Phân tích kết quả mô hình

Một phần của tài liệu mô hình đánh giá tác động của chương trình 135 đến xóa đói giảm nghèo hộ gia đình (Trang 74 - 85)

14 Số người trong độ tuổi lao động X tuoi15plus_sum

3.2.2. Phân tích kết quả mô hình

Kết quả chạy mô hình được thực hiện trên phần mềm SPSS. Sau khi tính toán thu được các hệ số của biến cùng giá trị kiểm định P tương ứng. Trường hợp hệ số ước lượng có giá trị P tương ứng thấp hơn mức α = 0,1

được coi là phù hợp, chấp nhận biến trong mô hình. Trường hợp ngược lại, khi hệ số tương ứng với giá trị P lớn hơn 0,1 thì không thể bác bỏ giả thuyết hệ số thực là bằng 0 và hệ số của biến không có ý nghĩa thống kê và đưa ra khỏi mô hình.

Từ kết quả ước lượng mô hình ta nhận được các hệ số bj tương ứng với các biến độc lập. Với mô hình logistic, ước lượng của bj cho biết khi Xj tăng 1 đơn vị thì trung bình tỷ lệ p/(1-p) tăng bao nhiêu đơn vị.

Một cách trực tiếp, có thể tính tỷ lệ thay đổi xác suất P(y = 1) nhờ ước lượng của bj

e . (xem Nguyễn Quang Dong, giáo trình kinh tế lượng)

3.2.2.1. Mô hình phân tích sự hài lòng của hộ gia đình

Kết quả chạy mô hình với biến phụ thuộc là hưởng lợi: V8c2 và các biến độc lập như trên. Với mức ý nghĩa α = 0,1, sau 10 bước chạy, kết quả hồi quy cho ở bảng 3.2

Bảng 3.2. Kết quả ước lượng hồi quy V8C2

Variables in the Equation

V8c2: Mức độ hài lòng của hộ gia đình

Loại xã B Sig. Exp(B) Xã đối chứng m8c1a -0.59106 0.00000 0.553741

m8c1c -0.16994 0.00034 0.843717 m8c1e -0.45295 0.00000 0.635749 m8c1f -0.12161 0.02231 0.885493 tuoi15plus_sum 0.060049 0.05409 1.061888 m7c8_2_sum -0.56656 0.00089 0.567475 m7c8_5_sum 0.30872 0.09155 1.361681 m7c8_6_sum -0.81149 0.04990 0.444194 sokvay 0.106963 0.08508 1.112893 Constant 1.402397 0.00000 4.064932 Step 10(a) Xã P135 m8c1a -0.50962 0.00000 0.600726 m8c1e -0.49529 0.00000 0.609391 m8c1f -0.27646 0.00000 0.758468 m7c8_5_sum 0.390221 0.02123 1.477308 sokvay -0.17212 0.00614 0.841876 m8c1b 0.049759 0.08098 1.051018 m7c8_3_sum 0.525162 0.00101 1.690733 m7c8_4_sum 0.636953 0.00003 1.890712 Constant 0.463774 0.04546 1.590064

Để thuận tiện cho việc phân tích, kết quả mô hình được viết lại như sau:

Bảng 3.3. Trình bày lại kết quả của mô hình hồi quy V8c2

Nội dung biến Xã đối chứng Xã P135

B Exp(B) B Exp(B)

Thiếu lương thực -0.59106 0.553741 -0.50962 0.600726 Thiếu thuốc chữa bệnh -0.16994 0.843717

Thiếu tiền mặt -0.45295 0.635749 -0.49529 0.609391 Thiếu tiền học -0.12161 0.885493 -0.27646 0.758468

Thiếu nhiên liệu

Thiếu nước sạch 0.049759 1.051018 Miễn giảm học phí, sách GK 0.525162 1.690733 Con em đi học trường mới 0.636953 1.890712 Khám chữa bệnh miễn phi -0.56656 0.567475

