8. Cấu trúc luận văn
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non
mầm non
1.4.2.1. Quản lý mục tiêu, kế hoạch đào tạo
Quản lý mục tiêu đào tạo nhằm đảm bảo mục tiêu đào tạo được xây dựng hợp lý và được thực hiện trọn vẹn. Quản lý mục tiêu đào tạo bắt đầu từ việc xây dựng sứ mạng và tầm nhìn của nhà trường. Sứ mạng và tầm nhìn được xây dựng trên cơ sở mục tiêu chung của đào tạo đại học, nhưng phải phản ánh một cách cô đọng, đầy đủ và có sức thuyết phục mục tiêu cụ thể của nhà trường. Mục tiêu của trường sư phạm trong đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non lại phải gắn liền với chuẩn giáo viên mầm non, đồng thời phải có tính khả thi, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của nhà trường. Việc xây dựng mục tiêu đào tạo cũng phải đảm bảo tính mềm dẻo.
Trên cơ sở mục tiêu đào tạo cụ thể, trường triển khai xây dựng kế hoạch đào tạo trong đó thể hiện được nội dung , phương pháp tiến trình theo thời gian để thực hiện mục tiêu... Ngoài những nhiệm vụ đào tạo chung như hình thành
thế giới quan khoa học, lý tưởng, ước mơ, hoài bão nghề nghiệp và những phẩm chất đạo đức, tác phong của người cán bộ khoa học, trường sư phạm còn phải quan tâm đến xác định chuẩn đầu ra trong đào tạo giáo viên mầm non căn cứ vào chuẩn nghê nghiệp.
Mục tiêu, kế hoạch đào tạo phải được thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện. Phải xây dựng kế hoạch định kỳ so sánh, đối chiếu mục tiêu với kết quả đạt được để đánh giá một cách toàn diện hoạt động đào tạo, tìm ra mặt mạnh, mặt yếu, có biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo.
Xây dựng kế hoạch đào tạo từ trung cấp lên cao đẳng là 915 tiết tương đương với 61 đơn vị học trình, thông thường đối với hệ VLVH được học trong 3 hè, mỗi một hè học viên phải học hơn 300 tiết
Trên cơ sở khoa chuyên môn gửi kế hoạch của khoa cho phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch , chương trình đào tạo sau khi được phê duyệt mỗi đơn vị giữ một bản. Phòng Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với khoa chuyên môn để thực hiện chương trình.
1.4.2.2. Quản lý nội dung và chƣơng trình đào tạo
Nội dung dạy học ở các trường quy định hệ thống những tri thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành; quy định hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng gắn liền với nghề nghiệp của học viên. Trong quá trình đào tạo ở các trường, nội dung dạy học tạo nên nội dung cơ bản cho hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập, nghiên cứu của học viên. Nó tạo nên nội dung cơ bản cho quá trình đào tạo ở các trường. Nội dung đào tạo bị chi phối bởi mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo, đồng thời lại phục vụ cho việc thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, quy định việc lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học.
Quản lý nội dung và chương trình đào tạo hàm ý các trường phải tổ chức xây dựng chương trình đào tạo cho các ngành và chuyên ngành đào tạo của trường mình trên cơ sở nội dung chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành. Chương trình đào tạo phản ánh mục tiêu đào tạo cụ thể của nhà trường, đồng thời hướng đến đáp ứng các nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực đạt trình độ CĐSP chuyên ngành
mầm non. Chương trình đào tạo phải đảm bảo tính mềm dẻo, được cập nhật thường xuyên để thích ứng với nhu cầu thực tiễn của giảng viên.
Quản lý chương trình đào tạo hướng đến mục tiêu đảm bảo các chương trình được thiết kế và thực hiện trọn vẹn với chất lượng và hiệu quả cao nhất trong điều kiện cụ thể của từng trường. Khi xây dựng chương trình đào tạo phải có sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo quy định. Chương trình đào tạo phải có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của đào tạo trình độ Cao đẳng, đại học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của ngành giáo dục. Chương trình đào tạo phải được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ phía các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển giáo dục của địa phương hoặc cả nước.
1.4.2.3. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
Trong hoạt động đào tạo, người giảng viên là chủ thể, giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đào tạo. Giảng viên bằng hoạt động dạy của mình tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động học tập của sinh viên, đảm bảo cho sinh viên thực hiện đầy đủ và có chất lượng cao những yêu cầu đã được quy định phù hợp với mục tiêu đào tạo của mỗi nhà trường.
Quản lý hoạt động dạy bao gồm các nội dung: quản lý việc người giảng viên thực hiện quy chế đào tạo; quản lý việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.
