Thực trạng nội dung quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non tại trường cao đẳng sư phạm Yên Bái (Trang 65 - 118)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Thực trạng nội dung quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo

giáo viên mầm non

2.4.2.1. Quản lý mục tiêu, kế hoạch đào tạo

Sử dụng câu hỏi 8.1 – Phụ lục 1A - Phiếu khảo sát CBQLGD và giảng viên, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.7. Thực trạng quản lý mục tiêu, kế hoạch đào tạo

TT Nội dung Mức độ đạt đƣợc (%)

Tốt Khá TB Yếu

1 Thu thập thông tin và phân tích cụ thể tình hình bên trong

và bên ngoài nhà trường 5,6 72,2 22,2 0 2 Lập kế hoạch phác thảo cho việc quản lý hoạt động đào

tạo 11,1 38,9 50,0 0

3 Thảo luận về bản kế hoạch phác thảo để có sự

điều chỉnh cần thiết đảm bảo tính khả thi cao 50.0 44,4 5,6 0 4 Lập kế hoạch chi tiết cho từng năm học, học kỳ, tháng và tuần 16,7 55,6 27,8 0 5 Công bố công khai kế hoạch cho giảng viên

và học viên 66,6 27,8 5,6 0

6 Triển khai thực hiện, tiếp nhận thông tin

Các số liệu trong Bảng 2.7 cho thấy nhà trường CĐSP đã thực hiện khá tốt việc triển khai thực hiện, tiếp nhận thông tin phản hồi, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết đạt 72,2% ý kiến đánh giá tốt, không có ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình và yếu; công bố công khai kế hoạch giảng dạy và học tập tới giảng viên và học viên đạt ở mức độ tốt là 66,6%; thu thập thông tin và phân tích cụ thể tình hình bên trong và bên ngoài nhà trường đạt được 72,2% ở mức độ khá. Tuy nhiên, nội dung lập kế hoạch phác thảo cho việc quản lý hoạt động đào tạo thực hiện chưa tốt còn 50,0% ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình.

2.4.2.2. Quản lý nội dung chƣơng trình đào tạo

Việc quản lý nội dung chương trình đào tạo trước hết được thể hiện ở chỗ xây dựng được chương trình phù hợp, đảm bảo được phù hợp với chương trình khung của Bộ giáo dục và Đào tạo. Để đánh giá quản lý nội dung, chương trình đào tạo chúng tôi sử dụng câu hỏi8.2 – Phụ lục 1A để tiến hành khảo sát ý kiến của CBQLGD và giảng viên về vấn đề này. Sau đây là kết quả khảo sát:

Bảng 2.8. Thực trạng quản lý nội dung, chƣơng trình đào tạo

TT Nội dung Mức độ đạt đƣợc (%)

Tốt Khá TB Yếu

1 Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo 11, 4 45,5 34,1 9,0 2 Phổ biến nội dung, chương trình đào tạo đến

cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên, nắm vững nội dung chương trình đào tạo

34,1 34,1 31,8 0

3 Tổ chức thực hiện nội dung, chương trình đào tạo 36,4 38,6 25,0 0 4 Kiểm tra theo dõi việc thực hiện nội dung,

chương trình 27,3 36,4 29,5 6,8

5 Đánh giá rút kinh nghiệm để điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong thực tiễn cho các khoá đào tạo kế tiếp, năm học kế tiếp

Nhận xét bảng 2.8:

Qua khảo sát chúng tôi nhận được các ý kiến đánh giá của CBQLGD và giảng viên về vấn đề tổ chức thực hiện nội dung, chương trình đào tạo đạt mức độ tốt là 36,4%; phổ biến nội dung chương trình đào tạo đến CBQLGD và giảng viên nắm vững nội dung chương trình đào tạo đã được thực hiện khá tốt đạt được 34,1% ở mức độ tốt và khá; tuy nhiên việc kiểm tra theo dõi thực hiện chương trình đào tạo thực hiện chưa tốt còn 29,5% ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình và 6,8% ý kiến đánh giá đạt mức độ yếu, nhiều ý kiến đề nghị nhà trường cần rút kinh nghiệm để điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong thực tiễn cho các khoá đào tạo kế tiếp.