Hỗ trợ tiền nhà ở 0.30872 1.361681 0.390221 1.477308 Đào tạo nghề -0.81149 0.444194

Số khoản vay (nguồn vay) 0.106963 1.112893 -0.17212 0.841876 Số người trong độ tuổi lao động 0.060049 1.061888

Constant 1.402397 4.064932 0.463774 1.590064

Ghi chú:Ô trắng là những biến đã loại khỏi mô hình

1) Kết quả hồi quy cho thấy, hệ số của biến m8c1a (thiếu lương thực) mang dấu âm cả ở xã thực hiện chương trình và xã đối chứng. Cho thấy, thiếu lương thực ảnh hưởng làm cho các hộ gia đình không hài lòng. Tuy nhiên ở các xã không thuộc chương trình, mức độ ảnh hưởng thấp hơn ở các xã thuộc chương trình.

Giả sử lấy đơn vị thiếu lương thực của hộ là ngày. Nếu tăng hơn một đơn vị thiếu lương thực, thì trung bình độ hài lòng của hộ sẽ tăng lên tương ứng: ở xã đối chứng là 1- 0.553741 = 0.446259 tương đương với 44,6%; ở xã P135 tương ứng là: 1- 0.600726 = 0.399274 tương đương với 39,9%. Kết quả này cho thấy, ở xã đối chứng mức độ không hài lòng của người dân tăng mạnh hơn ở xã đang thực hiện chương trình khi tăng hơn một đơn vị thiếu lương thực. Điều này bước đầu cho thấy, có thể nhận thức của hộ ở xã đối chứng có phần cao hơn, họ phản ứng mạnh hơn khi đời sống gia đình họ gặp

khó khăn. Còn ở các xã đang thực hiện chương trình, người dân vẫn quen với cuộc sống khó khăn, thiếu thốn từ trước, vì vậy họ ít phản ứng hơn.

2) Tương tự hệ số của biến: m8c1e (thiếu tiền mặt) mang dấu (-) trong mô hình ở cả hai nhóm xã. Cho thấy, thiếu tiền mặt chi tiêu thường xuyên trong gia đình ảnh hưởng ngược chiều làm cho các hộ gia đình không hài lòng. Tuy nhiên, mức độ không hài lòng ở cả hai nhóm hộ là gần như nhau, không có sự khác biệt nhiều. Mặt khác giá trị của hệ số m8c1e, khá lớn, cho thấy khi thiếu tiền mặt để chi tiêu trong gia đình làm cho các hộ gia đình khá bức xúc.

Tương tự, nếu tăng thêm một đơn vị thiếu tiền mặt, thì trung bình mức độ không hài lòng của hộ sẽ tăng lên tương ứng: Ở xã đối chứng là 1- 0.635749 = 0,36425 tương đương với 36,4%; ở xã P 135 là: 1- 0.609391 = 0.39609 tương đương với 39,6%. Kết quả này cho thấy ở cả hai nhóm xã, phản ứng của hộ về việc thiếu tiền mặt là tương đương nhau, không chênh lệnh nhiều.

3) Ngược lại với với việc thiếu tiền mặt, thiếu tiền để đóng học cũng làm cho hộ gia đình ở cả hai nhóm xã không hài lòng (hệ số của biến m8c1f mang dấu âm).

Nếu tăng thêm một đơn vị thiếu tiền đóng học thì trung bình mức độ không hài lòng của hộ sẽ tăng lên ở xã đối chứng là: 1- 0.885493 = 0.114507 tương đương với 11%; ở xã P135 là 1- 0.758468 = 0.241532 tương đương với 24,1%.

Giá trị hệ số của biến m8c1f (thiếu tiền đóng học) = 0,27646 <m8c1e (thiếu tiền mặt) = 0,4952, cho thấy mức độ bức xúc về thiếu tiền đóng học cho con, em trong gia đình ít hơn là thiếu tiền mặt để chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày. Kết quả này phần nào cho thấy vấn đề giáo dục ở vùng nghèo dân

tộc ít người chưa được các hộ gia đình quan tâm. Đây là yếu tố quan trọng, cần được các nhà hoạch định chính sách có giải pháp đầu tư hỗ trợ cho phù hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc ít người.

