Phương pháp đánh giá chính sách XĐGN

Một phần của tài liệu mô hình đánh giá tác động của chương trình 135 đến xóa đói giảm nghèo hộ gia đình (Trang 42 - 44)

XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 1.1 Một số vấn đề lý luận chung về chính sách XĐGN

1.2.2.Phương pháp đánh giá chính sách XĐGN

- Các phương pháp phân tích mô hình

Các mô hình có thể được khái quát trên cơ sở các hàm toán học với các biến độc lập và các biến phụ thuộc khác nhau hoặc cũng có thể tồn tại dưới các mô hình lý thuyết. Tuỳ theo các mục đích và nội dung khác nhau người ta có thể chọn các loại mô hình phân tích khác nhau. Hiện nay, dữ liệu dùng để phân tích định lượng chủ yếu từ bộ số liệu VHLSS của Tổng cục Thống kê. Tuy nhiên, bộ dữ liệu này chưa đủ để đánh giá được nhiều chính sách cùng một lúc. Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn này, số liệu sử dụng là chủ yếu trong bộ số liệu điều tra cơ bản chương trình 135.

- Các phương pháp phân tích định tính

Vì trong đánh giá chính sách bao gồm nhiều nội dung khác nhau nên phương pháp phân tích định tính được sử dụng ở đây cũng rất đa dạng. Phương pháp điều tra phỏng vấn được sử dụng khi phân tích các vấn đề nhạy cảm và khó áp dụng các mô hình toán học trong quá trình phân tích. Phương pháp này có nhược điểm dễ bị chi phối bởi ý kiến chủ quan của người được phỏng vấn cũng như cách thức đặt câu hỏi nhưng nó lại khắc phục được nhược điểm của phương pháp mô hình hoá. Thông thường để đánh giá tác động chính sách, phương pháp này sẽ được sử dụng.

Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu và số liệu được sử dụng khi tiến hành đánh giá những nội dung có tính hệ thống hoá cao. Bằng phương pháp này cho phép chúng ta quan sát được kết quả thay đổi của vấn đề liên quan đến chính sách. Tuy nhiên những kết luận được rút ra từ phương pháp này có độ tin cậy không cao nếu như số liệu bị gián đoạn.

Phương pháp phân tích dựa trên kết quả đầu ra của một dự án cụ thể: Do điều kiện hiện tại ở Việt Nam số liệu còn nhiều bất cập thì phương pháp này có ưu điểm có thể dùng kết quả theo dõi giám sát của các dự án liên quan XĐGN để đánh giá chính sách và đây cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến trong luận văn. Nhưng phương pháp này cũng có hạn chế đó là cùng một vấn đề nhưng các dự án khác nhau có kết luận có thể trái ngược nhau nên gây khó khăn trong việc đưa ra kết luận cuối cùng.

Trong khuôn khổ luận văn này, với nội dung là sử dụng mô hình để đánh giá ảnh hưởng của chương trình 135 đến XĐGN của hộ gia đình, vì vậy phương pháp chủ yếu sử dụng là mô hình hóa. Tư tưởng đánh giá là so sánh, đối chứng giữa các xã đã thực hiện và hoàn thành chương trình và các xã đang thực hiện chương trình.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu mô hình đánh giá tác động của chương trình 135 đến xóa đói giảm nghèo hộ gia đình (Trang 42 - 44)