Cấu trúc của một chính sách XĐGN

Một phần của tài liệu mô hình đánh giá tác động của chương trình 135 đến xóa đói giảm nghèo hộ gia đình (Trang 29 - 30)

XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 1.1 Một số vấn đề lý luận chung về chính sách XĐGN

1.1.4.Cấu trúc của một chính sách XĐGN

Một chính sách XĐGN được thiết kế theo một cấu trúc cụ thể, bao gồm các bộ phận cơ bản là mục tiêu, nguyên tắc chỉ đạo thực hiện, phạm vi, đối tượng, nhiệm vụ, thời gian thực hiện, nguồn vốn, cơ quan quản lý và thực hiện.

Mục tiêu của chính sách: mỗi chính sách XĐGN ngoài thực hiện một mục tiêu cụ thể (mục tiêu trung gian) nào đó cần đạt được mục tiêu chung (mục tiêu cuối cùng) là XĐGN. Ví dụ, chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo có mục tiêu là cung cấp tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo có nhu cầu vốn để sản xuất góp phần tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống. Mục tiêu nêu trên của chính sách tín dụng ưu đãi là mục tiêu cụ thể, mục tiêu chung chính sách cần theo đuổi đó là cung cấp tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo góp phần tăng thu nhập, giảm tỷ lệ đói nghèo của một vùng nào đó, hoặc cả quốc gia. Như vậy để thực hiện mục tiêu chung, trước hết các chính sách XĐGN cần đạt được mục tiêu cụ thể của mỗi chính sách. Tất cả các chính sách XĐGN đều cùng chung mục tiêu cuối cùng đó là cải thiện tình trạng đói nghèo.

Nguyên tắc chỉ đạo thực hiện chính sách: trên cơ sở mục tiêu đã được xác định, các nguyên tắc chỉ đạo thực hiện mục tiêu này sẽ được xây dựng. Đây chính là những quan điểm chỉ đạo của các cơ quan nhà nước trong quá trình thiết kế chính sách cũng như quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Các nguyên tắc này được xác định trên sở nhận thức các qui luật khách quan chi phối quá trình chính sách và mục tiêu chính sách. Các nguyên tắc này được

xây dựng dựa vào các mục tiêu cụ thể và mục tiêu chung của chính sách. Phạm vi và đối tượng của chính sách: Một vấn đề quan trọng cần xác định trong mỗi chính sách XĐGN đó là cần xem xét phạm vi triển khai chính sách như thế nào, đối tượng được hưởng là ai. Điều này phù thuộc rất nhiều vào điều kiện nguồn lực thực hiện chính sách. Nếu như nguồn lực lớn cho phép chính sách triển khai trên phạm vi cũng như đối tượng hưởng lợi lớn hơn và ngược lai.

Nội dung của chính sách: đây chính là công việc chính sách cần thực hiện trong thực tế. Nó có thể là một hoạt động cụ thể hoặc nhiều hơn thế tuỳ thuộc vào mục tiêu của từng chính sách.

Thời gian triển khai chính sách: xuất phát từ mục tiêu được xác định, phạm vi triển khai và đối tượng hưởng lợi, mỗi chính sách sẽ cần xác định thời gian triển khai trong bao lâu là phù hợp nhất. Xác định đúng thời gian triển khai chính sách cho phép chúng ta có kế hoạch thực hiện để đạt mục tiêu đúng tiến độ, góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực của chính sách.

Nguồn vốn thực hiện chính sách: đây là vấn đề vô cùng quan trọng vì chính sách sẽ không thể triển khai hoặc triển khai kém hiệu quả nếu như nguồn lực thực hiện chính sách không được tính toán đầy đủ và kỹ lưỡng. Ở đây, cần trả lời hai câu hỏi lớn đó là sẽ huy động nguồn lực ở đâu và kế hoạch sử dụng chúng như thế nào.

Cơ quan quản lý và thực hiện chính sách: để vận hành chính sách, tổ chức thực hiện là một khâu không thể thiếu được. Bởi vậy cần xác định cụ thể ai là người quản lý việc thực hiện chính sách và ai sẽ là người triển khai các hoạt động cụ thể của chính sách.

Một phần của tài liệu mô hình đánh giá tác động của chương trình 135 đến xóa đói giảm nghèo hộ gia đình (Trang 29 - 30)