Mục tiêu đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non tại trường cao đẳng sư phạm Yên Bái (Trang 32 - 118)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2.Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu đào tạo là một mô hình dự kiến về nhân cách của người được đào tạo. Mô hình này do yêu cầu khách quan của xã hội, của đất nước trong các giai đoạn phát triển lịch sử nhất định quy định. Mục tiêu đào tạo nâng chuẩn GVMN là phát triển nhân cách con người nên nó bao gồm các mặt: đức, trí, thể, mĩ.

Mục tiêu đào tạo giáo viên mầm non trình độ cao đẳng là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, có phẩm chất, năng lực và sức khỏe đảm bảo thực hiện được các chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu về nhân cách giáo viên mầm non đạt chuẩn đầu ra ở trình độ cao đẳng sư phạm.

Mục tiêu đào tạo nâng chuẩn GVMN từ TCSP lên CĐSP là nhằm đào tạo giáo viên nắm vững hệ thống tri thức khoa học ở trình độ cao đẳng sư phạm mầm non; hiểu biết và vận dụng có hiệu quả các kiến thức khoa học vào việc tổ chức bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục mầm non; yêu nước, yêu trẻ, tôn trọng và có tinh thần trách nhiệm cao với trẻ; có ý thức rèn luyện để hoàn thành nhân cách phát triển cho giáo viên đáp ứng nhu cầu về đặc thù lao động sư phạm ở mầm non.

Mục tiêu đào tạo nâng chuẩn giáo viên mầm non ở trường CĐSP là nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên mầm non có trình độ đạt chuẩn từ trung cấp lên cao đẳng, đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên trong khu vực.

1.3.3. Chƣơng trình đào tạo

Chương trình đào tạo là công cụ để hiện thực hóa mục tiêu đào tạo. Chương trình đào tạo được xây dựng để thực hiện mục tiêu đào tạo. Do mục tiêu đào tạo hệ VLVH cũng như đào tạo hệ chính quy nên chương trình đào tạo hệ VLVH cũng giống như chương trình đào tạo hệ chính quy, chương trình này do các trường biên sọan dựa trên chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Chương trình được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp. Tuy nhiên do đối tượng đào tạo của hệ VLVH là những người đang làm việc nên trong chương trình đào tạo thường được miễn môn Giáo dục quốc phòng và môn Giáo dục thể chất.

Căn cứ vào chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo về trình độ cao đẳng đối với giáo viên mầm non. Căn cứ vào trình độ mà người học phải đạt được, chương trình gồm hai khối lượng kiến thức:

+ Khối kiến thức giáo dục đại cương:

TT Học phần Tiết ĐVHT

1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin 60 4

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh 45 3

3 Môi trường và con người 30 2

4 Tiếng việt thực hành 30 2

5 Toán học cơ sở 30 2

6 Ngoại ngữ 45 3

7 Tin học 45 3

+ Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:

TT Học phần Tiết ĐVHT

1 Âm nhạc 30 2

2 Phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc 30 2

3 Văn học 30 2

4 Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học 30 2

5 Sự phát triển tâm lý trẻ em 30 2

6 Giáo dục học mầm non 30 2

7 Chương trình và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm

non 30 2

8 Múa cơ bản 30 2

9 Tạo hình 30 2

10 Phương pháp hướng dẫn tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ

mầm non 30 2

11 Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật 30 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12 Đánh giá trong GDMN 30 2

13 Nghề giáo viên mầm non 30 2

14 Phương pháp cho trẻ khám phá môi trường xung quanh 45 3

15 Phương pháp cho trẻ làm quen với toán 30 2

16 Tâm bệnh học 30 2

17 Phương pháp phát triển ngôn ngữ 45 3

18 Phương pháp giáo dục thể chất 30 2

19 Vệ sinh - Phòng bệnh và Đảm bảo an toàn cho trẻ 30 2

20 Dinh dưỡng - Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non 30 2

Tổng 630 42

+ Thực tập cơ bản: 4 tuần + Thực tập tốt nghiệp: 8 tuần

Chương trình đào tạo với những môn học trên gắn với các nội dung đào tạo hướng đến mục tiêu đáp ứng nâng chuẩn trình độ cho giáo viên mầm non về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống; kiến thức sư phạm và kĩ năng sư phạm mầm non.

