8. Cấu trúc luận văn
3.2. Các nhóm biện pháp
3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cƣờng nhận thức cho CBQL và giảng viên nhà trƣờng về vấn đề đào tạo nâng chuẩn và quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non ở trƣờng CĐSP hiện nay
3.2.1.1. Mục tiêu
Giúp cho cho cán bộ, giảng viên và nhân viên nhà trường nhận thức đúng và đầy đủ về đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non và quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non, làm cơ sở để tổ chức hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non ở Trường CĐSP Yên Bái có chất lượng.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
Tổ chức cho CBQLGD, GV nâng cao nhận thức về:
- Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động đào tạo nâng chuẩn
- Hoạt động đào tạo nâng chuẩn: nội dung, phương pháp, vấn đề đổi mới hình thức tổ chức đáp ứng nhu cầu của người học
Quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn
Xây dựng và tổ chức quá trình bồi dưỡng giúp CBQLGD và GV nhận thức về hoạt động đào tạo nâng chuẩn
Xuất phát từ thực tế: Sự tồn tại và phát triển của nhà trường phụ thuộc vào những nhân tố quyết định đó là người học, chỉ khi người học còn đến với nhà trường thì nhà trường mới còn lý do để tồn tại. Đồng thời Theo quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, hiện nay có phân tầng đối với các trường cao đẳng và đại học; đối với các trường cao đẳng có trách nhiệm tự chủ đào tạo từ hệ TC lên CĐ và liên kết với các trường đại học đào tạo trình độ cao đẳng lên đại học. Từ đó nhà trường tiến hành giáo dục tuyên truyền phổ biến cho CBQL , giảng viên và nhân viên về tầm quan trọng của hình thức đào tạo VLVH đối với sự tồn tại và phát triển của nhà trường; đồng thời yêu cầu các đối tượng phục vụ đào tạo trong nhà trường có thái độ đúng đắn, có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ. Từ đó mọi cá nhân trong nhà trường xác định
đúng đắn ý nghĩa và tầm quan trọng của toàn bộ các nội dung liên quan đến việc nâng cao chất lượng nâng chuẩn.
3.2.1.3. Cách thức tiến hành
Xây dựng kế hoạch nâng cao nhận thức cho CBQLGD, giảng viên và nhân viên về đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non.
Phổ biến tới CBQLGD, giảng viên và nhân viên thông qua các hoạt động của nhà trường như: sinh hoạt chính trị, các cuộc họp phổ biến chuyên môn, họp hội đồng trường, sinh hoạt khoa, tổ chuyên môn. Trong quá trình triển khai thực hiện có phân công bộ phận theo dõi đánh giá rút kinh nghiệm.
Từ khảo sát thực trạng xây dựng kế hoạch thu thập các quan điểm đường lối của Đảng, của tỉnh và của Bộ Giáo dục
Phổ biến tới các cán bộ, giảng viên, nhân viên bằng cách đưa lên web nhà trường hoặc thông qua hội đồng trường.
Trong quá trình có theo dõi kiểm tra nhận thức và lồng ghép vào hoạt động chuyên môn.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Bản thân cán bộ quản lý, lãnh đạo nhà trường, các cơ quan chuyên môn phải có sự quyết tâm nhận thức nội dung này
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giảng viên của nhà trường về, sự tồn tại của trường phụ thuộc vào chất lượng đào tạo và học viên
3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dƣỡng đội ngũ CBQL và giảng viên ở trƣờng CĐSP về năng lực quản lý và năng lực giảng dạy
3.2.2.1. Mục tiêu
Phát triển năng lực quản lý cho đội ngũ CBQLGD và phát triển năng lực giảng dạy cho giảng viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
Bồi dưỡng đội ngũ CBQLGD ở trường CĐSP về những kĩ năng và năng lực quản lý đào tạo nâng chuẩn như:
- Năng lực lập kế hoạch quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn - Năng lực tổ chức quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn - Năng lực chỉ đạo
- Năng lực kiểm tra đánh giá
- Năng lực phối hợp các lực lượng.
Bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên như: - Năng lực tổ chức hoạt động nhóm
- Năng lực thiết kế bài giảng
- Năng lực sử dụng vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp đào tạo dạy học phát huy tính tích cực chủ động của người học.
Phát triển đội ngũ nhằm kiện toàn bộ máy tổ chức lãnh đạo, tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng thực hành công việc, đáp ứng nhiệm vụ đào tạo trong giai đoạn mới.
Giảng viên tự học tập để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giảng viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả tự học; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giảng viên của nhà trường.