Như vậy cần cải tiến nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với đối tượng nâng chuẩn là giáo viên mầm non.

2.4.2.3. Quản lý hoạt động giảng dạy

Việc quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý đào tạo nâng chuẩn giáo viên mầm non. Chúng tôi sử dụng câu hỏi 8.3 – Phụ lục 1A khảo sát CBQLGD và giảng viên thu được kết quả sau:

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy

TT Nội dung Mức độ đạt đƣợc (%)

Tốt Khá TB Yếu

1 Quản lý giáo án lên lớp, nội dung bài giảng, chuẩn

bị đồ dùng dạy học trước giờ lên lớp 0 11,4 79,5 9,1 2 Quản lý việc thực hiện lên lớp lý thuyết,

hướng dẫn thực hành 0 13,6 75,0 11,4

3 Quản lý hồ sơ chuyên môn 4,5 18,2 65,9 11,4 4 Quản lý sinh hoạt chuyên môn 0 20,5 72,7 6,8

Kết quả khảo sát thu được trong bảng trên, thể hiện: Nội dung quản lý việc soạn bài giảng, giáo án và chuẩn bị đồ dùng dạy học trước giờ lên lớp của giảng viên có 79,5% ý kiến đánh giá đạt mức độ trung bình và 9,1% ý kiến đánh giá đạt mức độ yếu, nội dung này chưa thật sự đảm bảo theo quy định.

Qua bốn nội dung chủ yếu trong họat động quản lý giảng dạy của giảng viên, chỉ có 4,5% ý kiến được hỏi cho rằng Quản lý hồ sơ chuyên môn đạt mức độ tốt; các nội dung còn lại không có ý kiến đánh giá mức độ tốt; tỷ lệ ý kiến chọn chiếm cao nhất ở mức độ trung bình cho cả 4 nội dung khảo sát, chúng ta có thể rút ra nhận xét là chưa được tốt để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo cần phải tăng cường hạn chế những thiếu sót về quản lý việc soạn bài lên lớp, thời gian giảng dạy và khâu chuẩn bị hồ sơ chuyên môn.

2.4.2.4. Quản lý hoạt động học của học viên

Học viên các lớp đào tạo nâng chuẩn phần lớn là những người đang làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non. Nhiều học viên bận công việc ở cơ quan, thường phải nghỉ học, việc quản lý học viên sao cho họ đảm bảo thời gian lên lớp và chất lượng, hiệu quả học tập là rất khó khăn.

Kết quả khảo sát ý kiến về hoạt động học của học viên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 8.4 – Phụ lục 1A - Phiếu khảo sát của CBQL, GV và học viên thu được kết quả sau:

Bảng 2.10. Thực trạng quản lý hoạt động học của học viên

TT Nội dung Mức độ đạt đƣợc (%)

Tốt Khá TB Yếu

1 Quản lý nền nếp học tập 36,7 41,3 22,0 0 2 Tổ chức nội dung học tập 0 50,5 31,2 18,3 3 Quản lý việc lập kế hoạch học tập 9,2 36,7 41,3 12,8 4 Quản lý phương pháp học tập 0 15,6 78,0 6,4 5 Quản lý các hình thức học tập 23,0 35,7 37,6 3,7 Qua kết quả khảo sát cho thấy: trong 5 nội dung trên thì nội dung quản lý nền nếp học tập cũng đã được nhà trường quan tâm chú trọng đạt được 36,7% ý kiến đánh giá tốt; tổ chức nội dung học tập đạt 50,5% ý kiến đánh giá ở mức độ khá và 18,3% ý kiến đánh giá ở mức độ yếu; quản lý phương pháp học tập chưa được quan tâm đúng mức, chưa đa dạng và phong phú các hoạt động học tập

cho học viên nhận được 78,0% ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình; quản lý việc lập kế hoạch học tập, quản lý phương pháp học tập, quản lý các hình thức học tập ở nhà trường trong những năm qua cũng còn rất nhiều hạn chế.