1.3.4. Phƣơng pháp dạy học 1.3.4.1. Khái niệm

Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giảng viên và sinh viên trong quá trình giảng dạy và học tập được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giảng viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và các nhiệm vụ đào tạo.

Phương pháp dạy học phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc

1.3.4.2. Hệ thống phƣơng pháp dạy học

Có nhiều cách phân loại phương pháp như phân loại theo nguồn kiến thức, theo nhiệm vụ, theo hoạt động nhận thức của học viên, theo quan điểm điều khiển học...

Phân loại theo nguồn tri thức có:

- ;

phương pháp vấn đáp (đàm thoại); phương pháp sử dụng sách, giáo trình và các tài liệu học tập khác:

+ Phương pháp thuyết trình là phương pháp dùng ngôn ngữ nói để trình bày tài liệu một cách có hệ thống nhằm thuyết phục người nghe. Trong dạy học, việc sử dụng phương pháp thuyết trình là nhằm thực hiện các mục tiêu dạy học, đặc biệt là mục tiêu về kiến thức.

Phương pháp thuyết trình thể hiện dưới hình thức: giảng thuật, giảng giải và giảng diễn.

+ Phương pháp vấn đáp là phương pháp trao đổi miệng giữa giảng viên và học sinh, học sinh và học sinh trong dạy học thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời nhằm làm sáng tỏ nội dung, giải quyết nhiệm vụ dạy học đề ra.

Các phương pháp vấn đáp gồm: Vấn đáp gợi mở, vấn đáp củng cố, vấn đáp tổng kết, vấn đáp kiểm tra, vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích – minh hoạ, vấn đáp tìm tòi - phát hiện.

+ Phương pháp sử dụng sách, giáo trình và các tài liệu học tập khác Sách giáo trình là nguồn học liệu cơ bản để dạy học. Trong dạy học, việc sử dụng sách giáo trình và tài liệu học tập khác là phương pháp cần thiết và quan trọng. Sách giáo trình và các tài liệu học tập khác là phương tiện để học viên chuẩn bị bài, làm các bài tập thực hành hay học tập tại lớp. Vì thế, đây là yếu tố quan trọng để hình thành tri thức, kĩ năng mới cũng như củng cố, mở rộng, đào sâu nhận thức cho học viên.

Sách giáo trình các tài liệu học tập khác được dùng như các tài liệu minh họa cho lời giảng trên lớp, học viên theo dõi lời giảng của giảng viên qua sách với các hình ảnh minh họa, các con số, bài tập gắn với nhiều tình huống khác nhau đã được soạn thành văn bản giúp học viên học tập tốt hơn.

Sách giáo trình cũng được sử dụng để học viên tự học ở nhà như một nguồn nội dung quan trọng để bổ sung cho bài học trên lớp. Học viên sử dụng sách giáo trình để làm bài tập, ôn tập, củng cố lý thuyết, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo.

- Nhóm phương pháp dạy học trực quan: Nhóm này bao gồm phương pháp quan sát và phương pháp trình bày trực quan.

+ , có kế hoạch,

tạo khả năng theo dõi tiến trình và sự biến đổi diễn ra trong đối tượng quan sát. Quan sát là hình thức nhận thức cảm tính tích cực nhằm thu thập những sự kiện, hình thành những biểu tượng ban đầu về sự vật hiện tượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan sát được học viên thực hiện khi giảng viên trình bày phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học trong các khâu của quá trình dạy học hoặc khi sinh viên tiến hành các thao tác thí nghiệm, thực nghiệm, quan sát gắn với tư duy.