4) Một trong những điều đáng quan tâm đối với 2 nhóm xã việc sử dụng các khoản tiền vay để phục vụ sản xuất. Kết quả mô hình cho thấy: Xã P135_skvay = -0,17212; ở xã đối chứng_ xkvay = 0,016963.

Hệ số của biến skvay (số khoản vay) khác nhau ở 2 nhóm xã. Đối với xã đang thực hiện Chương trình hệ số này mang dấu âm, chứng tỏ khi số khoản vay, nguồn vay nhiều lên, không những làm cho các hộ gia đình vui, thỏa mãn, mà ngược lại làm cho họ khó chịu. Kết quả này phần nào cho thấy, là xã đang thực hiện chương trình, năng lực sử dụng nguồn vốn của các hộ gia đình còn nhiều hạn chế. Thậm chí khi được vay vốn nhiều hộ gia đình đã không biết sử dụng vào việc gì và họ thường xuyên phải lo lắng để trả nợ.

Nhưng ở xã đã thực hiện chương trình, người dân hài lòng với việc đa dạng hóa các khoản vay (hệ số của biến “skvay” mang dấu dương). Chứng tỏ rằng, chương trình 135 đã tác động tích cực nâng cao năng lực sản xuất, tạo cơ hội việc làm, người dân biết sử dụng nguồn vốn đầu tư vào sản xuất.

Kết quả phân tích trên cho thấy, không phải cứ hỗ trợ nhiều vốn là giúp cho người dân phát triển sản xuất, XĐGN. Mà cần phải suy nghĩ, chọn thời điểm nào cho thích hợp. Ở đây vấn đề mấu chốt là năng lực, khả năng sử dụng đồng vốn như thế nào cho hiệu quả, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, nơi mà sản xuất nông nghiệp, tự cấp tự túc là chủ yếu. Đối với chương trình 135, để có hiệu quả lâu dài, bền vững cần phải tập trung các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cho người dân, đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, đồng thời tiến hành hỗ trợ vay vốn.

nhau ở 2 nhóm xã. Đối với xã đối chứng, người dân tỏ thái độ không hài lòng về việc các cơ sở thiếu thuốc chữa bệnh thường xuyên cho họ (m8c1c = -0,16994). Nhưng ngược lại, ở các xã đang thực hiện chương trình biến m8c1c, không có ý nghĩa và loại ra khỏi mô hình, chứng tỏ người dân không quan tâm đến thuốc chữa bệnh, họ cho rằng việc có thuốc hay không có thuốc chữa bệnh không có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Sự khác biệt như trên, phần nào phản ánh nhận thức của người dân về việc khám và điều trị, chăm sóc sức khỏe. Có thể, ở các xã đang thực hiện chương trình, ở miền núi, vùng sâu vùng xa, người dân không có thói quen đến các cơ sở khám chữa bệnh để điều trị, mà họ tự chữa ở nhà bằng các lá cây rừng, hoặc cúng bái. Vì vậy họ không quan tâm đến việc các cơ sở y tế có thuốc hay không, đủ hay thiếu thuốc. Còn ở các xã đã thực hiện thành công chương trình, nhận thức của người dân đã được nâng lên. Họ ý thức được tầm quan trọng của việc phải đến các cơ sở khám chưa bệnh để điều trị khi ốm đau. Vì vậy, thiếu thuốc để chữa bệnh, người dân đã không đồng ý.

