Đánh giá chung về khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non tại trường cao đẳng sư phạm Yên Bái (Trang 77 - 118)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng

Trong những năm qua là một trường có uy tín trong đào tạo, Trường được các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ phát triển đội ngũ giảng viên, trường đã có những biện pháp sử dụng điều kiện cơ sở vật chất, cán bộ quản lý và giảng viên để liên kết tổ chức được nhiều lớp học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

Cách tổ chức học tập phù hợp phần lớn đã đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ của giảng viên.

Đội ngũ giảng viên đa số nhiệt tình trong giảng dạy. Công tác quản lý đã đạt được một số yêu cầu nhất định.

- Về nhận thức: CBQLGD, GV và học viên chưa có sự nhất quán trong nhận thức về mục tiêu, nội dung trong công tác quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non.

Nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về ý nghĩa, vai trò tầm quan trọng của việc đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non.

- Về quá trình tổ chức: Nhà trường đã quan tâm song chưa có nhiều biện pháp để quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non phù hợp với địa phương. Quản lý mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo, điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí trong nhà trường còn chưa đáp ứng được yêu cầu của việc quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non. Việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá còn nhiều buông lỏng, không thường xuyên.

Quá trình tổ chức quản lý hoạt động đào tạo trong nhà trường đã có nhiều cố gắng. Song vẫn cần phải có những biện pháp tốt hơn để nâng cao chất lượng đào tạo và thu hút được nhiều học viên đến với nhà trường nhiều hơn nữa.

- Về kết quả đạt đƣợc: nhà trường đã tổ chức được các lớp nâng chuẩn cho giáo viên mầm non trình độ từ trung cấp lên cao đẳng.

Nhà trường đã xây dựng được chương trình chi tiết các học phần dành riêng cho nâng chuẩn giáo viên mầm non

Hạn chế: Tuy đã đạt được một số kết quả nhưng công tác quản lý đào tạo trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như:

Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập còn thiếu và lạc hậu,

Công tác quản lý còn bất cập, đội ngũ cán bộ quản lý trình độ chuyên môn còn hạn chế chưa được đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý,

Chất lượng đào tạo còn hạn chế,

Các khâu đào tạo còn bất cập trong quá trình tuyển sinh, chương trình và thời gian đào tạo nâng chuẩn.

* Nguyên nhân:

Các chương trình đào tạo ngành, chương trình học phần cho hệ cao đẳng chưa có thời gian để rút kinh nghiệm và chỉnh lý.

Một bộ phận giảng viên vẫn mang tư tưởng an phận, chậm đổi mới, sợ trách nhiệm, ngại khó trong học tập, nghiên cứu, tiếp cận cái mới, ...

Công tác quy họach, kế họach đào tạo ở một số thời điểm chưa tốt, chưa có chiến lược dài hạn cho việc mở lớp ở địa phương, chưa khảo sát nhu cầu đào tạo.

Điều kiện làm việc của học viên còn nhiều khó khăn, ở rải rác các huyện trong tỉnh; một phần do nhận thức quá trình học tập không ngừng của bậc học.

2.6 Kết luận chƣơng 2

Qua khảo sát các ý kiến của CBQLGD, giảng viên và học viên tác giả rút ra các kết luận về thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non như sau:

- Nhiều cán bộ quản lý và giảng viên của trường đã nhận thức được đúng về tầm quan trọng và vai trò hoạt động đào tạo nâng chuẩn trong nhà trường song còn một bộ phận chưa nhận thức đầy đủ về nội dung này.

- Nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý hoạt động đào tạo như: xây dựng kế hoạch đào tạo, tổ chức tuyển sinh; quản lý kế hoạch đào tạo, nội dung chương trình; quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên; quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất với nhiều biện pháp quản lý cụ thể và đã đạt được những kết quả nhất định trong đào tạo nâng chuẩn trình độ cho giáo viên mầm non.

Tất cả thực trạng trên là cơ sở thực tiễn gợi mở nhiều cho việc đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non tại trường CĐSP Yên Bái.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NÂNG CHUẨN CHO GIÁO VIÊN MẦM NON Ở TRƢỜNG CĐSP YÊN BÁI 3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non ở trường CĐSP phải dựa trên cơ sở các chỉ thị nghị quyết của Đảng, pháp Luật của Nhà nước các văn bản hướng dẫn quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, UBND tỉnh Yên Bái, Sở GD & Đào tạo Yên Bái về công tác giáo dục và đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên ở cơ sở giáo dục là các trường CĐSP Yên Bái

Xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non, đáp ứng mục tiêu của giáo dục ở bậc mầm non hiện nay và chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Căn cứ vào luật giáo dục, căn cứ vào điều lệ của trường cao đẳng và đại học, căn cứ vào những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đặc biệt tuân thủ theo những mục tiêu của giáo dục mầm non, bám sát chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa

Đây là một nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất biện pháp quản lý mới. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nghiên cứu khi đề xuất biện pháp mới phải kế thừa các biện pháp quản lý đã và đang thực hiện có thể là toàn bộ biện pháp, có thể là những điểm hay và tối ưu của mỗi biện pháp, tránh phủ định sạch trơn toàn bộ và tạo ra hệ thống mới hoàn toàn nhưng không dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp cũ.

Kế thừa chỉ là sự tiếp nỗi giữa quá khứ (cái đã làm) - hiện tại (đang tiến hành) và tương lai (sự vận động và phát triển của vấn đề quản lý).

Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp quản lý yêu cầu nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong chỉ đạo thực tiễn quản lý phải thấy được những điểm

mới, biện pháp quản lý mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp quản lý cũ đang tiến hành. Sự đề xuất biện pháp phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục để có những biện pháp mới phù hợp và sát thực tế. Làm được và quán triệt được những điều này trong nguyên tắc kế thừa giúp cho các nhà quản lý có con mắt biện chứng khi nhìn nhận, giải quyết các vấn đề quản lý tránh được tình trạng siêu hình. Nhà quản lý biết huy động vốn tri thức, kinh nghiệm tiềm ẩn để góp phần giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn quản lý hoạt động đào tạo đặt ra.

Đối với hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non nhà trường phải nhận thức nghiêm túc, đúng đắn những điểm mạnh, những nội dung đã thực hiện tốt trong thời gian qua đồng thời rút kinh nghiệm những tồn tại hạn chế để có sự đổi mới hợp lý nhằm nâng cao chất lượng về mọi mặt.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi

Yêu cầu tính khả thi đòi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động đào tạo của phòng Đào tạo Trường CĐSP Yên Bái trở thành hiện thực và có hiệu quả cao khi thực hiện các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra).

Tính khả thi đề xuất biện pháp quản lý là điều kiện cần và đủ về mặt nguyên tắc phương pháp luận để các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo của phòng Đào tạo Trường CĐSP Yên Bái có giá trị thực tiễn và trở thành hiện thực trong quản lý.

Như vậy, các nội dung nhà trường đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non phải được cân nhắc thận trọng, trên cơ sở điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương, những đặc điểm đặc trưng riêng của giáo viên mầm non để đảm bảo cho các nội dung đó có thể triển khai chất lượng trong thực tế.

3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả

Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường về cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ cán bộ giáo và sự phối hợp của các cơ quan chức năng tại địa phương

để xây dựng và sử dụng các biện pháp quản lý đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non từ trình độ TCSP lên trình độ CĐSP phù hợp và đáp ứng những yêu cầu thực tiễn của nhà trường , đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong nâng cao trình độ về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống kiến thức và kĩ năng theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên mầm non có trình độ từ TCSP lên CĐSP.

3.1.5. Đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất việc quản lý của phòng Đào tạo trường CĐSP Yên Bái. Việc đề xuất phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quá trình quản lý hoạt động đào tạo: Lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện công việc, kiểm tra đánh giá chất lượng. Sự đồng bộ trong biện pháp quản lý cũng đòi hỏi sự chú ý giữa việc quản lý hoạt động đào tạo của phòng Đào tạo và các yếu tố, thành viên tham gia vào việc quản lý hoạt động đào tạo ở nhà trường: Ban giám hiệu, khoa GDMN và các bộ phận phục vụ cho hoạt động đào tạo. Chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thì hiệu quả chất lượng đào tạo mới đạt hiệu quả cao.

3.1.6. Đảm bảo tính thực tiễn

Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người cán bộ quản lý khi đưa ra các quyết định quản lý cần đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Căn cứ vào nhu cầu của địa phương, căn cứ vào trình độ đầu vào của giáo viên mầm non, để xây dựng và tổ chức những chương trình đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non vừa phù hợp đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp và nâng cao yêu cầu vừa phù hợp với nhu cầu của địa phương những tính đặc thù của bậc học mầm non của tỉnh Yên Bái

Trong quá trình quản lý cần hiểu biết đầy đủ, tường tận tình hình thực tế công việc, biết xác định những vấn đề cơ bản - then chốt trong từng thời gian để tập trung sức giải quyết.