2.4.2.5. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo là một trong những yếu tố cần thiết và quan trọng để thực hiện được chương trình đào tạo, để nắm được thông tin về vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi 8.5 – Phụ lục 1A, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.11. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

TT Nội dung Mức độ đạt đƣợc (%)

Tốt Khá TB Yếu

1 Xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất-

thiết bị giáo dục đáp ứng yêu cầu đào tạo 0 23,8 76,2 0 2 Xây dựng các quy định về sử dụng, bảo

quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 57,1 38,1 4,8 0 3 Xây dựng, tu bổ, bảo quản phòng lớp học 0 28,6 61,9 9,5 4 Mua sắm, sử dụng, bảo quản máy móc, thiết bị, vật tư 0 42,9 38,1 19,0 5 Mua sắm bổ sung sách, giáo trình phục vụ

giảng dạy, học tập 0 23,8 52,4 23,8

6 Thực hiện kiểm kê tài sản hàng năm 71,4 28,6 0 0 Qua kết quả khảo sát trên ta thấy trong những năm qua việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học của giảng viên và học viên đã được quan tâm, cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học tối thiểu, thực hiện kiểm kê tài sản hàng năm đạt được 71,4% ý kiến ở mức độ tốt,, không có ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình và yếu; mua sắm, sử dụng, bảo quản máy móc, thiết bị, vật tư đạt 42,9% ý kiến đánh giá ở mức độ khá; xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất- thiết bị giáo dục đáp ứng yêu cầu đào tạo có 76,2% ý kiến đánh giá là trung bình; mua sắm bổ sung sách, giáo trình phục vụ giảng dạy, học tập nhận được 23,8% ý kiến đánh giá là yếu. Như vậy, với cơ sở vật chất hiện có của nhà

trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết về đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, trong đó có việc đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non. Để chất lượng quản lý hoạt đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non đạt hiệu quả cao hơn rất cần có sự đầu tư mạnh mẽ, dài hạn, có trọng tâm trọng điểm về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đặc biệt là các tài liệu tham khảo về nhiều lĩnh vực, các hạng mục cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hành, thực nghiệm của học viên.

2.4.2.6. Quản lý việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy

Đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những nội dung thiết yếu để đổi mới phương pháp đào tạo. Nhận thức được điều đó trong những năm gần đây trường CĐSP Yên Bái đã quan tâm tạo điều kiện và khuyến khích giảng viên đổi mới phương pháp giảng dạy.

Sử dụng câu hỏi 8.6 - Phụ lục 1A, kết quả thể hiện ở bảng 2.12 như sau:

Bảng 2.12. Thực trạng quản lý đổi mới phƣơng pháp giảng dạy

TT Nội dung Mức độ đạt đƣợc (%)

Tốt Khá TB Yếu

1 Nâng cao nhận thức của đội ngũ giảng viên về bản chất của hoạt động dạy học và sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học

13,6 61,4 22,7 2,3

2 Đẩy mạnh NCKH trong đổi mới phương pháp 20,5 56,8 18,2 4,5 3 Động viên và tạo điều kiện cho giảng viên lựa chọn và áp

dụng các phương pháp giảng dạy hiệu quả 25,0 45,5 29,5 0 4 Triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy 18,2 52,3 20,5 9,0

Qua kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 2.12 chúng tôi thấy trường CĐSP Yên Bái đã có những hoạt động tích cực trong quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đa số các nội dung được đánh giá chủ yếu khá và tốt, động viên và tạo điều kiện cho giảng viên lựa chọn và áp dụng các phương pháp giảng dạy hiệu quả đạt 25% ở mức độ tốt; nâng cao nhận thức của đội ngũ giảng viên về

bản chất của hoạt động dạy học đạt 61,4% ở mức độ khá, 2,3% ý kiến đánh giá ở mức độ yếu. Tuy nhiên việc quản lí đổi mới phương pháp giảng dạy vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: việc triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy chưa đồng đều đạt 9,0% ý kiến đánh giá là yếu, việc đẩy mạnh khoa học công nghệ trong đổi mới phương pháp chưa được quan tâm triệt để, đồng thời vấn đề nâng cao nhận thức của đội ngũ giảng viên vẫn còn hạn chế nhận được 2,3% ý kiến đánh giá yếu.

