Chương trình 135 giai đoạ n

Một phần của tài liệu mô hình đánh giá tác động của chương trình 135 đến xóa đói giảm nghèo hộ gia đình (Trang 44 - 48)

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA XÃ ĐANG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 VÀ XÃ ĐỐI CHỨNG

2.1.1. Chương trình 135 giai đoạ n

Chương trình 135 ra đời xuất phát từ việc phân chia khu vực theo trình độ phát triển. Trong đó khu vực 3, được xác định là những nơi có trình độ phát triển thấp nhất về mọi mặt, tập trung nhiều hộ nghèo của cả nước. Sau khi ra soát lại, xác định khu vực này là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa biên giới, nơi tập trung đông nhất đồng bào dân tộc ít người sinh sống.

Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ xác định cần phải tập trung mọi nguồn lực cho XĐGN ở những nơi khó khăn nhất. Vì vậy năm 1998, Chính phủ đã phê duyệt chương trình 135 tại Quyết định số 135/1998/QĐ- TTg ngày 31/7/1998. Và năm 1998 là năm khởi đầu cho chương trình tổng thể XĐGN ở vùng đồng bào dân tộc ít người đặc biệt khó khăn.

Theo Quyết định phê duyệt, chương trình có 4 nhiệm vụ chính là: 1) Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc ít người;

2) Phát triển cơ sở hạ tầng;

3) Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện, trường học, trạm y tế, nước sạch;

4) Nâng cao đời sống văn hóa.

Có thể nói, nội dung của chương trình là điểm mới trong các chính sách XĐGN. Tiếp cận giảm nghèo và giải quyết đói nghèo theo tiêu chí đa chiều, không chỉ giải quyết về lương thực, thực phẩm mà cần phải quan tâm đến cả đời sống văn hóa xã hội và tiếp cận với dịch vụ công.

Điều hành Chương trình 135 giai đoạn này là Ban chỉ đạo chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Người đứng đầu Ban là một phó thủ tướng chính phủ; phó ban là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và các thành viên là một số thứ trưởng các bộ ngành và các đại diện đoàn thể xã hội. Có nhiều biện pháp thực hiện chương trình này, bao gồm đầu tư ồ ạt của nhà nước, các dự án nhà nước và nhân dân cùng làm (nhà nước và nhân dân cùng chịu kinh phí, cùng thi công), miễn giảm thuế, cung cấp miễn phí sách giáo khoa, một số báo chí, v.v...

Tiếp đó năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh sách 1.870 xã đặc biệt khó khăn và các xã biên giới làm phạm vi thực hiện Chương trình 135. Các năm tiếp theo, do có sự chia tách và thành lập xã mới, nên số xã thuộc phạm vi Chương trình 135 đã vượt con số trên. Khi giai đoạn I kết thúc, Nhà nước Việt Nam đã chi khoảng 10 nghìn tỷ đồng, xây dựng và đưa vào sử dụng hơn 25 nghìn công trình thiết yếu các loại, góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

Qua tổng kết 7 năm thực hiện, Chương trình (1998 -2005) đạt được nhiều kết quả quan trọng:

56% số xã đặc biệt khó khăn có đủ 7 loại công trình thiết yếu;

Diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực tăng đáng kể, nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng được thực hiện;

Chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ được cải thiện một bước.

Tính từ năm 1999-2005, Chương trình 135 đã xây dựng được hệ thống CSHT quan trọng, đây là lực lượng vật chất to lớn làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần XĐGN và tạo tiền đề tiến lên CNH, hiện đại hóa vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Chương trình đã xây dựng trên 25.000 công trình hạ tầng và trên 500 TTCX, đưa vào sử dụng trên 20.000 công trình thiết yếu các loại và trên 300 trung tâm cụm xã.