Phương pháp dạy học ở cao đẳng, đại học, với tư cách tổ hợp các cách thức hoạt động, tương tác giữa thầy và trò trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học, có chức năng xác định những phương thức hoạt động dạy và học theo nội dung nhất định nhằm thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ dạy học. Đổi mới phương thức đào tạo đòi hỏi phải đổi mới phương pháp giảng dạy.
1.4.2.4. Quản lý hoạt động học của học viên
Học viên vừa là đối tượng của hoạt động dạy vừa là chủ thể của hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu. Kết quả đào tạo phụ thuộc vào tính tích cực nhận thức của học viên.
Quản lý hoạt động học của học viên phải đảm bảo sao cho học viên không chỉ là khách thể của hoạt động dạy mà phải biến thành chủ thể hoạt động tích cực, độc lập, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và năng lực nghề nghiệp.
Quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của học viên trong quá trình đào tạo. Mặc dù đầu vào của học viên đã được tuyển chọn theo những tiêu chuẩn nhất định như nhau, nhưng các học viên cùng lớp vẫn có nhiều khác biệt về khía cạnh này hay khía cạnh khác. Nếu nắm được hoàn cảnh, mục đích động cơ học tập của mỗi học viên, biết cách phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục các điểm yếu để các học viên phấn đấu vươn lên đạt kết quả cao trong học tập. Giáo dục cho học viên tinh thần khắc phục khó khăn, tính tự giác và khả năng tự học, tự nghiên cứu để học viên tự xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn. Kiểm tra, theo dõi ý thức, nền nếp và kết quả học tập của học viên. Xây dựng và ổn định cơ cấu, tổ chức lớp học. Kết hợp giữa nhà trường, các cơ sở liên kết đào tạo, TTGDTX quản lý học viên.
1.4.2.5. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
Cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết cho nhà trường hình thành và đi vào hoạt động đào tạo, là điều kiện không thể thiếu của nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch, mục tiêu đào tạo, triển khai quá trình đào tạo và nâng cao chất lượng. Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học của nhà trường là hệ thống phương tiện vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị ... được sử dụng để phục vụ cho việc dạy và học ở nhà trường. Quản lý cơ sở vật chất phải đảm bảo được các yêu cầu liên quan mật thiết với nhau, đó là:
Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ dạy và học
Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trong việc dạy và học Tổ chức quản lý, bảo dưỡng, bảo trì cơ sở vật chất.
Tất cả các yêu cầu trên đều rất cần thiết cho hoạt động đào tạo của nhà trường. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà trường là yếu tố quan trọng để đảm bảo cho quá trình đào tạo của nhà trường có chất lượng.
1.4.2.6. Quản lý việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy của giáo viên có vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo;
Phương pháp giảng dạy của giáo viên có tác dụng chỉ dẫn, tổ chức hoạt động học tập của người học;
Đổi mới phương pháp giảng dạy trong quá trình đào tạo theo hướng lấy người học làm trung tâm sẽ phát huy năng lực học tập, năng thực thực hành thực tiễn nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo.
Quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy liên quan đến công tác chỉ đạo việc đổi mới phương pháp, công tác tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp, giám sát việc thực hiện các phương pháp dạy học mới của giáo viên và kiểm tra đánh giá việc ứng dụng các phương pháp mới, đổi mới những phương pháp dạy học đang sử dụng theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về sản phẩm đào tạo.
Quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên là quá trình tác động của hiệu trưởng đến các lực lượng có liên quan trong nhà trường để xây dựng cơ chế pháp lý cho việc đổi mới phương pháp, tạo những biện pháp tăng cường các hoạt động và trách nhiệm của khoa chuyên môn, tổ bộ môn trong việc tổ chức hoạt động dạy học vận dụng những phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với đặc thù môn học, mục tiêu đào tạo và đặc điểm học viên cũng như điều kiện tổ chức đào tạo của nhà trường.
1.4.2.7. Quản lý việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là nâng cao trình độ phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống; phát triển trình độ kiến thức và kĩ năng, năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên đang thực hiện chương trình đào tạo nâng chuẩn cho giảng viên mầm non tại trường. Quản lý việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là quản lý việc lập kế hoạch phát triển năng lực đội ngũ; áp dụng và tổ chức các hình thức, biện pháp phát triển đội ngũ thông qua các loại hình tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ; cử đi học tập ở trình độ sau đại học để nâng cao năng lực chuyên môn.
1.4.2.8. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá
Đây là một khâu cơ bản và là nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường. Mục đích của công việc kiểm tra đánh giá là: Xác định kết quả học tập sau khi đã học xong một phần, một khóa học để làm cơ sở đánh giá kết quả học tập của học viên; Xác định xem hiệu quả đào tạo có đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra, có đáp ứng nhu cầu của xã hội, từ đó điều chỉnh kế hoạch đào tạo hay xây dựng kế hoạch đào tạo cho cho khóa học đào tạo kế tiếp. Tổ chức, giám sát công việc kiểm tra, thi hết môn học. Kiểm tra hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của học viên. Kiểm tra hồ sơ, sổ sách của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động hoạt động dạy – học và giáo dục cần được thiết kế dưới dạng hồ sơ hóa, trong đó phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung kiểm tra và phương pháp tiến hành, đơn vị và cá nhân được kiểm tra, thời gian kiểm tra... nhằm đảm bảo tính chính xác và ổn định của kế hoạch kiểm tra.