Trong quá trình dạy học thường có các loại quan sát sau (căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ học tập mà yêu cầu học viên quan sát cho thích hợp): Quan sát toàn thể, quan sát bộ phận; quan sát số lượng, quan sát chất lượng; quan sát tự nhiên, quan sát có bố trí; quan sát dài hạn, quan sát ngắn hạn;...

+ Phương pháp trình bày trực quan là phương pháp sử dụng phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật nhằm thực hiện các mục tiêu dạy học.

. – a học viên học viên ảng .

- Nhóm phương pháp dạy học thực hành, thực tiễn : là nhóm phương pháp tổ chức cho học viên hoạt động để tìm tòi kiến thức mới hay vận dụng những điều đã học vào thực tiễn, vừa để cũng cố tri thức vừa tạo nên hệ thống các kĩ năng, kĩ xảo thực hành.

Nhóm phương pháp dạy học thực hành, thực tiễn bao gồm phương pháp thí nghiệm, phương pháp luyện tập, phương pháp ôn tập, và các phương pháp dạy học khác

+ Phương pháp thí nghiệm là phương pháp dưới sự định hướng của giảng viên, học viên sử dụng những thiết bị, nguyên vật liệu thí nghiệm và thao tác làm thí nghiệm nhằm làm sáng tỏ, khẳng định những vấn đề lý thuyết, củng cố, đào sâu những tri thức đã hình thành, vận dụng những tri thức lý thuyết để nghiên cứu những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Thông qua phương pháp này nhằm hình thành các kĩ năng làm thí nghiệm và các phẩm chất của nhà nghiên cứu cho học sinh. Phương pháp thí nghiệm sử dụng trong dạy học môn Khoa học, Tự nhiên và Xã hội.

+ PP luyện tập là phương pháp dưới sự định hướng của giảng viên, học viên lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định trong những hoàn cảnh khác nhau nhằm hình thành và phát triển hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nhận thức.

+ PP ôn tập là phương pháp dạy học dưới sự định hướng của giảng viên, học viên tái hiện, mở rộng, đào sâu, khái quát hóa, hệ thống hóa những tri thức đã học, nắm vững những kĩ năng, kĩ xảo đã hình thành; phát triển trí nhớ, tư duy; qua đó, giảng viên có điều kiện để điều khiển, điều chỉnh, sửa sai trong nội dung tri thức của sinh viên, giúp học viên tự đánh giá những tri thức, kĩ năng – kĩ xảo đã hình thành, tự điều chỉnh hoạt động học.

- Nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả của sinh viên: Kiểm tra là quá trình thu thập những thông tin, dữ kiện về đối tượng làm cơ sở cho việc đánh giá. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là khâu quan trọng trong quá trình dạy và học. Kiểm tra, đánh giá có quan hệ hữu cơ với quá trình dạy và học. Nó là động lực người học tích cực hoạt động. Kiểm tra đánh giá giúp cho nhà quản lí điều chỉnh, cải tiến nội dung chương trình, điều chỉnh kế hoạch, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phải đảm bảo những yêu cầu về tính chính xác, tính khoa học, tính khách quan và công khai.

Đối với giảng viên: Cần xác định được thành tích và thái độ học tập của từng học viên và của toàn bộ lớp học, thông qua kết quả kiểm tra phân tích nguyên nhân để đề ra biện pháp cải tiến công tác sư phạm.

Đối với học viên: Cần tự xác định được mức độ hiểu biết và năng lực thực hành của chính mình so với các mục tiêu, tiêu chuẩn đã xác định của chương trình giáo dục.

Đối với cán bộ quản lí cần xác định những trọng tâm giáo dục – đào tạo của nhà trường mình để từ đó có biện pháp trong công tác tổ chức, quản lí và chỉ đạo mọi hoạt động đào tạo của nhà trường.