6) Một trong những nội dung rất quan trọng là việc đào tạo nghề cho người dân. Kết quả hồi quy khá bất ngờ, khi ở các xã đã thực hiện chương trình, người dân rất không hài lòng đối với việc đào tạo nghề trong thời gian vừa qua. Hệ của biến: m7c8_6_sum = - 0,81149. Dấu (-) thể hiện người dân không hài lòng với với các hoạt động đào tạo nghề trong thời gian vừa qua. Giá trị tuyệt đối của hệ số khá lớn, gần tiến tới 1 (0,81149), điều này thể hiện phản ứng, mức độ không hài lòng của người dân về hoạt động này khá mạnh. Nếu tăng thêm một đơn vị đào tạo nghề (có thể là khóa học) thì trung bình mức độ không hài lòng của người dân tăng thêm là 1- 0.444194 = 0,555806 tương đương với 55,6%.

chương trình giai đoạn II. Vì vậy ở các xã này có thể nội dung về đào tạo nghề chưa được thực hiện, nên người dân chưa có quan điểm, thái độ về nội dung này. Vì vậy, biến: m7c8_6_sum không phù hợp và bị loại ra khỏi mô hình.

Kết quả trên dẫn đến vấn đề cần phải suy nghĩ về nội dung, phương pháp đào tạo nghề ở vùng đồng bào dân tộc ít người. Đây là môt trong những nội dung rất quan trọng, trong các chính sách XĐGN, thường được bố trí một lượng ngân sách khá lớn. Nhưng đào tạo nghề như thế nào cho có hiệu quả, người dân có thể vận dụng vào cuộc sống để đa dạng hóa, tăng thêm nguồn thu nhập mới là vấn đề mấu chốt, quan trọng. Thực tế câu chuyện đào tạo, dạy nghề ở vùng dân tộc ít người thời gian qua đã để lại nhiều bài học, cần phải nghiên cứu, tổng kết, đánh giá để rút kinh nghiệm.

7) Một trong những kết quả rõ nét, làm cho người dân của cả hai nhóm xã đều hài lòng, đó là hỗ trợ tiền xây nhà ở. Hệ số của biến hỗ trợ tiền xây nhà ở ở xã đối chứng = 0. 30872 và ở xã đang thực hiện chương trình = 0.390221 đều mang dấu dương và có trị tuyết đối nhỏ. Điều này chứng tỏ người dân có hài lòng về nội dung hoạt động này, nhưng mức độ hài lòng còn thấp

8) Một trong những điều khá thú vị là các hộ gia đình của cả hai nhóm xã đều không quan tâm đến nhiêu liệu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày: củi đốt, điện thắp sáng… (Biến nhiên liệu ở cả hai nhóm xã đều loại khỏi mô hình do không có ý nghĩa thống kê)

Kết quả này cho thấy, ở vùng dân tộc ít người miền núi, người dân thường sử dụng củi, đuốc sẵn kiếm ở trong rừng để đun, nấu, thắp sáng. Vì vậy, nhiên liệu phục vụ sinh hoạt hàng ngày không ảnh hưởng đến cuộc sống và họ không quan tâm đến vấn đề này.

9) Để hiểu rõ thêm mức độ, tầm quan trọng của các kết quả chương trình đối với hộ gia đình. Tính xác xuất thay mức độ hài lòng của hộ gia đình (áp dụng thí điểm đối với xã đối chứng)

P(y) = 4 4 3 3 2 2 1 1 4 4 3 3 2 2 1 1 1 a bx b x b x b x x b x b x b x b a e e + + + + + + + + +

Giả sử ban đầu các biến độc lập nhận các giá trị bằng 1 (thiếu), số khẩu trung bình của hộ (tuoi15plus_sum) = 3.2445; số khoảng vay trung bình (sokvay) = 1.3961.

