Đánh giá hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH đầu tư thương mại Trường Thịnh

Một phần của tài liệu một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tnhh đầu tư thương mại trường thịnh (Trang 40 - 44)

2.3.1. Những thành công mà công ty đã đạt được trong hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

Năm 2006 là năm đầu tiên thành lập công ty trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn đầu của quá trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu nên đã gặp phải nhiều khó khăn, thách thức nhưng với các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân cùng với sự nỗ

lực phấn đấu không ngừng của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên nên công ty đã đạt được nhiều thành tích thông qua doanh thu và lợi nhuận. Khi mới thành lập, ngành nghề kinh doanh của công ty là buôn bán và phân phối thiết bị y tế cho thị trường trong nước, nhưng với sự nhạy bén, năng động không chỉ bó hẹp trong việc buôn bán thiết bị y tế mà công ty còn đa dạng hóa các sản phẩm của mình, tấn công sang thị trường hóa chất sinh hóa Chema Diagnostica, nhằm đáp ứng các nhu cầu của xã hội và thực tế đã chứng minh kế hoạch mở rộng đó của công ty là chính xác, chiếm lĩnh được phần lớn thị trường miền Bắc.

Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty hằng năm tăng bình quân là 16,7%.

Trong đó, đặc biệt là 3 năm gần đây từ năm 2009 – 2011, lợi nhuận tăng đột biến so với các năm trước kia từ hàng chục, hàng trăm triệu đồng lên hàng tỷ đồng. Đây là một kết quả chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả, nó là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty.

Thị trường tiêu thụ của công ty được mở rộng ra khắp miền Bắc.Công ty luôn chi phối và chiếm lĩnh được khu vực Hà Nội, đẩy mạnh phát triển các khu vực thị trường xung quanh như Hải Dương, Quảng Ninh và Hải Phòng.Công ty đã xây dựng được mối quan hệ vững chắc, gắn bó với các khách hàng lớn là các doanh nghiệp trong nước. Đây là nền tảng để mở rộng thị trường tiêu thụ ra khắp ba miền đất nước.Số lượng nhà phân phối, đại lý lớn ở các tỉnh vẫn đang tăng dần từng năm.

Mặt hàng của công ty đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng đảm bảo, dịch vụ kèm theo tốt, giá cả hợp lý, được người tiêu dùng tín nhiệm trên thị trường. Đồng thời công ty đã giảm thiểu được thủ tục rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người mua hàng. Phương thức thanh toán đa dạng: có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân viên của công ty được cải thiện một cỏch rừ rệt. Đõy chớnh là động lực thỳc đẩy họ làm việc

tích cực và hiệu quả hơn.

2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

Hiện tại, lĩnh vực marketing của công ty là tương đối yếu, cần phải được đầu tư, chú trọng hơn nữa. Người chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực này chính là Phó giám đốc phụ trách mảng thương mại của công ty – ông Đỗ Hoàng và một số nhân viên kinh doanh. Việc gặp gỡ khách hàng và tìm kiếm khách hàng mới chủ yếu được thực hiện bởi phó tổng giám đốc. Các nhân viên kinh doanh chủ yếu làm việc qua điện thoại và rất ít tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Hình thức bán hàng qua điện thoại chính là hình thức kinh doanh chủ yếu của công ty.

Công tác nghiên cứu thị trường, các hoạt động điều tra thu thập, xử lý thông tin thị trường chưa được chú ý, còn thụ động, chưa có sự quan tâm đúng mức và độ chính xác chưa cao. Công ty chưa có bộ phận chuyên trách về công tác nghiên cứu thị trường. Đội ngũ cán bộ chuyên môn trong công tác tiêu thụ sản phẩm còn thiếu, đặc biệt là đội ngũ nghiên cứu thị trường. Quản lý thông tin còn yếu kém, thông tin thu thập được xử lý chậm, gây khó khăn trong hoạch định kế hoạch tiêu thụ cũng như các quyết định tình thế khi có sự biến động của thị trường.

Các khách hàng nhỏ lẻ hiện vẫn chưa được quan tâm, chú ý nhiều. Hầu hết các chính sách ưu đãi đều tập trung vào nhóm khách hàng lớn, khách hàng trung thành. Thị trường miền Nam và miền Trung vẫn đang bị công ty bỏ trống, hoàn toàn chưa cú bất kỳ một kế hoạch cụ thể rừ ràng nào nhằm xõm nhập vào các thị trường tiềm năng này,đặc biệt là miền Nam. Mặc dù công ty đã bắt đầu có một số nghiên cứu, thăm dò, dự đoán nhu cầu ở các thị trường này nhưng cho đến nay vẫn chưa thu được kết quả gì đáng kể, hoạt động nghiên cứu vẫn chưa được đầu tư đúng mức cần thiết.

Công ty chưa có chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý, hiệu quả. Do đó, trình độ của lực lượng bán hàng chưa đồng đều. Đồng thời chưa tận dụng hết chức năng của các công cụ hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm để cạnh tranh, để truyền đạt các thông tin về sản phẩm, về công ty.

2.3.3. Nguyên nhân tồn tại:

Hiện nay, công ty TNHH đầu tư thương mại Trường Thịnh đang là nhà nhập khẩu và phân phối chuyên nghiệp các sản phẩm chuyên dụng phục vụ trong lĩnh vực y tế như: trang thiết bị bệnh viện, dụng cụ khám chữa bệnh,...Do đặc điểm bán hàng theo hợp đồng, theo đơn hàng nên công tác nghiên cứu và dự báo thị trường, các hoạt động hỗ trợ công tác tiêu thụ sản phẩm chưa được công ty chú ý nhiều.

Tiềm lực hiện tại của công ty vẫn còn rất hạn chế, nguồn nhân lực và tài lực của công ty còn ít nên chưa thể mở rộng thị trường và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm như mong muốn trong một sớm một chiều được.

Tổng số nhân viên làm việc trong công ty hiện nay mới chỉ dừng lại ở con số 16 người. Vì vậy, công ty cần phải có thời gian chuẩn bị, nghiên cứu, xem xét kỹ và lên kế hoạch cụ thể. Vấn đề quan trọng nhất ở đây chính là thời gian, sự vội vàng, qua loa chắc chắn sẽ không bao giờ đem lại thành công trong tương lai.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ

THƯƠNG MẠI TRƯỜNG THỊNH

3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty trong thời

Một phần của tài liệu một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tnhh đầu tư thương mại trường thịnh (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w