Như vậy, việc quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy của nhà trường đã được quan tâm thực hiện nghiêm túc, nhưng bên cạnh đó việc đổi mới phương pháp giảng dạy của một số giảng viên chưa được quan tâm đúng mức, chưa thường xuyên, còn nặng về sử dụng các phương pháp truyền thống, chưa tích cực CNTT trong giảng dạy công tác NCKH chưa được chú trọng

2.4.2.7. Quản lý việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên

Chất lượng đội ngũ giảng viên quyết định chất lượng quá trình dạy và học, để đáp ứng yêu cầu giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ trên chuẩn về mọi mặt. Vì vậy công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ giáo viên có vai trò quan trọng. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng là nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy về quan điểm, nội dung phương pháp giáo dục đồng thời theo kịp những yêu cầu của xã hội.

Để phục vụ cho nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có phẩm chất, trình độ, năng lực đề cao lương tâm và nhân cách nhà giáo, lòng nhân ái tận tuỵ thương yêu trẻ, thể hiện ở tinh thần tự học, tự bồi dưỡng cải tiến nội dung phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ tham gia tích cực.

Xuất phát từ vị trí, vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu đối với giảng viên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 8.7 - Phụ lục 1A, để khảo sát nội dung trong bảng 2.13 kết quả thể hiện như sau:

Bảng 2.13.Thực trạng quản lý nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên

TT Nội dung Mức độ đạt đƣợc (%)

Tốt Khá TB Yếu

1 Khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên

hàng năm 12,8 42,5 40,4 4,3

2 Xây dựng quy hoạch đội ngũ giảng viên 44,7 31,9 21,3 2,1 3 Bố trí sử dụng giảng viên phù hợp 53,2 38,3 8,5 0 4 Tổ chức cho giảng viên tự học và NCKH

để nâng cao trình độ 74,5 25,5 0 0

5 Bồi dưỡng giảng viên thông qua các hình thức

học tập theo chuyên đề 0 17,0 63,8 19,2

6 Bồi dưỡng giảng viên thông qua hình thức sinh

hoạt tổ nhóm chuyên môn 36,2 42,5 12,8 8,5

Qua bảng trên ta thấy: nội dung tổ chức cho giảng viên tự học và NCKH để nâng cao trình độ đạt 74,5% ý kiến đánh giá ở mức độ tốt, không có ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình và yếu; khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên hàng năm và bồi dưỡng giảng viên thông qua hình thức sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn đều đạt được 42,5% ý kiến đánh giá ở mức độ khá; bồi dưỡng giảng viên thông qua các hình thức học tập theo chuyên đề có 63,8% đánh giá ở mức độ trung bình và 19,2% đánh giá ở mức độ yếu. Như vậy, trong những năm qua nhà trường cũng đã quan tâm đến việc phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ: như quy hoạch cán bộ, đào tạo bồi dưỡng nâng chuẩn, đổi mới sinh hoạt tổ bộ môn tuy nhiên chất lượng đội ngũ của nhà trường hiện nay chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu đổi mới giảng dạy nhiều giảng viên chưa tích cực tự học tự bồi dưỡng, một số cán bộ quản lý lãnh đạo nhà trường chưa có cơ chế động viên khuyến khích kịp thời.

2.4.2.8. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá

Hoạt động kiểm tra đánh giá vừa là một khâu của quá trình đào tạo, bên cạnh đó kiểm tra đánh giá còn có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo thực hiện tốt hoạt động kiểm tra đánh giá sẽ góp phần nâng cao hoạt động đào tạo. Vì

vậy, hoạt động kiểm tra đánh giá là một trong những hoạt động quan trọng. Để nắm được thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá trong đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên ở trường CĐSP thì chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 8.8- Phụ lục 1A, kết quả thể hiện như sau:

Bảng 2.14.Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá

TT Nội dung Mức độ đạt đƣợc (%)

Tốt Khá TB Yếu

1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra năm học, học kỳ, tháng 11,1 61,1 16,7 11,1 2 Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ giảng 27,8 50,0 22,2 0

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non tại trường cao đẳng sư phạm Yên Bái (Trang 65 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)