực hiện QĐ 139. Chính sách giáo dục: Nghị định 134/2006/NĐ- CP về chế đô cử tuyển. QĐ 194/2001/QĐ-TTg và QĐ 86/2006/QĐ-TTg về học bổng và trợ cấp xã hội đối học sinh, sinh viên dân tộc các trường công lập...

Nhìn chung, hệ thống chính sách được ban hành tương đối đầy đủ, toàn diện trên mọi lĩnh vực như: Nông nghiệp, Công nghiệp, Giao thông vận tải, phát triển cơ sở hạ tầng, văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, thông tin….đã tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội khu vực miền núi, vùng đồng

bào dân tộc. Kinh tế xã hội vùng dân tộc và miền núi có bước tăng trưởng khá, ổn định, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, đời sống của một bộ phận đồng bào được cải thiện và nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo của các xã thực hiện Chương trình 135-II giảm từ 47% năm 2006 xuống 28,8% cuối năm 2010.

Có thể thấy rằng, kết quả đạt được trên địa bàn thực hiện chương trình 135 là tổng hợp của nhiều chính sách, chương trình dự án cùng thực hiện. Điều này một mặt góp phần nhanh chóng nâng cao đời sống của nhân dân. Nhưng khi tiến hành đánh giá tác động, hiệu quả của các chính sách không bóc tách, lượng hóa được cụ thể hiệu quả của từng chương trình đến đời sống của người dân như thế nào, tương ứng với lượng vốn bỏ ra.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu mô hình đánh giá tác động của chương trình 135 đến xóa đói giảm nghèo hộ gia đình (Trang 30 - 36)