3.2. Các nhóm biện pháp

3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cƣờng nhận thức cho CBQL và giảng viên nhà trƣờng về vấn đề đào tạo nâng chuẩn và quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non ở trƣờng CĐSP hiện nay

3.2.1.1. Mục tiêu

Giúp cho cho cán bộ, giảng viên và nhân viên nhà trường nhận thức đúng và đầy đủ về đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non và quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non, làm cơ sở để tổ chức hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non ở Trường CĐSP Yên Bái có chất lượng.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Tổ chức cho CBQLGD, GV nâng cao nhận thức về:

- Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động đào tạo nâng chuẩn

- Hoạt động đào tạo nâng chuẩn: nội dung, phương pháp, vấn đề đổi mới hình thức tổ chức đáp ứng nhu cầu của người học

Quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn

Xây dựng và tổ chức quá trình bồi dưỡng giúp CBQLGD và GV nhận thức về hoạt động đào tạo nâng chuẩn

Xuất phát từ thực tế: Sự tồn tại và phát triển của nhà trường phụ thuộc vào những nhân tố quyết định đó là người học, chỉ khi người học còn đến với nhà trường thì nhà trường mới còn lý do để tồn tại. Đồng thời Theo quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, hiện nay có phân tầng đối với các trường cao đẳng và đại học; đối với các trường cao đẳng có trách nhiệm tự chủ đào tạo từ hệ TC lên CĐ và liên kết với các trường đại học đào tạo trình độ cao đẳng lên đại học. Từ đó nhà trường tiến hành giáo dục tuyên truyền phổ biến cho CBQL , giảng viên và nhân viên về tầm quan trọng của hình thức đào tạo VLVH đối với sự tồn tại và phát triển của nhà trường; đồng thời yêu cầu các đối tượng phục vụ đào tạo trong nhà trường có thái độ đúng đắn, có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ. Từ đó mọi cá nhân trong nhà trường xác định

đúng đắn ý nghĩa và tầm quan trọng của toàn bộ các nội dung liên quan đến việc nâng cao chất lượng nâng chuẩn.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành

Xây dựng kế hoạch nâng cao nhận thức cho CBQLGD, giảng viên và nhân viên về đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non.

Phổ biến tới CBQLGD, giảng viên và nhân viên thông qua các hoạt động của nhà trường như: sinh hoạt chính trị, các cuộc họp phổ biến chuyên môn, họp hội đồng trường, sinh hoạt khoa, tổ chuyên môn. Trong quá trình triển khai thực hiện có phân công bộ phận theo dõi đánh giá rút kinh nghiệm.

Từ khảo sát thực trạng xây dựng kế hoạch thu thập các quan điểm đường lối của Đảng, của tỉnh và của Bộ Giáo dục

Phổ biến tới các cán bộ, giảng viên, nhân viên bằng cách đưa lên web nhà trường hoặc thông qua hội đồng trường.

Trong quá trình có theo dõi kiểm tra nhận thức và lồng ghép vào hoạt động chuyên môn.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Bản thân cán bộ quản lý, lãnh đạo nhà trường, các cơ quan chuyên môn phải có sự quyết tâm nhận thức nội dung này

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giảng viên của nhà trường về, sự tồn tại của trường phụ thuộc vào chất lượng đào tạo và học viên

3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dƣỡng đội ngũ CBQL và giảng viên ở trƣờng CĐSP về năng lực quản lý và năng lực giảng dạy

3.2.2.1. Mục tiêu

Phát triển năng lực quản lý cho đội ngũ CBQLGD và phát triển năng lực giảng dạy cho giảng viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Bồi dưỡng đội ngũ CBQLGD ở trường CĐSP về những kĩ năng và năng lực quản lý đào tạo nâng chuẩn như:

- Năng lực lập kế hoạch quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn - Năng lực tổ chức quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn - Năng lực chỉ đạo

- Năng lực kiểm tra đánh giá

- Năng lực phối hợp các lực lượng.

Bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên như: - Năng lực tổ chức hoạt động nhóm

- Năng lực thiết kế bài giảng

- Năng lực sử dụng vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp đào tạo dạy học phát huy tính tích cực chủ động của người học.

Phát triển đội ngũ nhằm kiện toàn bộ máy tổ chức lãnh đạo, tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng thực hành công việc, đáp ứng nhiệm vụ đào tạo trong giai đoạn mới.

Giảng viên tự học tập để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giảng viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả tự học; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giảng viên của nhà trường.

Bồi dưỡng cho CBQL về kiến thức khoa học quản lý, ứng dụng công

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non tại trường cao đẳng sư phạm Yên Bái (Trang 77 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)