Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ được xem là một xu hướng tất yếu khi mà nó ngày càng quan trọng trong hoạt động của các NHTM Việt Nam trước tình hình hội nhập kinh tế tài chính thế giới. Trong lộ trình hội nhập của ngành tài chính ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài có lợi thế về vốn và công nghệ sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị phần tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Bởi lẽ việc mở rộng phục vụ nhóm khách hàng là đối tượng cá nhân và các
doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp ngân hàng đa dạng hoá danh mục sản phẩm, mở rộng thị trường, quản lý rủi ro hiệu quả hơn, điều này đã làm cho ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu.
Đúc kết những bài học kinh nghiệm của một số nước ở trên, đã mang lại bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt nam trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đó là:
- Về đối tượng khách hàng: đối tượng phục vụ của ngân hàng bán lẻ là khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng nên chú ý đến khách hàng cá nhân là những người từ độ tuổi 20 – 35, vì đây là độ tuổi dễ làm quen và tiếp cận với dịch vụ công nghệ cao, là đối tượng khách hàng có nhu cầu chi tiêu lớn trong xã hội, là tương lai của xã hội.
• Mở rộng và đa dạng hoá mạng lưới phục vụ khách hàng: mở rộng mạng lưới hoạt động để nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên việc mở rộng mạng lưới hoạt động còn tuỳ thuộc vào chiến lược công nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của khách hàng. Ngoài ra, việc phát triển mạng lưới cần phải đi đôi với chiến lược phát triển khách hàng và khả năng khia thác hiệu quả thị trường. Đi đôi với việc phát triển mạng lưới cũng nên rà soát lại những điểm giao dịch hoạt động không còn hiệu quả để cắt giảm chi phí.
• Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ: Đa dạng hoá sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân, hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm. Trong đó tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối để đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng.
• Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng: Phần lớn đối tượng phục vụ của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là cá nhân, việc quảng bá, tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng, có lợi cho cả khách hàng và ngân hàng. Tăng cường truyền tải thông tin tới công chúng nhằm giúp
khách hàng có thông tin cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nắm được cách thức sử dụng và lợi ích của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đem lại.
Tóm tắt chương 1
Theo các chuyên gia trong và ngoài nước: “Thị trường ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam rất hấp dẫn”. Chính vì thế, mục tiêu của các NHTM nói chung và Techcombank nói riêng là “làm thế nào để có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ được tốt nhất?” thông qua tìm hiểu tổng quan về dịch vụ NHBL, chương 1 của chuyên đề đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong đó phân tích về khái niệm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đặc điểm, các sản phẩm bán lẻ, phân tích nội dung việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và những lợi ích mà dịch vụ bán lẻ mang lại. Ngoài ra, chương 1 còn nói đến các nhân tố ảnh hưởng tới dịch vụ ngân hàng bán lẻ và kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam trong lĩnh vực phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ… đây là nội dung cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả, tình hình phát triển dịch vụ bán lẻ tại Techcombank Thăng Long.
CHƯƠNG 2