Một số giải pháp đầu tư thực hiện chương trình

Một phần của tài liệu mô hình đánh giá tác động của chương trình 135 đến xóa đói giảm nghèo hộ gia đình (Trang 90 - 94)

- Thiếu thuốc chữa bệnh_V8c1f

3.3. Một số giải pháp đầu tư thực hiện chương trình

Phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc và miền núi là chủ trương nhất quán, là

mục tiêu của Đảng và nhà nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Kết quả thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn và các chính sách dân tộc khẳng định đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước theo quan điểm vấn đề dân tộc vừa mang tính chiến lược lâu dài, vừa là cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Hệ thống chính sách dân tộc đã tạo ra những thay đổi quan trọng ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong cả nước, mà đối tượng chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người; là khu vực có trình độ dân trí thấp, kết cấu hạ tầng yếu kém; tình trạng thiếu đất sản xuất, nước sinh hoạt nghiêm trọng; trình độ cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập và nhìn chung đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, khoảng cách phát triển có xu hướng dãn rộng so với các vùng khác trong cả nước.

Nhằm phát huy những thành tựu, những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục, hạn chế những mặt yếu kém, tồn tại, luận văn xin đề xuất một số giải pháp như sau:

1) Ban quản lý chương trình cần phải xây dựng và hoàn thiện bộ khung tiêu chí về đánh giá, giám sát chương trình theo hướng minh bạch (transparency) và quản lý thực hiện chương trình theo kết quả; đặc biệt nhấn mạnh vào việc qui định phân cấp quản lý một cách cụ thể, rõ ràng và cơ chế tự chịu trách nhiệm của các địa phương trong việc thực thi, quản lý chương trình.

Khi tiến hành đánh giá chương trình, cần phải kết hợp giữa đánh giá định tính và định lượng, để thấy rõ được kết quả, hạn chế của chương trình.

2015 cần rà soát, xây dựng chính sách đầu tư, hỗ trợ áp dụng chung cho cả nước. Riêng đối với vùng dân tộc và miền núi, nhất là các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, chủ yếu nằm ở nơi trọng yếu thuộc khu vực biên giới, căn cứ cách mạng và là nơi có đông đồng bào dân tộc ít người sinh sống, ít được thụ hưởng các thành quả phát triển của đất nước, thường xuyên bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, gây mất ổn định về an ninh, chính trị. Do vậy, ngoài việc thực hiện chính sách giảm nghèo chung cho cả nước, phải có chính sách riêng đầu tư phát triển cho vùng này thì mới đảm bảo tính bền vững. Các chính sách đầu tư cần phải thực hiện trên cơ sở phân tích nhu cầu của hộ gia đình và kết quả đánh giá tác động khi chương trình kết thúc.

3. Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ dịch vụ dạy nghề, đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc ít người nghèo, đời sống khó khăn, nhưng cần phải điều chỉnh bổ sung cho phù hợp. Tránh để tình trạng đầu tư theo kế hoạch, không phù hợp với đặc điểm của vùng dân tộc ít người. Kết quả phân tích từ mô hình cho thấy, hộ gia đình chưa hài lòng với thực trạng đào tạo nghề hiện nay. Vì vậy, cần phải nghiên cứu, điều chỉnh nội dung đào tạo, dạy nghề cho phù hợp. Hay chính sách vay vốn là rất cần thiết, nhưng phải thực hiện kết hợp với việc nâng cao năng lực của hộ gia đình.

4. Kết hợp lồng ghép chương trình với các chính sách khác đang thực hiện trên địa bàn.

Hiện nay trên địa bàn các xã 135 có nhiều chương trình và chính sách cùng thực hiện. Vì vậy, để đảm bảo nguồn vốn hiệu quả, tránh lãng phí, cần phải phối hơp cùng thực hiện. Trong đó đặc biệt quan trọng là Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo. Do địa bàn thực hiện Nghị quyết 30a chủ yếu thuộc miền

núi, vùng dân tộc – nơi cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc ít người; gần 80% số xã của 62 huyện nghèo là xã ĐBKK thuộc Chương trình 135 giai đoạn II, vì vậy để thống nhất đầu mối quản lý và tập trung nguồn lực, chuyển Chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững cho 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về Uỷ ban Dân tộc quản lý và chỉ đạo thực hiện cùng với Chương trình 135.

5. Nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2011-2020, trong đó chú trọng chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ công trên cơ sở đó xây dựng các chính sách đặc thù cho từng vùng:

- Chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

- Chính sách đào tạo, dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đào tạo và sử dụng lao động là người dân tộc ít người tại chỗ.

- Chính sách đối với địa bàn vùng cao, núi đá, thiếu đất sản xuất, nước sinh hoạt, khu vực biên giới nhằm giải quyết cơ bản tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai trong vùng đồng bào dân tộc ít người, nhất là khu vực Tây nguy

6. Việc xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2011-2015 cần tăng mức đầu tư, hỗ trợ để hoàn thành mục tiêu của các chính sách, rút ngắn thời gian thực hiện chính sách từ 2-3 năm để chống tư tưởng bao cấp, trông chờ, ỷ lại.

7. Tăng mức đầu tư cho việc thực hiện các chính sách chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, phát triển sự nghiệp giáo dục, hoàn thiện hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, mở rộng đối tượng thực hiện chính sách cử tuyển đáp ứng nhu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Uỷ ban dân tộc bố trí nguồn lực để thực hiện các chính sách chưa hoàn thành mục tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bố trí ngân sách để thúc đẩy việc xuất khẩu lao động theo Nghị quyết 30a của Chinh phủ. Uỷ ban nhân dân các tỉnh chủ động, tích cực quán triệt và triển khai thực hiện các chính sách của Trung ương, bố trí bổ sung từ ngân sách địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách, các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, đẩy nhanh tiến trình XĐGN nhanh, bền vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết của Chính phủ.

Một phần của tài liệu mô hình đánh giá tác động của chương trình 135 đến xóa đói giảm nghèo hộ gia đình (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w