Sau 7 năm thực hiện đã có:

+ 75% số xã xây dựng 5 hạng mục công trình chủ yếu: đường giao thông, hệ thống điện, trường học các cấp, thuỷ lợi nhỏ, trạm y tế xã và

+ 60% số xã đã đầu tư xây dựng đủ 7 hạng mục công trình thiết yếu. Trên địa bàn các xã thuộc chương trình

+ 86% xã có trường tiểu học

+ 73% xã có trường THCS kiên cố cấp 4 trở lên

+ 96% xã có trạm y tế đảm bảo phục vụ chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân

+ 74% xã có trạm bưu điện văn hoá xã + 61% xã có trạm truyền thanh,

+ 47% xã có chợ.

Đã có thêm trên 500 xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 28 tỉnh trong chương trình đã đạt tỷ lệ 100% số xã có đường giao thông đến trung tâm, tỷ lệ

đường giao thông cơ giới đến trung tâm xã đạt 97,42%, tăng 62,42% so với trước năm 1998. Với 2.250 công trình thuỷ lợi được xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp đã tăng năng lực tưới cho hơn 40.000 ha đất canh tác cùng với gần 1.000 ha được khai hoang đã giúp đồng bào có đất canh tác, trồng cấy các loại cây công, nông nghiệp, cây ăn quả, tăng sản lượng lương thực hàng hoá. Trước đây, chỉ có 20% số xã thuộc phạm vi Chương trình có điện lưới quốc gia, sau 7 năm thực hiện đã có 84% số xã có điện và khoảng 64% số hộ trên địa bàn được dùng điện, nhiều tỉnh đã có 100% số xã có điện lưới quốc gia; có thêm 1.050 công trình nước sạch, hàng ngàn hộ dân đã có nước sạch để dùng; có thêm 2.552 công trình trường học và lớp học được đưa vào sử dụng, xoá bỏ phần lớn các trường tạm, lớp tạm, tạo điều kiện huy động hầu hết trẻ em trong độ tuổi ở các xã ĐBKK đến trường, góp phần tích cực hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học ở các xã vùng sâu, vùng xa.

Riêng đối với Tây Nguyên đã thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và Trung tâm cụm xã đã được đầu tư 657,8 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng và 209 tỷ đồng xây dựng TTCX từ NSTW. Kết quả đã xây dựng được 2324 công trình thiết yếu các loại (671 công trình giao thông, 609 trường học, 245 công trình thủy lợi, 141 công trình điện, 351 công trình nước sinh hoạt, 15 trạm xá xã, 25 chợ, 65 TTCX…đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, phục vụ sản xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế…Dự án phát triển sản xuất gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm: đã đầu tư gần 20 tỷ đồng để tập huấn cho nông dân và hỗ trợ giống mới, vật tư…đồng thời chương trình còn thực hiện dự án đào tạo cán bộ xã nghèo, quy hoạch sắp xếp dân cư… đã và đang được các địa phương tích cực thực hiện góp phần quan trong ổn định đời sống và phát triển sản xuất của đồng bào...

Kết thúc Chương trình 135 giai đoạn I, vùng dân tộc và miền núi còn tồn tại nhiều bất cập, đời sống xã hội rất khó khăn, bức xúc, trong đó:

+ Có tới hơn 29 ngàn hộ du canh, du cư;

+ Trên 300 ngàn hộ định cư nhưng còn du canh;

+ Trên 375 ngàn hộ đồng bào dân tộc ít người có đời sống đặc biệt khó khăn;

+ Tỷ lệ hộ nghèo bình quân tại các xã trên 47%; tại các thôn, bản trên 80%; cá biệt có xã, thôn, bản tỷ lệ hộ nghèo 100%.

+ Cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất và đời sống còn thiếu, năng lực, trình độ cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập... chưa đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội.

Để tiếp tục hỗ trợ cho các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi phát triển, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, các dân tộc, ngày 10/01/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006–2010 (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn II).

Một phần của tài liệu mô hình đánh giá tác động của chương trình 135 đến xóa đói giảm nghèo hộ gia đình (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w