Nhận thức về hoạt động đào tạo nâng chuẩn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non tại trường cao đẳng sư phạm Yên Bái (Trang 56 - 118)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Nhận thức về hoạt động đào tạo nâng chuẩn

a. Mục tiêu đào tạo

Sử dụng câu hỏi số 1 Phiếu khảo sát CBQLGD, giảng viên, học viên (Phụ lục 1A), chúng tôi tổng hợp được kết quả: có 50/109 ý kiến nhận thức đúng mục tiêu của đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non từ TCSP lên CĐSP là nhằm đào tạo giúp giáo viên nắm vững hệ thống tri thức khoa học ở trình độ cao đẳng sư phạm mầm non; hiểu biết và vận dụng có hiệu quả các kiến thức khoa học vào việc tổ chức bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục mầm non; yêu nước, yêu trẻ, tôn trọng và có tinh thần trách nhiệm

cao với trẻ; có ý thức rèn luyện để hoàn thành nhân cách phát triển cho giáo viên mầm non đáp ứng nhu cầu về đặc thù lao động sư phạm ở mầm non; có 59/109 ý kiến chưa nhận thức đúng mục tiêu của đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non.

b. Nội dung đào tạo

Để đánh giá thực trạng nhận thức của CBQLGD, giảng viên và sinh viên về nội dung đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi trong đó xác định 5 nội dung và hỏi ý kiến các khách thể khảo sát về những nội dung này, sau khi xử lý số liệu kết quả thể hiện như sau:

Bảng 2.1. Nhận thức của CBQLGD, GV và học viên về nội dung hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non

STT Nội dung Ý kiến nhận xét (%)

Đồng ý Không đồng ý

1 Nâng chuẩn trình độ về phẩm chất chính trị,

đạo đức và lối sống 45,9 54,1

2 Nâng chuẩn trình độ về kiến thức sư phạm

mầm non 91,7 8,3

3 Nâng chuẩn trình độ về kỹ năng sư phạm mầm

non 55,1 44,9

4 Cả 2 và 3 73,4 26,6

5 Cả 1, 2 và 3 82,6 0

Nội dung bảng 2.1 cho thấy tỷ lệ CBQLGD, GV và học viên nhận thức đúng về các nội dung tương đối cao. Có 45,9% ý kiến nhận thức đúng về nội dung nâng chuẩn trình độ về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống, 54,1% ý kiến nhận thức không đúng về nội dung này; có 91,7% CBQLGD, GV và học viên nhận thức đúng nội dung nâng chuẩn trình độ về kiến thức sư phạm mầm non và 8,3% ý kiến nhận thức không đúng; 55,1% nhận thức đúng nâng chuẩn trình độ về kỹ năng sư phạm mầm non và 44,9% nhận thức không đúng; 73,4%

nhận thức đúng nội dung 4 (Cả 2 và 3) và 26,6% nhận thức không đúng; có 82,6% nhận thức đúng nội dung 5 (Cả 1,2 và 3). Điều đó chứng tỏ rằng: Hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non đã được CBQLGD, GV và học viên quan tâm và cũng có nhận thức tương đối tốt về nội dung này.

2.2.2. Nhận thức về quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn

a. Ý nghĩa của quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn

Nhận thức đúng đắn của CBQLGD và giảng viên về ý nghĩa của quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non là cơ sở quan trọng để xây dựng và tổ chức quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn. Với phương án mở ở phần câu hỏi 3 về ý nghĩa của quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non (Phụ lục 1A) nhiều CBQLGD và giảng viên đã đưa ra những câu trả lời như:

Giúp cho người giáo viên mầm non nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tỷ lệ nhận thức đúng về nội dung này là 66,4%, nhận thức chưa đúng là 33,6%.

Giúp cho người giáo viên mầm non nâng cao trình độ kiến thức và kĩ năng có 84,0% ý kiến nhận thức đúng 15,9% ý kiến nhận thức chưa đúng về nội dung này.

Nâng cao trình độ chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên mầm non từ TCSP lên CĐSP giúp người giáo viên mầm non đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của lao động sư phạm trường mầm non có 88,6% nhận thức đúng và 11,4% nhận thức không đúng.

Điều đó chứng tỏ rằng đã có nhận thức đúng về ý nghĩa của quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn tuy nhiên vẫn còn một số cán bộ quản lý và giảng viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng về ý nghĩa của quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non.

b. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn

Vấn đề nội dung quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non được CBQLGD và GV nhà trường nhận thức cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Nhận thức của CBQLGD và GV về nội dung quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non

TT Nội dung Ý kiến đánh giá

Không

1 Quản lý mục tiêu, kế hoạch đào tạo 68,2 31,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Quản lý nội dung, chương trình đào tạo 90,9 9,1

3 Quản lý hoạt động giảng dạy 93,2 6,8

4 Quản lý hoạt động học của học viên 86,4 13,6

5 Quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo 11,4 88,6 6 Quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy 22,7 72,3 7 Quản lý việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên 0 100 8 Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá 45,5 54,5

Nhận xét bảng 2.2:

Nhận thức về các vấn đề liên quan trực tiếp đến công tác đào tạo nhà trường, nói đến nội dung đào tạo của nhà trường thì tỷ lệ chọn gồm có 3 nội dung: quản lý nội dung, chương trình đào tạo có 90,9% ý kiến chọn nội dung này; có 93,2% ý kiến chọn nội dung quản lý hoạt động giảng dạy; có 86,4% ý kiến chọn nội dung quản lý hoạt động học của giảng viên. Ba nội dung này có tỷ lệ chọn tập trung cao hơn, bên cạnh đó nội dung quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chiếm 88,6% ý kiến không chọn nội dung này; nội dung quản lý việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên có 100% ý kiến không chọn vì theo quan điểm của họ nội dung này không phải là nhân tố trực tiếp mà là nhân tố điều kiện.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non tại trường cao đẳng sư phạm Yên Bái (Trang 56 - 118)