Nội dung kiểm tra phải có sức thuyết phục, hình thức kiểm tra gọn nhẹ, không gây tâm lý nặng nề cho đối tượng được kiểm tra, cần huy động lực lượng hợp lý và dành thời gian cần thiết cho công tác này.
Để làm tốt công tác quản lý việc kiểm tra đánh giá cần tiến hành thực hiện công tác tổ chức và quản lý việc xây dựng mục tiêu đào tạo và chuẩn
nói chung cũng như mục tiêu đào tạo và chuẩn cụ thể ở từng môn học nói riêng. Đây là công việc đầu tiên của cán bộ quản lý nhà trường, được thực hiện dựa trên việc nghiên cứu những đặc điểm, yêu cầu thực tiễn xã hội, nhà trường và người học. Bên cạnh đó cần lựa chọn các hình thức, phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá phù hợp để xác định xem mục tiêu giáo dục – đào tạo đã đạt được chưa và đang ở mức độ nào dựa trên việc tổ chức quản lý việc ghi chép, lập hồ sơ sổ sách về hoạt động giảng dạy của giảng viên và kết quả học tập của học viên.
1.4.2.9.Quản lý các hoạt động phục vụ đào tạo và đảm bảo chất lƣợng đào tạo.
Các hoạt động phục vụ đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo bao gồm các hoạt động từ tổ chức đến thông tin, từ quản lý đến phục vụ, từ marketing đến kiểm định chất lượng.
Đội ngũ quản lý là lực lượng đảm bảo cho hoạt động đào tạo nâng chuẩn GVMN ở trường CĐSP. Nếu không có đội ngũ này sẽ không có sự tổ chức và quản lý đào tạo. Ở một trường cao đẳng, đội ngũ cán bộ quản lý đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Chính đội ngũ này xác định mục tiêu, sứ mạng và tầm nhìn cho nhà trường; xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; vạch ra các sách lược, chiến lược cho sự phát triển của nhà trường và chịu trách nhiệm về những vấn đề do mình đặt ra. Trong tình hình giáo dục ở nước ta hiện nay, với những đòi hỏi của xã hội ngày càng cao, sự cạnh tranh trong giáo dục ngày càng mạnh mẽ và quy định ngân sách nhà nước ngày càng chặt chẽ, thì việc lựa chọn được những bước đi hợp lý là yếu tố cốt lõi của quản lý đào tạo nâng chuẩn cho GVMN. Điều này phù thuộc vào năng lực và tầm nhìn của đội ngũ quản lý.
Đội ngũ nhân viên (các chuyên viên và nhân viên phục vụ) chịu trách nhiệm thực thi trực tiếp các hoạt động phục vụ đào tạo và kiểm định chất lượng đào tạo nâng chuẩn.
1.4.3. Phƣơng pháp và phƣơng tiện quản lý
* Phương pháp quản lý:
Là tổng thể các cách thức, công cụ được chủ thể quản lý vận dụng và kết hợp lại để tác động một cách thích hợp vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu nhất định trong từng hoàn cảnh cụ thể. Thực tế cho thấy phần lớn kết quả của một quá trình quản lý lại tuỳ thuộc vào sự lựa chọn và sử dụng phương pháp quản lý. Lựa chọn và sử dụng phương pháp quản lý đúng, hợp lý sẽ tạo động cơ, động lực thúc đẩy người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện các chức năng quản lý đồng thời làm cho các hoạt động quản lý tuân thủ đúng quy luật, nguyên tắc quản lý, sát hợp với đối tượng và mang tính xã hội sâu sắc.
Đối tượng tác động của các phương pháp quản lý là con người- những thực thể có cá tính, thói quen, tình cảm nhân cách gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, con người không chỉ đóng góp vào thành quả chung của tập thể mà còn mong muốn nhận lại từ thành quả chung đó những lợi ích vật chất và tinh thần thỏa đáng. Vì vậy, chủ thể quản lý phải biết lôi cuốn, thúc đẩy mọi người trong việc tổ chức tham gia công việc chung, đem hết sức lực, tài năng làm việc cho tổ chức, có như vậy mới làm cho tổ chức thêm vững mạnh. Đồng thời một tổ chức vững mạnh sẽ tạo được nhiều thuận lợi cho con người làm việc và phát triển toàn diện hơn.
Để tác động đến yếu tố con người trong lao động, người ta phải dùng