Bồi dưỡng cho CBQL về kiến thức khoa học quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục.
3.2.3.3. Cách thức tiến hành
Thống kê và đánh giá năng lực đáp ứng công việc của từng cá nhân phụ trách công tác đào tạo.
Trên cơ sở xác định được khả năng của từng cá nhân, tiến hành lập danh sách những cán bộ giảng viên cần được bồi dưỡng để nâng cao trình độ, kỹ
năng làm việc. Cần rà soát lại danh sách để có sự ưu tiên đối với những cán bộ cốt cán ; nếu nguồn kinh phí nhà trường hạn hẹp thì nên có sự ưu tiên đối với từng cá nhân.
Bố trí, sắp xếp cán bộ phụ trách công việc theo đúng năng lực để họ phát h uy được thế mạnh của mình; lãnh đạo phòng có kiểm tra, đôn đốc cụ thể, sát ao.
Lên kế hoạch cử người đi học theo từng năm; cần cân đối đội ngũ để tránh gây sự xáo trộn và khó khăn, đặc biệt là tạo ra áp lực khối lượng công việ c quá nhiều đối với những người còn lại phòng đào tạo.
Phải nắm vững đặc điểm tình hình đội ngũ cán bộ, giảng viên về mọi mặt: tư tưởng, tình cảm, chuyên môn nghiệp vụ… trên cơ sở đó có biện pháp đào tạo cụ thể
Phải có kế hoạch cụ thể, sâu sát và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiêm túc, có hiệu quả.
Coi trọng việc tổ chức xây dựng mạng lưới nghiệp vụ của nhà trường và phát huy hết chức năng, nhiệm vụ của các thành viên.
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn hàng tháng thật thiết thực và có chất lượng. Trong công tác bồi dưỡng đội ngũ phải chú ý xây dựng bằng được nền nếp, phong cách làm việc nghiêm túc, tạo sự công bằng trong tập thể qua kiểm tra dự giờ, đánh giá khen thưởng, phát huy tinh thần tự học, tự rèn về chuyên môn phẩm chất đạo đức ở mỗi giảng viên mầm non
Nội dung các chuyên đề đưa ra bồi dưỡng đội ngũ phải phù hợp với yêu cầu giáo dục, với chỉ đạo của ngành giáo dục, của ngành học mầm non, với tình hình thực tế của trường CĐSP
Phải làm tốt công tác tham mưu với các cấp để tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần thực hiện tốt chế độ chính sách và tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ giảng viên đi học để nâng cao trình độ
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
Ban lãnh đạo cần có sự chỉ đạo cụ thể đối với công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đào tạo.
Có nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cán bộ hàng năm.
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức đa dạng các hình thức đào tạo theo hƣớng tăng cƣờng các hoạt động thực hành, thực tiễn cho giáo viên mầm non
3.2.2.1. Mục tiêu
Trong đào tạo giáo viên mầm non hiện nay thường thiên về phương pháp đào tạo lý luận nhiều hơn là thực hành, thực tiễn, nên phải tổ chức đa dạng các hình thức dạy học theo hướng thực hành, thực tiễn như tham quan học hỏi, tổ chức cho học viên đi thực tế, làm bài tiểu luận, NCKH…
Đa dạng hóa các hình thức đào tạo theo hướng thực hành thực tiễn giúp cho giáo viên mầm non có điều kiện và cơ hội vận dụng kiến thức lý luận để hình thành và phát triển kĩ năng nghề nghiệp
Những giờ dạy phương pháp chủ yếu biến thành những giờ dạy lý thuyết hàn lâm, chưa có quy trình rèn nghề bài bản. Những tiết dạy có thực hành về quan sát đối tượng học sinh thì lại chủ yếu cho học viên tự nghiên cứu, chưa có sự hướng dẫn của thầy, những đánh giá của giáo viên về những sản phẩm của người học chưa có giá trị tin cậy. Do vậy cần tổ chức, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành, thực tiễn cho giáo viên mầm non.
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
Xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tăng cường thời lượng thực hành. Căn cứ vào nội dung của chương trình đào tạo và nội dung của các môn học thiết kế bài giảng theo hướng kết hợp bằng hình thức lớp bài kết hợp với các hình thức tổ chức dạy học khác như thảo luận tham quan học tập, cêmina, làm bài tiểu luận…
Khắc sâu hệ thống kiến thức đã học để vận dụng vào phương pháp dạy học bộ môn bằng các hoạt động thực hành. Trên cơ sở đó, vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giáo dục mầm non
Lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo năm học thể hiện mục tiêu và nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ; lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo
tháng, tuần; lập kế hoạch hoạt động một ngày theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực của trẻ; lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ.
Tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ như: Biết tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ; biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ; biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ; biết phòng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ.
Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ như: biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ; biết tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp; biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm) và các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ; biết quan sát, đánh giá trẻ và có phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp.
Quản lý lớp học như: Đảm bảo an toàn cho trẻ; xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; quản lý và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm, lớp; sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc, giáo dục.
Giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng gồm có: kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm; kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn; gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ; giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác, chia sẻ.
Hình thành hệ thống kỹ năng nghề nghiệp gắn liền với thực tiễn bậc mầm non, bao gồm các kỹ năng sư phạm cơ bản; các kỹ năng tiếp cận, tìm hiểu hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ; các kỹ năng giáo dục - dạy học.
Hình thành ý thức, tình cảm nghề nghiệp, hình thành cho sinh viên ý thức rèn luyện tay nghề, phấn đấu trở thành giáo viên có phẩm chất và năng lực sư phạm tốt, góp phần nâng cao chất lượng GDMN
3.2.3.3. Cách thức tiến hành
Lập kế hoạch, xây dựng kế hoạch theo hướng giảm thời lượng lý thuyết tăng thời lượng thực hành trong chương trình đào tạo;
Có biện pháp để thúc đẩy giáo viên khi lên lớp, tăng cường sử dụng các hình thức tổ chức dạy học theo hướng thực hành, thực tiễn như thảo luận nhóm, tự nghiên cứu, tham quan học tập ở một số trường mầm non giúp cho người học huy động những kiến thức và kỹ năng đã có để tổ chức các hoạt động nhận thức- tự đào tạo hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch thực hành sư phạm, nghiên cứu ứng dụng trong giáo dục mầm non đảm bảo chương trình khung, chú trọng xây dựng kế hoạch rèn luyện thực hành, thực tiễn cho toàn khóa, từng năm học, từng học kì, từng tháng, từng tuần ngay từ đầu khóa đào tạo với yêu cầu cụ thể về trình độ, kĩ năng cơ bản, trọng tâm đối với giai đoạn cụ thể.
Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách về rèn luyện thực hành, thực tiễn cho cấp trường, cấp khoa để theo dõi, tổ chức các hoạt động thực hành, thực nghiệm sư phạm; tham mưu cho lãnh đạo nhà trường về chỉ đạo công tác rèn luyện thực hành, thực tiễn.
Để nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường cần phải xây dựng qui trình đánh giá kết quả rèn luyện thực hành, thực tiễn một cách rõ ràng, công bằng, công khai.
Đánh giá chất lượng giờ dạy của giảng viên hàng năm để khuyến khích giảng viên sử dụng nhiều hình thức tổ chức.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
Giảng viên đứng lớp phải nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phối hợp các hình thức tổ chức dạy học. Đặc biệt là vai trò của những hình thức
dạy học thực hành thực tiễn trong việc rèn kĩ năng nghề nghiệp theo định hướng phát triển chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên mầm non.
Giảng viên phải chủ động tích cực trong việc thực hiện những yêu cầu về quy chế chuyên môn theo hướng thay đổi của nhà trường để đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên theo tiếp cận và đào tạo năng lực thực hiện.
Nhà quản lý cần phải khuyến khích các giảng viên trong việc sử dụng phương pháp thực hành thực tiễn trong giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo.
3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng chƣơng trình đào tạo coi trọng vấn đề bồi dƣỡng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cho giáo viên mầm non và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của địa phƣơng
3.2.4.1. Mục tiêu
Đối với đội ngũ nhà giáo, phẩm chất chính trị, đạo đức là yêu cầu chủ đạo, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ, trước hết họ phải có nhận thức chính trị đúng đắn, bản lĩnh chính trị vững vàng, Do đó, họ phải được trang bị một cách cơ bản, hệ thống, thiết thực những vấn đề lý luận chính trị về Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường.
Hiện nay trong các nhà trường còn chưa quan tâm đến việc rèn luyện đạo đức cho học viên nên còn dẫn đến tình trạng bạo hành đối với trẻ, không tôn trọng nhân cách trẻ; còn có giáo viên thiếu tích cực trong bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, tằng cường giáo dục đạo đức, giáo dục lòng yêu nghề, yêu trẻ cho giáo viên mầm non là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng để giúp người giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục phát triển nhân cách cho trẻ.
3.2.4.2. Nội dung biện pháp
Tích hợp vào các nội dung chương trình của môn học như môn TTHCM, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin để giáo dục về học tập và