Trong thực tế, khi giảng dạy mỗi nhóm phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng của nó nên trong quá trình thực hiện đào tạo cần lựa chọn và

vận dụng phối hợp các phương pháp với nhau. Giảng viên cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung, đặc trưng từng môn học, khả năng nhận thức của học viên, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị,...để lựa chọn phương pháp cho phù hợp tổ chức điều khiển tốt hoạt động dạy học, hướng dẫn học viên tự tổ chức hoạt động học nhằm đạt được hiệu quả đào tạo.

1.3.5. Hình thức tổ chức đào tạo

Căn cứ vào tính tự chủ trong hoạt động đào tạo có 2 hình thức:

- Tự chủ: đào tạo người học có trình độ trung cấp và cao đẳng sư phạm. Đây là hình thức tổ chức đào tạo trong đó trường CĐSP chủ động về chương trình và quá trình đào tạo, quản lý trực tiếp các khâu của hoạt động đào tạo, cam kết trách nhiệm về chất lượng đào tạo với Bộ Giáo dục và xã hội. Hình thức đào tạo tự chủ có thể tiến hành theo phương thức liên thông chính quy hoặc liên thông VLVH.

Với hình thức này, người học chủ yếu là học theo kỳ và được bố trí vào thời gian hè (sau khi kết thúc năm học). Nội dung học của từng kỳ cũng được cụ thể hóa và thông báo công khai cho học viên nắm được để chủ động bố trí theo học, không làm ảnh hưởng đến quá trình công tác của các học viên và kế hoạch của trường Cao đẳng Sư phạm.

- Liên kết: đào tạo người học có trình độ đại học. Đây là hình thức tổ chức đào tạo trong đó trường CĐSP liên kết với các trường đại học sư phạm để tổ chức đào tạo tại trường CĐSP. Trong đó, trường đại học sư phạm chịu trách nhiệm về chương trình, nội dung đào tạo và chất lượng quá trình đào tạo; trường CĐSP là cơ sở đặt lớp, quản lý trực tiếp các khâu của hoạt động đào tạo, cả hai cơ sở cùng cam kết trách nhiệm về chất lượng đào tạo với Bộ Giáo dục và xã hội. Hình thức đào tạo liên kết được tiến hành theo phương thức liên thông chính quy hoặc liên thông VLVH nhưng chủ yếu là phương thức VLVH.

Căn cứ vào chương trình đào tạo, số các học phần được bố trí vào các kỳ học và toàn khóa. Hình thức đào tạo đối với hệ đào tạo nâng chuẩn từ cao đẳng lên đại học được tiến hành vào thời gian hè, học viên được tổ chức học theo lối “cuốn chiếu”, tức là học liên tục một học phần, giảng viên lên lớp cả một đợt vài ngày cho một môn học; kết thúc, giảng viên cho đề cương ôn, bài tập yêu cầu tự ôn tập, làm bài tập và kiểm tra giữa kỳ, thi kết thúc môn học ngay sau khi kết thúc giảng dạy tại cơ sở.

Căn cứ vào các hình thức tổ chức hoạt động dạy học để thực hiện mục tiêu đào tạo có các hình thức: Dạy học lớp bài, tự học, ngoại khóa, NCKH, tham quan, thảo luận, ....

1.4. Một số vấn đề về quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non ở trƣờng CĐSP (theo phƣơng án đào tạo tự chủ) viên mầm non ở trƣờng CĐSP (theo phƣơng án đào tạo tự chủ)

1.4.1. Chức năng và nhiệm vụ quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên của hiệu trƣởng trƣờng CĐSP cho giáo viên của hiệu trƣởng trƣờng CĐSP

Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển các loại hình đào tạo nâng chuẩn. Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo nâng chuẩn.

Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động đáp ứng yêu cầu đào tạo nâng chuẩn.

Quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học; dành kinh phí để thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non tại trường cao đẳng sư phạm Yên Bái (Trang 32 - 118)