Bảng 3.4. Mức độ hài lòng của hộ gia đình khi x = 1

Variables in the Equation

V8c2: Mức độ hài lòng của hộ gia đình) 0.3083

Loại xã Tên biến B Sig. Exp(B) X

Xã đối chứng

m8c1a (thiếu lương thực) -0.591 0 0.5537 1

m8c1c (thiếu thuốc chữa bệnh) -0.17 0.0003 0.8437 1

m8c1e (Thiếu tiền mặt) -0.453 0 0.6357 1

m8c1f (Thiếu tiền học) -0.122 0.0223 0.8855 1

tuoi15plus_sum 0.06 0.0541 1.0619 3.2445

m7c8_2_sum (khám bệnh miễn

phí) -0.567 0.0009 0.5675 1

m7c8_5_sum (hỗ trợ tiền nhà ở) 0.3087 0.0916 1.3617 1

m7c8_6_sum (đào tạo nghề) -0.811 0.0499 0.4442 1

sokvay 0.107 0.0851 1.1129 1.3961

Constant 1.4024 0 4.0649

Tương tự, cố định các giá trị X như trên, thay đổi giá trị các biến khác để xem xét mức độ quan trọng, ảnh hưởng đến độ hài lòng của hộ gia đình. Giả sử thay đổi giá trị các biến như sau:

+ Thiếu lương thực: m8c1a = 0 (không thiếu). Khi đó mức độ hài lòng của hộ gia đình thay đổi tăng lên P(y) = 0, 446

+ Thiếu tiền mặt: m8c1e = 0 (không thiếu). Khi đó mức độ hài lòng của hộ gia đình thay đổi tăng lên P(y) = 0,412

+ Đào tạo nghề: m7c8_6_sum = (có đào tạo nghề). Khi đó mức độ hài lòng của hộ gia đình thay đổi tăng lên P(y) = 0,5

Kết quả cho thấy đào tạo nghề có ảnh hưởng rất quan trọng đến tâm lý, độ hài lòng của hộ gia đình.

Như vậy, tương tự bằng phương pháp như trên, có thể tính toán, đo được mức độ ảnh hưởng, quan trọng của các kết quả chương trình (các biến độc lập) đến mức độ hài lòng của hộ gia đình.

3.2.2.2. Mô hình phân tích nguyên nhân dẫn đến không hài lòng

Để hiểu rõ thêm nguyên nhân dẫn đến không hài lòng của hộ gia đình về một số nội dung:

Thiếu lương thực (m8c1a); Thiếu tiền mặt (m8c1e); Thiếu tiền đóng học (m8c1f); Thiếu nước sạch (m8c1b);

Thiếu thuốc chữa bệnh (m8c1c).

Luận văn sử dụng mô hình hồi quy logistic để ước lượng. Mô hình có dạng:

y = Ln (p/1-p) = αo + α1 X1 + α2 X1… Trong đó các biến tương ứng là:

- Biến phụ thuộc y là

Thiếu lương thực_v8c1a; Thiếu tiền mặt_v8c1e;

Thiếu tiền đóng học phí_v8c1f; Thiếu nước sạch_v8c1b;

- Biến độc lập

Thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả thực hiện chương trình chưa được tốt, làm cho các hộ gia đình chưa hài lòng. Nhưng trong khuôn khổ cơ sở dữ liệu hiện có, các câu hỏi được thiết kế sẵn, để giải thích cho các biến phụ thuộc trên, biến độc lập lựa chọn đưa vào mô hình như gồm (bảng 3.4):

Bảng 3.5. Biến độc lập của mô hình phân tích nguyên nhân

1 Giới tính X1 m1ac2 2 Tuổi chủ hộ X2 m1ac6

3 Số người làm nhận lương, công X3 m4ac1a_sum 4 Số người làm nông nghiệp X4 m4ac1b_sum 5 Số người có việc làm X5 m4ac2_sum 6 Số người làm phi nông nghiệp X6 m4ac1c_sum 7 Trị giá các khoản vay X7 m7c13

8 Số khẩu của hộ X8 sokhau 9 Tỷ lệ khẩu trong độ tuổi lao động X9 tyletren15

Kết quả chạy mô hình với biến phụ thuộc, biến độc lập như trên. Mức ý nghĩa α = 0,1, sau một số bước chạy, mô hình cho kết quả như sau:

Một phần của tài liệu mô hình đánh giá tác động của chương trình 135 đến xóa đói giảm nghèo hộ gia đình (Trang 74 - 85)